Học giả Nga: “Đường 9 đoạn”… hoàn toàn không có cơ sở
Phán quyết của Tòa Trọng tài cho thấy “đường 9 đoạn” hoàn toàn không có cơ sở, vì vậyTrung Quốc không thể yêu sách vùng đặc quyền kinh tế tại quần đảo Trường Sa.
Ngày 7/10 ở thủ đô Moskva, Viện Đông phương học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga đã tổ chức Hội thảo khoa học “Tình hình ở Biển Đông sau phán quyết của Toà Trọng tài theo Phụ lục VII Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển ngày 12/7/2016.
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh Quang Vinh, PV TTXVN tại Moskva
Tham dự hội thảo có khoảng 30 đại biểu tham dự là các học giả, chuyên gia nghiên cứu đầu ngành, và các sinh viên, nghiên cứu sinh chuyên ngành châu Á-Thái Bình Dương, Đông Nam Á của nhiều trường đại học tại Nga.
Thông qua 10 bài tham luận và quá trình trao đổi sôi nổi, các đại biểu tham dự đã cùng thảo luận về nhiều khía cạnh liên quan tranh chấp trên Biển Đông như ý nghĩa phán quyết của Toà Trọng tài đối với việc giải quyết hoà bình tranh chấp trên Biển Đông, phản ứng của cộng đồng quốc tế đối với phán quyết, hệ quả của phán quyết đối với nền kinh tế các quốc gia trong khu vực và ảnh hưởng của nó tới hệ thống an ninh khu vực, quan điểm của Nga trong giải quyết tranh chấp ở Biển Đông…
Video đang HOT
Trong bài phát biểu khai mạc hội thảo, ông Dmitry Mosyakov – Tiến sỹ Khoa học lịch sử, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á, châu Úc và châu Đại Dương thuộc Viện Đông phương học, Viện Hàn lâm Khoa học Nga cho rằng sau phán quyết của Toà Trọng tài tại La Hay (Hà Lan) hôm 12/7 vừa qua, mặc dù Trung Quốc không công nhận nhưng tình hình trong khu vực và ở Biển Đông đã không trở nên phức tạp hơn, mà trái lại, các bên liên quan đến tranh chấp và ngay cả Trung Quốc đã ủng hộ tiến hành các cuộc đàm phán để tìm kiếm sự thoả hiệp.
Nhận định về quan điểm của Nga trong tranh chấp ở Biển Đông, cũng như đối với phán quyết hôm 12/7, ông Mosyakov đặc biệt nhấn mạnh Moskva vẫn luôn giữ quan điểm trung lập. Nga luôn coi trọng và kêu gọi các bên giải quyết các tranh chấp bằng con đường hoà bình, không sử dụng vũ lực và đe doạ sử dụng vũ lực.
Với bài tham luận có nhan đề: “Phán quyết của Toà Trọng tài ở La Hay – ý nghĩa và hệ quả”, ông Grigory Lokshin – Tổng Thư ký Viện Hoà bình Vienna, nhà nghiên cứu cao cấp Viện Viễn Đông, Viện Hàn lâm Khoa học Nga nhấn mạnh quyết định của Toà Trọng tài cho thấy tuyên bố về “ đường 9 đoạn” của Trung Quốc là hoàn toàn không có cơ sở và chính vì vậy mà Trung Quốc không thể đưa ra yêu sách về vùng đặc quyền kinh tế tại khu vực quần đảo Trường Sa.
Kết thúc hội thảo, các học giả đều nhất trí cho rằng cho tới nay, quyết định của Toà Trọng tài đã tác động khá tích cực tới tình hình Biển Đông so với dự đoán trước đó.
Theo Tin Tức
Học giả Nga ủng hộ phán quyết về Biển Đông
Các hoc gia Nga bay to ung hô phan quyêt cua tòa trọng tài trong vụ kiện Biển Đông và kêu goi cac bên liên quan giai quyêt tranh châp lanh thô theo luât phap quôc tê.
Sinh viên Hoc viên Tư phap Liên bang Nga phát biểu tại hội thảo.
Nội dung trên được nhiêu chuyên gia, nha nghiên cưu thuôc cac trung tâm nghiên cưu lơn cua Nga đồng thuận tai Hôi thao "Cơ chê giai quyêt tranh châp lanh thô trên vi du Biên Đông", do Hoc viên Tư phap Liên bang Nga phôi hơp vơi Trung tâm Luât hoa binh tô chưc hôm 29/9.
Hôi thao cũng thu hut sư quan tâm va gop măt cua hơn 100 sinh viên Hoc viên Tư phap Liên bang Nga cùng nhiêu hang thông tân lơn.
Cac chuyên gia, hoc gia, nha Viêt Nam hoc cua Nga va quôc tê đa tham gia hôi thao vơi nhiêu thuyêt trinh vê vân đê Biên Đông va phan quyêt cua Toa Trong tai thương trưc (PCA) đôi vơi vu kiên Trung Quôc cua Philippines.
Cac thuyêt trinh đều phân tich vê y nghia, tâm quan trong cua Biên Đông, tinh hinh tranh châp lanh thô trên Biên Đông hiên nay, khăng đinh ung hô phan quyêt của PCA và kêu goi cac bên liên quan giai quyêt tranh châp lanh thô trên cơ sơ tôn trong luât phap quôc tê va Công ươc Liên Hiêp Quôc vê Luât biên năm 1982.
Phat biêu tai Hôi thao, tiên si Lokshin G.M, Viên Viên Đông, Viên Han lâm Khoa hoc Nga, cho răng phan quyêt cua PCA đa đăt dâu châm hêt cho tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc khi thưa nhân răng "đương chin đoan" mà nước này tự vạch ra không dưa trên bât ky cơ sơ nao va không co hiêu lưc phap ly.
"Viêc Trung Quôc chiêm đong cac đao thuôc cac quân đao va xây dưng đương chin đoan trên cơ sơ 200 hai ly vung đăc quyên kinh tê la hoan toan trai ngươc vơi quy đinh cua luât phap quôc tê", ông nói. "Yêu sach đương chin đoan cua Trung Quôc không co cơ sơ phap ly va lich sư nao. Tất cả những bằng chứng lịch sử mà các nhà khoa học Trung Quốc dựa vào đều không thuyết phục và chưa được chứng minh. Về cơ bản nó chỉ dựa trên những khẳng định liên quan đến phát hiện, xâm chiếm và quan hệ giữa các triêu đai Trung Hoa với các nươc chư hâu trong khu vực".
Cac hoc gia va sinh viên tham gia Hội thảo đồng tình rằng phan quyêt cua PCA dưa trên cơ sơ luât phap quôc tê, UNCLOS va nghiên cưu ky lương hiên trang va lich sư Biên Đông. Họ xem đây la môt cơ sơ quan trong đê giai quyêt tranh châp lanh thô trên Biên Đông va cac bên liên quan cân phai nghiêm tuc tuân thu phan quyêt.
Các chuyên gia cũng đánh giá vụ kiên cua Philippines va phan quyêt cua PCA đa tao ra môt bươc ngoăt trong cuộc tranh châp lanh thô trên Biên Đông, la môt bai hoc kinh nghiêm va la cơ sơ đê cac nươc trong khu vưc Đông Nam A đâu tranh bao vê chu quyên cua minh.
Anh Ngọc
Theo VNE
'Tam chủng chiến pháp': Mặt trận gây nhiễu toàn cầu của Trung Quốc Chỉ trong vòng 2 tháng trước thềm phán quyết của Tòa, Trung Quốc đã phát động một chiến dịch truyền thông trên phạm vi toàn cầu. Tam chủng chiến pháp Ngay từ khi công bố bản đồ đường 9 đoạn phi lý năm 2009, TQ đã phải chịu áp lực từ dư luận khắp thế giới. Để hóa giải sức công kích, TQ...