Học cách tự trồng tỏi “siêu thông minh”, cả năm chẳng tốn tiền mua
Tỏi là gia vị không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình, bên cạnh đó tỏi còn có tác dụng thần kỳ trong việc chữa bệnh. Vì vậy, chẳng có lý do gì bạn không học và áp dụng cách trồng tỏi siêu thông minh sau đây.
Chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn hai cách trồng tỏi: trồng trong nước và trong đất, bạn có thể áp dụng tùy vào hoàn cảnh cụ thể.
Chúng ta phân chia thời vụ như sau, từ tháng 9 đến cuối tháng 10 là vụ thu, từ đầu tháng 11 đến cuối tháng 1 năm sau là vụ đông, từ tháng 2 năm sau trở đi là vụ xuân. Trong các thời vụ thì vụ thu cho kết quả tốt nhất, còn vụ xuân là vụ kém nhất.
Những điều cần chú ý khi trồng tỏi trong nước:
Khi tách cách tép tỏi ra để tiến hành trồng, nhất định phải giữ lại phần cuống tròn bên dưới của tỏi, nếu bỏ phần này đi thì việc trồng trong nước này sẽ trở nên vô nghĩa. Bởi vì, phần chùm hình tròn bên dưới này chính là bộ phận quan trọng để tỏi mọc rễ, mọc lá. Không có chúng thì những tép tỏi sẽ không thể sinh trưởng được!
Loại đồ dùng để đựng và trồng tỏi sẽ không bị giới hạn về kích cỡ, hình dáng hay độ nông sâu. Nhỏ thì lấy đáy của các chai lọ đựng nước giải khát, lớn hơn nữa thì bạn có thể dùng chậu inox, chậu rửa mặt,… Tất cả các loại này đều có thể sử dụng được.
Thời kì đầu của việc nuôi trồng trong nước (kéo dài từ 0-5 ngày):
Công việc chính trong khoảng thời gian này là kích thích tỏi mọc rễ, thời kì này bạn chỉ nên thêm nước chứ không thay nước để tránh bị lộn xộn.
Trong điều kiện bình thương thì trong khoảng 5 ngày trồng trong nước là rễ tỏi sẽ mọc ra.
Thời kì giữa (5-45 ngày):
Trong khoảng thời gian này rễ tỏi đã mọc cố định, việc chăm sóc cũng trở nên dễ dàng hơn, bạn chỉ cần thay nước định kì là được, với kinh nghiệm của mình tôi khuyên bạn từ 5-7 ngày nên thay nước một lần. Thông thường, sau khi trồng vào trong nước khoảng 2 tuần thì bạn sẽ thấy cây mọc lên rất đẹp (cả một rừng mầm tỏi đang dần được hình thành).
Nếu như để cho chúng được phát triển tối đa nhất thì sau khi trồng khoảng 25-35 ngày là thời gian thu hoạch thích hợp nhất. Trong vụ thu hoạch đầu tiên, bạn hãy để lại tép và rễ tỏi bởi vì sau này chúng vẫn sẽ nảy mầm mới lên.
Video đang HOT
Thời kì cuối (45 ngày sau):
Khoảng thời gian này, thường là thời gian sinh trưởng của mầm tỏi ở lứa thứ hai (trước đó là ta để tỏi phát triển một cách tối đa nhất rồi mới thu hoạch). Lúc này rễ tỏi thường xuất hiện các rong rêu màu xanh, báo hiệu thời gian thay nước của cây. Bạn hãy làm một công đoạn đó là rửa sạch rễ của tỏi từ 1-2 lần, trong quá trình rửa nếu phát hiện tép tỏi nào có hiện tượng bị thối ủng hoặc là khô héo thì lập tức bỏ chúng ngay!
Khi trồng tỏi trong nước, bạn có thể trồng thành nhiều đợt, mỗi đợt cách nhau khoảng một thời gian ngắn. Bởi một khi việc trồng tỏi này được ổn định thì bất kể lúc nào bạn cũng có lá tươi để ăn, đồng thời còn có cơ hội chứng kiến quá trình sinh trưởng và phát triển của tỏi.
Chuẩn bị:
Đất trồng.
Vài củ tỏi (tùy vào số lượng tỏi bạn muốn trồng và số đất).
Cách trồng:
Bước 1:
Làm tơi xốp đất trồng và tạo độ ẩm. Nếu bạn không có khoảng không và nhiều đất, có thể để đất trong các xô, chậu nhỏ và để gọn ở góc ban công nhà.
Bước 2:
Bóc tỏi thành từng nhánh, không cần bóc vỏ. Nếu tỏi đã mọc mầm xanh thì càng tốt.
Bước 3:Cho tỏi vào phần đất đã được làm tơi xốp.
Bước 4:Vun đất xung quanh nhánh tỏi vừa được trồng một cách nhẹ nhàng. Tưới nước thường xuyên nhưng chỉ đủ ẩm chứ không cần nhiều. Tỏi sẽ bắt đầu mọc mầm và lá.
Bước 5:Khi tỏi mọc khoảng 5 – 6 lá, bạn có thể tưới lên trên một chút dầu ăn
Bước 6:Cuối cùng là thu hoạch những củ tỏi do chính tay bạn trồng thôi.
Chúc các bạn thành công!
Theo www.phunutoday.vn
Nơi dưa hấu bày la liệt trên sàn nhà, dân cười vì chưa lo ế
Phong Quang là xã khá đặc biệt của huyện Vị Xuyên (Hà Giang)-nơi đây được coi là điểm đến "hứa hẹn" của những loại cây trồng có quy mô lớn như thanh long ruột đỏ, mía đường, dứa, dưa lê, dưa hấu... mang lại hiệu quả về xã hội cũng như kinh tế cho người nông dân.
Đến Phong Quang những ngày này đang mùa thu hoạch dưa hấu, trên những cánh đồng, nương, ruộng sẽ thấy hình ảnh người dân tất bật thu hái thành quả của mình sau 4 tháng gieo trồng, chăm sóc.
Dưa hấu hộ anh Hoàng Văn Tình, thôn Lũng Càng, xã Phong Quang đã thu hoạch, bày la liệt trên sàn nhà để chuẩn bị mang tiêu thụ.
Ông Nguyễn Mạnh Toàn, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã cho biết, dưa hấu trên địa bàn xã được người dân trồng hơn chục năm nay, thời gian đầu chỉ trồng với diện tích nhỏ lẻ, không tập trung. Nhưng qua từng năm, diện tích tăng dần do đây là loại cây phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng ở 3 thôn: Lùng Châu, Lùng Càng, Bản Mán và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Theo thống kê, trên địa bàn 3 thôn này có gần 200 hộ trồng trên 35 ha dưa hấu, năng suất đạt 10 tấn/ha, sản lượng đạt 350 tấn, giá trị ước đạt 2 tỷ 800 triệu đồng. So với năm trước chỉ có 17 ha, năng suất thấp do người dân trồng nhiều loại giống không hiệu quả. Năm nay, 35 ha chủ yếu bà con trồng giống dưa Sài Gòn 227, mặc dù quả không to (quả to nhất chỉ nặng 3,5 kg) nhưng sai quả, chất lượng thơm, ngọt, vỏ mỏng, dễ tiêu thụ hơn các giống dưa hấu khác.
Ông Hoàng Văn Quý, Chủ tịch Hội Nông dân xã dẫn chúng tôi đến thăm gia đình anh Hoàng Xuân Tình tại thôn Lùng Càng, là một trong những hộ có diện tích trồng dưa hấu nhiều nhất xã, khoảng 1,2 ha, trong đó 0,8 ha trồng trên nương, còn lại trồng trên đất ruộng. Hiện nay, diện tích dưa trồng trên đất ruộng đã cho thu hoạch trên 4 tấn.
Anh Tình cho biết: "Theo kinh nghiệm nhiều năm trồng dưa hấu, tôi thấy rằng, dưa trồng trên đất ruộng phải sớm hơn (vào tháng Giêng) để kịp thu hoạch, lấy đất làm lúa vụ Xuân. Với diện tích đất nương có thể trồng muộn hơn (tháng 2 Âm lịch) và đây cũng là thời điểm phù hợp nhất với sự sinh trưởng, phát triển của dưa hấu. Với 4 tấn dưa trên đất ruộng, gia đình tôi thu nhập được hơn 40 triệu đồng. Trong khi đó vốn đầu tư vào giống, phân bón cho cả 1,2 ha dưa hấu chỉ trên 20 triệu đồng".
Dưa hấu Phong Quang được tiêu thụ mạnh tại chợ xép phường Minh Khai, TP. Hà Giang.
Như vậy, hiệu quả kinh tế từ trồng cây dưa hấu ở Phong Quang là rất rõ ràng. Riêng gia đình anh Tình, diện tích 0.8 ha trồng trên nương ước tính sẽ cho thu hơn 8 tấn, thu nhập trên 80 triệu đồng. Tính cả diện tích đất ruộng, đất nương, gia đình anh thu nhập từ dưa hấu được hơn 100 triệu đồng sau khi trừ chi phí.
Vụ dưa hấu năm nay, người dân 3 thôn của xã Phong Quang hết sức vui mừng vì dưa vừa được mùa, vừa được giá. Thời điểm đầu vụ, dưa bán lẻ được 15-20 ngàn đồng/kg, đến nay duy trì giá ở mức 10 ngàn đồng/kg, giá bán buôn 8 ngàn đồng/kg.
Gặp các chị Lưu Thị Dung, Hoàng Thị Duyên (thôn Lùng Càng), Giàng Thị Súa (thôn Bản Mán) đều trồng từ 0,3 đến 0,8 ha dưa hấu đang bán lẻ tại chợ xép phường Minh Khai được biết, các gia đình trồng dưa hấu ở xã chủ yếu bày bán tại nhà và mang ra bán lẻ tại các chợ trên địa bàn thành phố Hà Giang thì được giá cao hơn bán cất. Các chị cũng cho biết, dưa hấu bán rất "chạy" do khách hàng tin tưởng vào chất lượng (không dùng thuốc bảo quản, chất kích thích) và giá cả cũng phải chăng.
Như vậy, hiện nay việc tiêu thụ dưa hấu vẫn là do bà con nhân dân tự tìm đầu ra, chủ yếu tự mang bán lẻ tại các chợ, chưa có mối liên kết tiêu thụ bền vững. Do đó, để tạo mối tiêu thụ ổn định, thúc đẩy bà con nhân dân tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cấp ủy, chính quyền địa phương xã Phong Quang đã thực hiện một số giải pháp như: Xây dựng nhãn mác sản phẩm cho dưa hấu Phong Quang.
Phong Quang cũng ây dựng gian hàng giới thiệu sản phẩm nông nghiệp của xã, trong đó có dưa hấu; kết nối với các địa phương, thương lái, doanh nghiệp tạo thị trường tiêu thụ; mở lớp tập huấn kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc dưa hấu cho người nông dân... Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, sản phẩm dưa hấu của xã không được sử dụng chất kích thích, chất bảo quản và các loại hóa chất gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng.
Mô hình trồng dưa hấu tại xã Phong Quang, huyện Vị Xuyên đã thực sự mang lại hiệu quả thiết thực. Tuy đây không phải là mô hình mới trên địa bàn xã nhưng với với điều kiện, khí hậu phù hợp, diện tích dưa hấu được mở rộng đã giúp bà con nông dân nâng cao thu nhập.
Do đó, để mô hình dưa hấu xã Phong Quang bền vững thì bên cạnh sự chủ động của người dân rất cần sự vào cuộc của các cấp chính quyền trong vấn đề tìm đầu ra cho sản phẩm. Đưa cây dưa hấu là một trong những cây chủ lực của xã, góp phần giải quyết việc làm, giúp các gia đình trồng dưa vươn lên thoát nghèo và làm giàu.
Theo An Dương (Báo Hà Giang)