Học cách làm giàu của nữ tỷ phú Nhật Bản đầu tiên
Trở thành nữ tỷ phú tự thân đầu tiên của Nhật Bản khi đã 82 tuổi, câu chuyện khởi nghiệp và làm giàu của bà Yoshiko Shinohara khiến ai cũng phải trầm trồ thán phục.
Trang CNBC đưa tin, bà Yoshiko Shinohara đã chính thức trở thành nữ tỷ phú đô la đầu tiên của Nhật Bản kể từ khi giá cổ phiếu của công ty Temp Holdings do bà sáng lập tăng 11,5% vào tháng trước. Bà đã gia nhập vào “đội ngũ” 26 nữ tỷ phú tự thân châu Á và được Tạp chí Fortune vinh danh là một trong 50 người phụ nữ quyền lực nhất trong kinh doanh toàn cầu. Trước khi trở thành “cây đại thụ” của kinh tế Nhật, bà Shinohara từng li dị chồng và phải mất tới gần 40 năm để gây dựng, chèo lái doanh nghiệp của mình từng bước vượt qua sóng gió.
Bà Yoshiko Shinohara
Sẵn sàng mạo hiểm
Cảm thấy những công việc hiện có ở Nhât Bản lúc bấy giờ vô cùng tẻ nhạt, không phù hợp với bản thân, Yoshiko Shinohara di chuyển tới châu Âu, và đây chính là nơi khởi nguồn cho ý tưởng startup của bà. Tại châu Âu, lần đầu tiên bà Shinohara được biết tới khái niệm “nhân viên thời vụ”, bà đã nảy ra ý định mở một công ty cung ứng lao động theo hợp đồng ngắn hạn và thực hiện ngay khi trở về Nhật năm 1973.
Tuy nhiên, thời điểm đó, tại đất nước mặt trời mọc, việc cung ứng nhân viên thời vụ là bất hợp pháp. Bà Shinohara kể lại: “Gắn bó suốt đời với một công việc là chuẩn mực ở Nhật Bản, khi đó, các công ty cung ứng nhân sự tạm thời bị Luật pháp Nhật cấm, vì thế mà tôi thường xuyên bị các nhà chức trách triệu tập… Tôi đã từng thường tự hỏi rằng nhà tù là nơi như thế nào? Phòng giam lớn ra làm sao? Có nhà vệ sinh hay cửa sổ không nhỉ”. Thế nhưng thay vì thay đổi ý tưởng kinh doanh, bà Shinohara mạo hiểm tiếp tục theo đuổi công việc mình đã chọn. Cuối cùng, luật pháp cũng thay đổi và doanh nghiệp của bà được hợp pháp hóa.
Bà sẵn sàng mạo hiểm để làm giàu
Chưa bao giờ có ý định trở thành tỷ phú
Khác với các tỷ phú tự thân khác, bà Shinohara chưa bao giờ có ý định bước vào hàng ngũ 1% những người giàu có nhất thế giới. Thay vào đó, bà muốn làm một việc gì đó để “đóng góp cho xã hội từ việc kinh doanh”. Mục tiêu khởi nghiệp của bà đơn giản chỉ vì muốn có một thương hiệu riêng được thế giới biết đến.
Quyết định ly hôn khi cảm thấy không hạnh phúc
Bà Shinohara từng khiến cả gia đình sửng sốt vì quyết định ly hôn chồng. Bà nói: “Không lâu sau khi cưới, tôi nhận ra rằng mình chẳng hề muốn kết hôn và đây không phải người phù hợp với tôi. Vì thế, tôi đã quyết định ly hôn càng sớm càng tốt… Sau khi ly hôn, tôi tự nhủ phải làm gì đó cho bản thân mình”. Mặc dù bị mẹ và anh trai phải đối kịch liệt, bà Shinohara vẫn giữ nguyên ý kiến, ly dị người chồng mới cưới và bắt tay vào công việc kinh doanh. Shinohara cho biết, bà quyết định phải làm nhiều hơn cho bản thân, vì cuộc sống của mình chứ không cam chịu như hầu hết mọi người phụ nữ tại thời điểm đó.
Lựa chọn ly hôn khi cảm thấy không hạnh phúc thay vì cam chịu
Mang lại cơ hội việc làm cho phụ nữ
Video đang HOT
Chia sẻ với Tạp chí Forbes, bà Shinohara cho biết, thời điểm bà thành lập công ty, phần lớn phụ nữ Nhật có rất ít cơ hội về việc làm. Sau khi kết hôn, họ chỉ ở nhà làm nội trợ, sinh con và chăm sóc con cái. Với mong muốn mang lại cơ hội việc làm cho mọi người, đặc biệt là những phụ nữ bị thua thiệt trong chế độ trọng nam khinh nữ thời đó, bà đã dốc lòng xây dựng công ty và tạo điều kiện hết sức có thể cho nhân viên của mình. Cho tới những năm 1980, công ty của bà chỉ toàn phụ nữ.
Trao cả cơ hội cho nam giới
Chỉ tuyển dụng nhân viên nữ gần như đã trở thành “luật bất thành văn” của công ty do bà Shinohara sáng lập. Tuy nhiên, khi nhận thấy sự sụt giảm về doanh số, bà đã nảy ra ý tưởng về việc đưa cả nam giới vào làm công việc thời vụ. Theo bà, phụ nữ Nhật thường làm việc theo khuôn mẫu, luôn ở thế phòng ngự chứ không tấn công, vì thế khó khiến công ty phát triển mạnh mẽ như mong đợi. Mặc dù vấp phải nhiều sự phản đối, bà Shinohara vẫn quyết định tuyển nhân viên nam giới và thật bất ngờ, doanh số tăng vọt, tạo thành bước ngoặt lớn của công ty
Theo Danviet
Chuyện ít biết về tỷ phú thời trang làm giàu từ tay trắng
Với tài sản ròng gần 6 tỷ USD, Ralph Lauren hiện là tỷ phú thời trang nổi tiếng và giàu có nhất nhì thế giới. Tuy nhiên, câu chuyện về cách gây dựng sự nghiệp từ hai bàn tay trắng của ông thì không phải ai cũng biết.
Ralph Lauren được biết tới như một "huyền thoại thời trang" của nước Mỹ. Thiết kế của ông được lòng cả các quý ông và các quý bà. Gần đây nhất, chiếc váy màu xanh da trời tuyệt đẹp do Lauren thiết kế đã được Đệ nhất phu nhân Mỹ, bà Melania Trump lựa chọn trong lễ nhậm chức của chồng. Từ con số 0, Ralph Lauren đã làm thế nào để xây dựng thành công một trong những "đế chế" thời trang lớn nhất thế giới?
Ralph Lauren thời trẻ
Ralph Lifshitz được sinh ra tại New York năm 1939, là con út trong gia đình 4 con gốc Do Thái nhập cư từ Nga vào Mỹ. Ngay từ khi là một thiếu niên, Ralph đã tự đổi họ của mình thành Lauren và luôn gây chú ý trong khu phố Bronx với phong cách ăn mặc khá kì dị so với thời điểm đó: mặc quần áo rằn ri như lính ngụy trang và những chiếc áo khoác vải tuýt.
Bỏ học khi đang học năm 2 trường Cao đẳng Baruch, ông gia nhập quân đội Mỹ và phục vụ trong quân ngũ từ năm 1962 đến năm 1964. Một thời gian ngắn sau đó, Ralph làm nhân viên bán cà vạt của nhãn hiệu Brooks Brothers và vài nhãn hiệu khác.
Năm 26 tuổi, Ralph bắt đầu tự thiết kế và bán nơ đeo cổ. Ông sử dụng các mảnh vải vụn, kết hợp chúng với nhau thành nơ và cà vạt phong cách hoàn toàn mới lạ so với các sản phẩm thời đó, chính vì thế, hàng do Ralph làm ra đã nhanh chóng được bán hết trên các kệ hàng trong tòa nhà Empire State nổi tiếng.
Thời gian đầu, Ralph gặp khá nhiều khó khăn trong việc kinh doanh cà vạt. Bước ngoặt lớn đầu tiên trong sự nghiệp của ông là khi một khách hàng bước ra từ khu mua sắm của giới thượng lưu Neiman Marcus lựa chọn cà vạt do Ralph thiết kế, nói rằng "tôi đã tìm chúng từ lâu" rồi đặt mua hơn 100 sản phẩm. Sau đó, hãng Bloomingdale đặt hàng ông những chiếc với dáng thanh thoát hơn và không đính nhãn mác có tên Ralph. Ông đã từ chối và tiếp tục bán những sản phẩm của chính mình làm ra.
Năm 1967, thương hiệu Ralph Lauren đã ra đời và Ralph bán các sản phẩm của mình dưới tên Polo. Ralph chưa từng chơi Polo nhưng theo ông, ở môn thể thao này, thời trang luôn được quan tâm và chăm chút rất kĩ lưỡng. Những năm 1970, Lauren giành được giải thưởng Coty American Fashion Critics' Award, cùng thời điểm khai trương nhãn hiệu thời trang Polo với tên tuổi, logo và một cửa hàng bán lẻ riêng biệt.
Những chiếc áo phông có cổ hiệu Polo
Dòng áo phông ngắn tay có cổ đầu tiên của Lauren được in hình người chơi polo bên ngực trái và có 24 màu để lựa chọn. Chiếc áo đã trở thành "huyền thoại", tới tận thời điểm hiện tại vẫn chưa hết "mốt", và mặc dù được nhiều thương hiệu khác sản xuất nhưng người tiêu dùng vẫn quen gọi là áo polo.
Thương hiệu Ralph Lauren hiện đã nổi tiếng trên toàn thế giới, trở thành một trong những "đế chế thời trang" lớn nhất hành tinh. Doanh thu của thương hiệu đạt hàng tỷ USD mỗi năm.
Năm 1997, Ralph Lauren Corporation tung ra thị trường cổ phiếu với mã RL trên sàn chứng khoán New York. Vụ IPO của Ralph trở thành thương vụ thành công nhất của một công ty thời trang Mỹ cho tới tận năm 2006, khi thương hiệu Michael Kors lên sàn.
Lauren từng nói: "Tôi chưa bao giờ muốn trở thành người làm về thời trang. Vì nếu đã bước vào nghề này, trước sau gì bạn cũng sẽ trở nên lỗi mốt".
Thời trang của Ralph đã tạo một dấu ấn riêng biệt trong lòng người Mỹ. Trang phục do ông thiết kế được rất nhiều người nổi tiếng lựa chọn: từ Melania Trump, Hillary Clinton, Betty Ford, Michelle Obama, cho tới Nancy Reagan...
Năm 2015, Ralph tuyên bố từ chức vị trí CEO của Tập đoàn Ralph Lauren. Tuy nhiên, ông vẫn làm giám đốc sáng tạo và chủ tịch điều hành. Lauren kết hôn với Ricky Anne Loew-Beer năm 1964. Được biết, ông đã cầu hôn vợ mình ngay từ lần gặp đầu tiên. Hiện họ đã có với nhau 3 người con.
Con trai cả, Andrew Lauren hiện là một nhà sản xuất phim kiêm diễn viên.
Con trai thứ, David Lauren đang là phó chủ tịch điều hành, tiếp thị và truyền thông toàn cầu của Tập đoàn Ralph Lauren.
Con gái út, Dylan Lauren đang là chủ của chuỗi cửa hàng bánh kẹo "sang chảnh" Dylan's Candy Bar tại một số thành phố lớn của Mỹ.
Ngoài thời trang, Lauren còn nổi tiếng với bộ sưu tập xe cổ hơn 70 chiếc trị giá lên tới 200 triệu USD.
Trong bộ sưu tập xe của Ralph, có những chiếc cực hiếm trên thế giới như 1958 Ferrari 250 Testa Rossa. Một vài chiếc xe còn được các viện bảo tàng mượn để trưng bày trong các buổi triển lãm đặc biệt.
Lauren dành phần lớn tài sản của mình để làm từ thiện, đặc biệt là các nghiên cứu để chống lại bệnh ung thư. Năm 1987, ông được chẩn đoán bị ung thư não nhưng đã vượt qua ngay sau đó. Năm 2001, Quỹ từ thiện Polp Ralph Lauren ra đời và quyên góp cho nhiều chiến dịch từ thiện khác nhau.
Lauren là "ông lớn" trong lĩnh vực thời trang và luôn được mời làm khách mời VIP trong các đêm Met Gala hằng năm.
Lauren từng được trao Chìa khóa Thành phố New York từ Thị trưởng Michael Bloomberg năm 2010.
Lauren sở hữu một căn hộ tại đại lộ số 5 ở Manhattan, một ngôi nhà ở vùng ngoại ô gần Bedford, cùng một ngôi nhà cạnh bãi biển tại Long Island.
Ông cũng có một trang trại ở Colorado và một biệt thự nghỉ dưỡng ở Jamaica.
Theo Danviet
Muốn làm giàu, hãy học ngay những thói quen này của Bill Gates Những thói quen và trải nghiệm dưới đây đã giúp Bill Gates đạt thành công và tạo dựng khối tài sản khổng lồ. Vậy bạn còn chần chờ gì nữa mà không "học lỏm" nếu muốn làm giàu? Tỷ phú Bill Gates, với tài sản ròng trị giá 80 tỷ USD, đã trở thành người giàu nhất thế giới như thế nào? Ngoài...