Học cách chăm con đơn giản như các mẹ Singapore
Những hoạt động hằng ngày cũng có thể ‘biến’ thành những bài học đầy thú vị và hữu ích nếu các bố mẹ bắt đầu dạy con từ rất sớm.
Trò chơi ‘Ai là ai’
Cô Celine Dermine là một bà mẹ 35 tuổi với ba đứa con, một 5 tuổi, một 3 tuổi và đứa còn lại 1 tuổi. Cô chia sẻ: “Chúng tôi đang sống trong một đại gia đình có ông bà và nhiều anh chị em vì thế để giúp các con biết được ai với ai, tôi đã làm những miếng lót cốc có hình của các thành viên trong gia đình. Trong bữa ăn chúng tôi hỏi các bé những câu hỏi như “Anh trai của mẹ là ai?” hoặc “Người nào trong hình là bà của con? Nghe thì có vẻ dễ dàng nhưng với các bé nhà tôi, chúng có gặp đôi chút khó khăn vì chúng hiếm khi được nhìn thấy hết các thành viên trong cả gia đình”. Đây cũng là trò chơi thú vị bạn có thể áp dụng với các bé nhà mình để các bé biết được các thành viên trong gia đình và thêm gắn kết với mọi người.
Có bao nhiêu chiếc xe bus trên đường?
Mẹ của một cô bé 5 tuổi Susan Yip cũng đang sống ở Singapore chia sẻ: “Để giữ cô con gái ngồi yên trên xe suốt chặng đường tới trường, cô thường “dụ” bé ngồi đếm cái gì đó. Lần thì là đèn giao thông, điểm dừng xe bus, lần thì là số xe tải và lần nào bé cũng trả lời đúng. Cô cũng rất vui khi nói “Tôi nghĩ thật là tuyệt khi bé có thể đếm được tới 100 trước khi lên 4 tuổi”.
Tạo ra những cơn mưa đầy màu sắc
Charlene Tan, bà nội trợ 35 tuổi, chia sẻ: “Bất cứ khi nào trời mưa, con trai tôi lại vội vàng bóp những tuýp màu lên ban công nhà để nghịch. Con trai 6 tuổi của tôi đã học về những màu sắc cơ bản và cách pha màu theo cách như thế đó. Và đứa con thứ 2 của tôi cũng thích nghịch trò này”.
Đưa những bài học vào việc ăn uống của bé
Bà nội trợ 37 tuổi Carol Yew (mẹ của 2 bé: một 5 tuổi và một 8 tuổi) cho biết: “Tôi kết hợp những bài học của bé vào thời gian ăn uống và nấu nướng của gia đình. Con trai tôi rất thích ăn kẹo nên tôi thường đố bé đếm chúng. Bé càng muốn ăn nhiều sẽ càng có nhiều kẹo để đếm. Tôi cũng bắt đầu dạy con gái bé nhỏ của tôi về các nguyên liệu khác nhau để nấu ăn. Tôi cũng kéo cô bé vào việc nấu ăn cùng tôi bằng cách mua một gói vằn thắn và nhờ cô ấy cùng phụ giúp. Cô bé coi đó như một trò chơi rất thú vị và công việc này giúp tôi thêm gắn bó với bé hơn”.
Ảnh minh họa: DNS.
Video đang HOT
‘Bây giờ là mấy giờ?’
“Từ khi các con còn nhỏ, chúng tôi đã gắn một số hoạt động vào những khung thời gian nhất định trong ngày. Ví dụ như tôi nói với bé rằng bây giờ là 12 giờ và đã tới giờ ăn trưa. Hay bây giờ là 5h chiều và con hãy đưa cún nhà mình đi dạo. Chúng tôi có những hoạt động cố định hằng ngày. Khi bé con đã lên 3, tôi tập cho bé nhìn vào đồng hồ và đọc số hiện trên đồng hồ theo cánh tay chỉ của tôi. Và bé con của tôi đã có thể xem được thời gian trước khi lên 4 tuổi”, Amanda Cheung bà mẹ của một nhóc 7 tuổi, tâm sự.
Chơi trò lật những lá cờ
Cô John Lim 36 tuổi chia sẻ cô đã cùng con gái chơi một trò chơi có từ thời cô còn bé. Hai mẹ con cô đã thi xem ai lật được nhiều những cục tẩy có hình lá cờ của các quốc gia nhất. Trò chơi đó đã bước đầu khơi dậy sự quan tâm tìm hiểu của bé con nay đã 8 tuổi của cô về các quốc gia và nền văn hóa của họ. Con cô đã có thể nhận biết cờ của hầu hết các quốc gia khi bé lên 6.
Vừa học vừa chơi
Cheryl Tan, 34 tuổi chủ một cửa hàng đã chia sẻ “Mỗi khi chúng tôi mua hàng, con gái 5 tuổi của tôi khăng khăng đòi quản lý chỗ tiền lẻ. Chúng tôi thấy đó là cơ hội tốt để giới thiệu cho bé khái niệm cộng trừ. Tuy còn quá sớm để dạy bé về mấy điều đó nhưng cô con gái nhỏ của chúng tôi vẫn rất kiên nhẫn lắng nghe những lời giải thích của bố mẹ”.
Dạy con làm việc
Cô Josephine Leow là một nhà thiết kế 33 tuổi đồng thời là mẹ của một bé 5 tuổi và một bé 7 tuổi. Là mẹ của hai bé sàn sàn tuổi nhau cô đã quyết định cần phải dạy cho các con về giá trị của đồng tiền trước khi các bé tới tuổi đến trường. Vì thế cô và chồng đã đưa cho các bé xô và những miếng xốp sau đó giao cho họ trách nhiệm rửa xe cho bố mẹ mỗi ngày. Công việc hoàn thành cô sẽ trả tiền cho 2 bé vì công sức mà bé đã bỏ ra. Cô nói thêm: “Chồng tôi thường tôi mua cho các con những que kem và dùng số tiền mà các con kiếm được ngày hôm đó để trả”.
Số 7 ở đâu
Marilyn Tan – 31 tuổi giảng viên môn khiêu vũ tự do – mẹ của hai bé con chia sẻ: “Tôi rất kỳ vọng dạy được đứa con 2 tuổi của tôi cách chơi trò nhảy lò cò. Thế nhưng bé gặp nhiều khó khăn với trò chơi này mặc dù chỉ đơn giản là nhấc chân mình lên khỏi mặt đất. Tuy vậy bé lại học được những con số từ trò chơi đó. Chúng tôi nghĩ ra một trò rất thú vị, tôi hô con số và bé sẽ chạy vào những ô tương ứng”.
Học phản ứng nhanh
Giám đốc marketing và bán hàng 38 tuổi Han Su-Lin tâm sự: “Bọn trẻ nhà tôi thích chơi trò quan sát. Khi chúng bắt đầu học đếm chúng thích quan sát và đếm những thứ có thật và hô lớn lên như “2 chai sữa” hay “5 bông hoa màu hồng”. Điều này khiến trẻ học cách quan sát và phản ứng nhanh vì chúng phải đua với các bé khác. Và hay nhất là trò chơi này các bé có thể chơi ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào các bé thích.
Theo Ngoisao
Cách chăm con phổ biến có thể gây nguy hại cho bé
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng 33% trẻ bị chấn thương sọ não phần lớn nguyên nhân là do hội chứng lắc, trong số đó có tới 8% trẻ bị tử vong.
Không tắm cho bé khi con bị phát ban
Nếu bé bị phát ban, rôm sảy,... thì cha mẹ càng phải chú ý vệ sinh cơ thể cho con hàng ngày.
Nếu bé bị phát ban, rôm sảy,... thì cha mẹ càng phải chú ý vệ sinh cơ thể cho con hàng ngày. Hãy tắm cho bé bằng nước ấm nhưng nhớ là không chà xát qúa mạnh vì có thể sẽ làm da bé bị trầy xước. Nếu bé bị mọc nốt hoặc bị dị ứng với các loại sữa tắm thì bạn có thể tạm ngưng sử dụng các sản phẩm đó trong thời gian này.
Rung, lắc khi bế con
Đây là điều thường thấy khi cha mẹ chơi đùa với con. Đôi khi cha mẹ hay để con ở tư thế đứng khi đi xe trên đường xóc cũng dễ gặp phải hiện tượng này. Các ông bố thường thể hiện tình yêu với con bằng cách rung, lắc con. Việc làm này thực sự nguy hiểm hơn bạn nghĩ rất nhiều.
Với những bé 10 tháng tuổi trở xuống các bộ phận trên cơ thể vẫn còn chưa phát triển hết và còn rất yếu. Do đó, khi lắc dễ dẫn tới chấn động não.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng 33% trẻ bị chấn thương sọ não phần lớn nguyên nhân là do hội chứng lắc, trong số đó có tới 8% trẻ bị tử vong. Con số đáng sợ thế này sẽ làm cha mẹ phải suy nghĩ lại nếu định rung, lắc để đùa với con, phải không?
Mớm cho bé ăn
Một trong những thói quen thường thấy của các bà mẹ mà phần lớn là các mẹ Việt chính là việc mớm cơm cho con. Nếu bé còn quá nhỏ, việc mớm thức ăn này có thể chính là nguyên nhân khiến con bị trớ.
Khi con lớn hơn một chút thì việc mớm cơm này cũng không được khuyến khích vì nó không được vệ sinh cho lắm. Vi khuẩn trong miệng người lớn có thể khiến con nhiễm bệnh
Hơn nữa các chuyên gia dinh dưỡng đã khuyến cáo rằng hệ tiêu hoá ở người lớn và trẻ không giống nhau. Vì vây, bé có thể sẽ không háp thu được lượng thức ăn khi bạn mớm cho con, điều này có thể gây hại cho bé mà bạn không biết.
Tương tự như thế, việc để thìa trong miệng bạn rồi đưa sang miệng con cũng không khác gì việc mớm cơm cho con, đây là cách mất vệ sinh và sẽ gây nguy hại cho sức khoẻ của trẻ.
Cho con ăn thức ăn xay nhuyễn
Có nhiều bé đã lớn rồi nhưng các mẹ vẫn xay thức ăn thật nhuyễn cho con như: trộn tất cả đồ ăn rồi xay cho con. Điều đó tưởng chừng tốt cho dạ dày của bé, nhưng vô tình làm cho con bạn mất khả năng cảm nhận hương vị của các món ăn, vì thức ăn đưa vào miệng là con nuốt chửng luôn, lâu đần khiến bé nhanh chán và biếng ăn.
Lấy ráy tai cho con
Khi lấy ráy tai cho bé không cẩn thận sẽ làm tổn thương đến lớp da mỏng manh của con.
Có thể bạn không tin, nhưng ráy tai cũng có những công dụng nhất định ví dụ như cản bụi bẩn, cản côn trùng bay vào tai, giảm tiếng ổn, bảo vệ màng nhĩ... Đôi tai trẻ sơ sinh chưa được phát triển toàn diện, da và sụn còn rất mềm.
Do đó khi lấy ráy tai cho bé không cẩn thận sẽ làm tổn thương đến lớp da mỏng manh của con gây ra viêm nhiễm, nặng hơn có thể ảnh hưởng tới thính lực của trẻ.
Theo Khỏe và đẹp