Học Apple, Google đang biến Android thành một iOS mới
Chiến lược sản phẩm gần đây của Google gợi nhớ lại những gì Apple từng làm cách đây 12 năm với thế hệ iPhone đầu tiên.
Bài viết thể hiện quan điểm của phóng viên Aaron Holmes, Tech Insider.
Tháng này, cả Google và Apple đều ra mắt hệ điều hành smartphone mới. Đó là Android 10 và iOS 13. Một phiên bản thì có số khả năng tùy chọn nhiều nhất từ trước tới nay, tích hợp hàng loạt tính năng mới. Phiên bản còn lại thì nhấn mạnh vào sự đơn giản, dễ sử dụng.
Bạn có thể bất ngờ nếu đoán đâu là iOS, đâu là Android.
Android 10 và Pixel đề cao sự tối giản
Từng được coi là hệ điều hành có nhiều tính năng, Google đang cố gắng làm cho Android thực sự đơn giản, bắt đầu từ điện thoại Pixel. Cách làm của họ giống những gì Apple từng làm: đặt cược vào việc người dùng không muốn có quá nhiều lựa chọn, và sẽ chỉ sử dụng những công nghệ đơn giản, hiệu quả cao nhất.
Những phiên bản Android gần đây ngày càng đơn giản hóa. Trên Android 10, Google đã tối giản cả cái tên.
Android 10 là phiên bản đầu tiên kể từ Android 1.0 được đặt tên chính thức bằng số, chứ không phải bằng các loại bánh kẹo. Sự tối giản của hệ điều hành này không chỉ đến từ cách đặt tên. Google cho biết Android 10 “đơn giản hơn, thông minh hơn, tiện dụng hơn” các phiên bản trước.
Điều này thể hiện ở hệ thống điều khiển bằng cử chỉ, giảm bớt các ứng dụng được cài đặt sẵn, và chỉ để lại những tính năng quan trọng nhất.
Chiếc điện thoại Pixel vốn là biểu tượng cho phần mềm Android “sạch” từ Google. Trong khi các hãng đối tác thường tạo khác biệt bằng giao diện và cài sẵn hàng loạt ứng dụng của mình, thì Pixel chỉ có giao diện cơ bản và bộ phần mềm của Google.
Video đang HOT
Tới năm 2019, Google mới ra mắt phiên bản “giá rẻ” Pixel 3a, thừa hưởng nhiều tính năng quan trọng của dòng Pixel 3.
Đây chính là điểm thu hút của Pixel. Nhiều người dùng Android sau khi đã trải nghiệm các thiết bị cuối cùng lại thèm muốn giao diện đơn giản và bộ phần mềm cơ bản của Pixel.
Mặc dù vẫn hợp tác với các công ty sản xuất thiết bị, Google lại lựa chọn con đường của Apple cho dòng máy của riêng mình. Ban đầu họ giới hạn mỗi thế hệ Pixel chỉ có 2 phiên bản, và tới năm 2019 mới ra mắt phiên bản giá rẻ Pixel 3a.
“Đơn giản hóa” là cách iPhone thành công
Cách làm của Google rất giống với những gì Apple thực hiện thời gian đầu với iPhone. Apple tạo ra khác biệt với những hãng khác bằng một sản phẩm duy nhất nhưng thực sự tốt. Nên nhớ rằng thời kỳ iPhone đầu tiên ra mắt, Nokia có khoảng 100 mẫu máy đang bán ra.
Trong khi đó, Apple lại mở rộng số lựa chọn cung cấp cho người dùng. Từ năm 2013, họ ra mắt mẫu iPhone 5C giá rẻ cùng với iPhone 5S cao cấp. Tới năm 2017, số lượng thiết bị đã tăng lên 3, khi iPhone X được đưa lên phân khúc giá cao hơn nữa.
Trong khi Google cố gắng bán thật ít mẫu Pixel, thì Apple ra mắt nhiều máy cùng lúc và vẫn giữ các thế hệ iPhone cũ như lựa chọn máy giá rẻ.
Sau khi ra mắt mẫu điện thoại mới, Apple vẫn bán những chiếc iPhone đã ra mắt một vài năm trước như lựa chọn giá rẻ cho người dùng. Năm 2019, sau khi ra mắt bộ ba iPhone 11 họ đã giữ lại iPhone 8 và iPhone XR, trong khi “khai tử” hai mẫu vừa ra năm ngoái là iPhone XS và XS Max.
Số lựa chọn nhiều lên giúp Apple tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, giống như chiến lược của Nokia trước kia. Đây là yếu tố quan trọng tại các thị trường đang lên như Ấn Độ hay Trung Quốc.
Tất nhiên, không có ai là đúng hoàn toàn. Cả Apple và Google đều tích cực học hỏi lẫn nhau về các tính năng trên hệ điều hành.
Trên iOS 13, tính năng vuốt trên bàn phím để nhập từ được giới thiệu. Google có tính năng tương tự trên bàn phím Gboard do họ phát triển. Apple cũng nói về tính năng tự đặt lịch nhắc dựa trên AI, giống với những gì Google Assistant đang làm. Chế độ tối hay chụp đêm cũng là những điểm Apple có thể học hỏi từ Google.
Khi thị trường smartphone suy giảm, không có chiến lược nào đảm bảo thành công 100%. Việc mở rộng dải sản phẩm, bao gồm cả iPhone giá mềm hơn, dường như đã mang lại thành công nhất định cho Apple. Tại sự kiện công bố iPhone 11, CEO Tim Cook cho biết iPhone XR giá 750 USD là chiếc smartphone bán chạy nhất thế giới trong nửa đầu năm 2019.
Chiến lược giá rẻ của Google cũng đang phát huy hiệu quả. Vào tháng 7/2019, công ty cho biết doanh số điện thoại Pixel đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.
Theo Zing
Vì sao Google bế tắc việc cập nhật Android cho thiết bị bên thứ ba?
Bản Android 10 chính thức đã được Google tung ra, đây là bản nâng cấp về trải nghiệm và quyền riêng tư mà nhiều người mong đợi, nhưng nếu điện thoại bạn chưa được cập nhật thì đó cũng không phải là vấn đề gì quá lớn.
Google vẫn bế tắc với tiến trình cập nhật Android của các hãng
Nhiều người không còn kiên nhẫn với việc chờ đợi các bản cập nhật hằng năm của Android nữa, câu chuyện Android 10 năm nay cũng giống như những năm trước: Các thiết bị của Google được ưu tiên cập nhật trước, các thiết bị còn lại của các hãng thứ ba thì sẽ phải chờ hàng tháng và thậm chí là không bao giờ được cập nhật lên Android 10 nữa.
Sẽ không công bằng khi nói không hề có sự biến chuyển nào trong suốt thời gian qua, bởi Google và các nhà sản xuất đang cố gắng đẩy nhanh quá trình cập nhật các bản vá bảo mật, riêng Android 10 còn có thêm sáng kiến có tên là Project Mainline, cho phép cập nhật phần lõi của hệ thống Android thông qua PlayStore.
Điều đó quan trọng nhưng chưa phải là tất cả những gì mà mọi người mong muốn, chúng ta muốn nhận được các bản cập nhật lớn. Đáng tiếc là có vẻ hệ sinh thái Android không thể đáp ứng điều đó và tình trạng này đã diễn ra suốt cả thập kỷ qua. Nên chúng ta có thể rút ra kết luận: Nếu Google không thể thay đổi tình trạng này thì cũng không ai có thể thay đổi.
Tình trạng cập nhật của Android vẫn còn quá tệ hại
Báo cáo gần đây từ Counterpoint Research cho thấy, Nokia (HMD Global) là nhà sản xuất chăm chỉ cập nhật các bản Android mới nhất cho smartphone của họ, chỉ đứng sau sau Google và Essential - hai hãng vốn chỉ có một số lượng thiết bị ít ỏi. Đối lập với Nokia, các hãng còn lại gần như rất trì trệ trong việc cập nhật. Phải tới sáu tháng sau khi phát hành một bản Android mới, chỉ có một nhà sản xuất cập nhật được hơn 50% thiết bị của họ và hai nhà sản xuất cập nhật được hơn 1/4 thiết bị, mãi tới một năm sau khi phát hành chỉ có ba hãng cập nhật hơn 50% thiết bị của họ lên bản Android mới, trong đó Samsung và Huawei đạt tỷ lệ lần lượt chỉ 30% và 40%, trong khi đây là hai hãng sản xuất Android hàng đầu hiện nay.
Tốc độ cập nhật Android của các hãng
Các phần điện thoại mới được bán ra thường cài sẵn Android mới, nhưng rất ít điện thoại được nâng cấp lên Android 9, ngoại trừ các mẫu flagship và cũng khá hiếm hoi. Tính đến tháng 5, chỉ có khoảng 10% thiết bị trên thị trường được tiếp cận Android 9 Pie, con số tốt hơn những năm trước nhưng vẫn là tỷ lệ rất thấp.
Nhiều người nghĩ rằng điều này không ảnh hưởng gì tới họ, tuy nhiên hiện nay mọi người thường có xu hướng giữ điện thoại của họ lâu hơn vì vật giá ngày càng leo thang. Do vậy, nếu điện thoại của bạn không cập nhật Android mới sau một năm thì không sao, nhưng nếu tình trạng đó kéo dài vài ba năm thì đó sẽ là một vấn đề.
Google không thể thay đổi tình trạng này
Android là mã nguồn mở - trên danh nghĩa tách biệt với Google và hệ sinh thái này có nhiều bên tham gia. Tất cả đều miễn phí và đó là cốt lõi của Android, một số nhà sản xuất dễ dàng nâng cấp từ bản Android này sang bản khác, do họ ít tùy chỉnh hơn nên không mất nhiều thời gian để tùy biến bản Android mới. Nhưng một số nhà sản xuất tùy chỉnh nhiều, hoặc với các điện thoại đời cũ, việc cập nhật đòi hỏi tốn nhiều thời gian để tùy chỉnh. Hơn nữa, các nhà mạng cũng muốn xác minh xem các bản cập nhật này có gây lỗi hoặc làm giảm hiệu năng của họ không.
Đó là lý do cản trở Android được cập nhật liên tục, nhất là khi Google đang kiểm soát Android hoặc ít ra đang gây áp lực lên toàn bộ hệ sinh thái thông qua Play Store với các ứng dụng phổ biến của họ như Chrome hay Gmail. Nói cách khác, Google đang cố gắng đưa các bản cập nhật ra hệ sinh thái phân mảnh này nhanh hơn thông qua đòn bẩy về kỹ thuật và chính sách.
Về mặt kỹ thuật, các bản vá bảo mật hằng tháng là một phần nhưng quan trọng hơn là Project Treble - ý tưởng được khởi xướng từ năm 2017 để thay đổi cách vận hành Android theo dạng mô-đun cho phép các nhà sản xuất dễ dàng phát triển các công cụ dựa trên phần lõi của nó. Nhưng chính Treble lại gây ra áp lực với các nhà sản xuất khi Google ra lệnh cho họ phải dùng Android trên điện thoại họ như thế nào và hạn chế các tùy chỉnh mà họ có thể thực hiện nếu muốn nhận các bản vá bảo mật nhanh hơn.
Hai năm qua, đã có nhiều ứng dụng ấn tượng hơn xuất phát từ dự án Treble và nhiều công ty đang làm tốt việc cập nhật này cũng như hào hứng tham gia dự án beta của Android. Nhưng Android đang dịch chuyển quá chậm và Treble không phải là cây đũa thần có thể sửa chữa mọi thứ. Google có thể thay đổi chính sách để giảm bớt việc kiểm soát Android nhằm tăng cường các bản cập nhật, nhưng điều đó là không thể.
Theo TheVerge, chúng ta đang phải khuyến khích và thậm chí là cầu xin Google giữ cho hệ sinh thái Android được liền mạch, giảm thiểu sự phân mảnh. Nhưng đáp lại, Google yêu cầu các hãng sản xuất phải tích hợp Google Play và Google Apps (ứng dụng Google, gọi tắt là Gapps) nếu muốn nhận được cập nhật. Điều này cản trở tốc độ cập nhật và đã bị Liên minh châu Âu tuýt còi vì cho rằng công ty đang vi phạm luật chống độc quyền.
Đành rằng, họ kiểm soát và nghiêm túc hơn với các chính sách của Android và Play Store sẽ giúp người dùng an toàn hơn, nhưng điều này gây chia rẽ Android, giống như những gì mà Amazon từng làm với dòng máy tính bảng Fire của họ, đó sẽ là một thảm họa cho Google.
Microsoft là một ví dụ, họ đã tạo ra một hệ sinh thái đa dạng nhưng vẫn kiểm soát việc cập nhật Windows Phone và đó có thể là một phần lý do thất bại của họ. Các nhà sản xuất được khuyến khích tạo ra các mẫu điện thoại Android vì họ có thể tạo ra sự khác biệt hơn (và để kiếm tiến), nhưng họ lại bị kìm hãm việc cập nhật nó do phải trông chờ và tuân theo các chỉ dẫn của Google một cách cứng nhắc.
Với fan Pixel, có lẽ họ sẽ hài lòng khi Google mang lại chút lợi thế bé nhỏ cho họ về tốc độ cập nhật, nhưng với phần lớn người dùng Android còn lại thì việc mong chờ cập nhật tức thì như Pixel là điều xa vời và đó là lý do vì sao giờ đây bạn gần như chỉ có thể "hóng hớt" về Android 10 dù nó đã ra mắt, trừ khi bạn đang dùng Google Pixel.
Theo Thanh Niên
Google Play Pass là gì? Nó dùng để làm gì trên smartphone Android? Thông tin rò rỉ từ vài tháng trước cho thấy Google sắp sửa ra mắt một dịch vụ mới có tên là Google Play Pass. Vậy Google Play Pass là gì? Nó dùng để làm gì trên smartphone Android? 1. Google Play Pass là gì? Vì sao Google lại ra mắt nó? Dịch vụ Google Play Pass sẽ cho phép người dùng có...