Hoạt động trên môi trường mạng, doanh nghiệp bưu chính không được để lọt, lộ thông tin
Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra rộng khắp mọi trong mọi ngành nghề, lĩnh vực, ngành bưu chính đã và đang đẩy mạnh tiến trình chuyển đổi số.
Với mục tiêu đưa mọi hoạt động truyền thống của ngành bưu chính lên môi trường mạng, ngoài việc tuân thủ quy định pháp luật về bưu chính, các doanh nghiệp bưu chính cũng cần phải quan tâm hơn tới việc tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn an ninh thông tin.
Hoạt động tại Bưu điện tỉnh Ninh Thuận. Ảnh minh họa: Công Thử/TTXVN
Theo quy định hiện hành, nếu doanh nghiệp bưu chính không xây dựng hệ thống bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ quy định thì có thể bị xử phạt. Trong Chiến lược phát triển bưu chính đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 phê duyệt ngày 30/5/2022 có nội dung yêu cầu các doanh nghiệp bưu chính phải có các giải pháp, hoạt động đảm bảo an toàn thông tin xuyên suốt trong quá trình xây dựng, phát triện, vận hành và khai thác các hạ tầng mạng lưới, hạ tầng số và hạ tầng dữ liệu bưu chính.
* Bị xử phạt nếu không đảm bảo an toàn
Tại hội nghị phổ biến pháp luật về bưu chính diễn ra trong tháng 6/2022, ông Trần Nguyên Chung, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông lưu ý, Nghị định số 85/2016/NĐ-CP của Chính phủ (ban hành ngày 1/7/2016) về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ đã có quy định: Những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trực tuyến thuộc danh mục ngành nghề có điều kiện thì phải xây dựng hệ thống đảm bảo an toàn thông tin theo cấp độ.
Bưu chính là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện. Do vậy, những doanh nghiệp bưu chính sử dụng hệ thống thông tin đều phải xây dựng hồ sơ phê duyệt hệ thống bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ quy định. Ông Trần Nguyên Chung phân tích, quy định trên không phải là cơ quan quản lý gây khó khăn cho doanh nghiệp. Về cơ bản, việc xác định cấp độ an toàn thông tin cho hệ thống trước tiên là nhằm mục đích bảo vệ chính doanh nghiệp.
Thêm vào đó, việc doanh nghiệp nghiên cứu, xây dựng phương án bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hệ thống hoạt động của mình. Khi kinh doanh trên môi trường trực tuyến, doanh nghiệp bưu chính phải triển khai đảm bảo an toàn thông tin. Nếu doanh nghiệp bị tấn công dẫn đến việc bị lộ lọt thông tin thì hoạt động vận hành các dịch vụ bưu chính sẽ bị gián đoạn. Thêm vào đó, nếu xảy ra sự cố tấn cộng mạng xảy ra, cơ quan chức năng nhà nước vào kiểm tra hệ thống mà phát hiện ra doanh nghiệp không xây dựng hệ thống bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ quy định thì sẽ bị coi là vi phạm và sẽ bị xử phạt.
Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp vận hành hệ thống xử lý thông tin dưới 10.000 dữ liệu cá nhân sẽ phải xây dựng hệ thống đảm bảo an toàn thông tin cấp độ 2; trên 10.000 dữ liệu thì phải đảm bảo cấp độ 3; còn cấp độ 4 và 5 áp dụng cho các hệ thống liên quan đến an toàn an ninh quốc gia, phải duy trì hoạt động 24/7, không được phép ngắt hoạt động để tránh ảnh hưởng tới trật tự an toàn xã hội.
Video đang HOT
Đại diện Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, các hệ thống cơ bản của doanh nghiệp bưu chính đều ở mức phải xây dựng hệ thống an toàn thông tin cấp độ 3, đây là cấp độ tối thiểu để đảm bảo an toàn thông tin hệ thống. Tuy nhiên, nếu có điều kiện, các doanh nghiệp nên đề xuất xây dựng hệ thống với cấp độ cao hơn. Việc này được so sánh như xây thêm cửa sắt, lắp thêm khóa để đảm bảo an toàn hơn cho ngôi nhà của mình. Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông là đấu mối tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp về việc xây dựng hệ thống an toàn thông tin.
Trong nội dung chiến lược phát triển bưu chính đến năm 2025 được Thủ tướng chính phủ phê duyệt trong quyết định 654/QĐ-TTg 2022 (ngày 30/5/2022) có yêu cầu lĩnh vực bưu chính phải đảm bảo an toàn thông tin. Khi xây dựng hệ thống quản lý vận hành, doanh nghiệp bưu chính có thể lường được số lượng khách hàng trên hay dưới 10.000 người, phải đầu tư hệ thống đảm bảo an toàn thông tin tương ứng.
Nếu doanh nghiệp bưu chính thuê một đơn vị khác vận hành hệ thống thì phải đưa ra các yêu cầu đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống. Trong trường hợp xảy ra sự cố về an toàn thông tin, doanh nghiệp bưu chính sẽ là đối tượng bị xử phạt chứ không phải đơn vị được thuê vận hành. Do đó, xây dựng và vận hành hệ thống an toàn thông tin là điều kiện tiên quyết và bắt buộc để doanh nghiệp bưu chính thực hiện chuyển đổi số, đưa các hoạt động lên môi trường mạng.
Nghị định số 25/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 47/2011/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Luật Bưu chính vừa chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/6/2022 đã bổ sung một số quy định mới, các doanh nghiệp bưu chính cần phải lưu ý tuân thủ để tránh bị phạt vì vi phạm quy định pháp luật. Ông Lê Văn Chung, Phó Vụ trưởng Vụ Bưu chính, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết: Hiện Luật Bưu chính không quy định chi tiết các biện pháp đảm bảo an toàn an ninh thế nào, mà để các doanh nghiệp chủ động xây dựng. Các đoàn thanh kiểm tra thường yêu cầu cung cấp nội dung này và thực hiện thanh kiểm tra trên cơ sở tài liệu doanh nghiệp cung cấp. Nếu không đáp ứng yêu cầu sẽ bị xử lý theo chế tài quy định.
* Cần thiết xây dựng hệ thống
Chia sẻ về sự cần thiết phải xây dựng hệ thống đảm bảo an toàn thông tin theo cấp độ, ông Lê Quốc Anh, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam nhận định: Các doanh nghiệp bưu chính ngày càng trở nên quan trọng hơn trong đời sống kinh tế – xã hội. Sự phát triển thương mại điện tử và môi trường chuyển đổi số đã kéo theo thay đổi rất lớn. Hiện doanh nghiệp bưu chính có nhiều quy mô lớn nhỏ khác nhau, rất nhiều doanh nghiệp bưu chính lớn mạnh nhờ công nghệ. Đặc biệt, dữ liệu của người dân trong lĩnh vực bưu chính ngày càng lớn. Xu thế chuyển đổi số tạo bản sao dữ liệu của mỗi người dân ánh xạ trên hệ thống doanh nghiệp bưu chính càng trở nên phức tạp.
Một trong những nội dung khác liên quan tới an toàn thông tin mà các doanh nghiệp bưu chính cũng cần phải đặc biệt lưu ý, đó là quy định về bảo vệ thông tin cá nhân. Khi thu thập thông tin của khách hàng, các doanh nghiệp bưu chính phải thông báo rõ thông tin của khách hàng được sử dụng vào mục đích gì. Những doanh nghiệp có lưu thông tin khách hàng thì phải cam kết có chính sách bảo vệ khi lưu trữ thông tin, tránh trường hợp vô tình hay cố ý chia sẻ thông tin của khách hàng ra bên ngoài, bởi đó cũng là vi phạm quy định về thông tin cá nhân.
Nếu doanh nghiệp bưu chính chia sẻ cho các hệ thống khác, doanh nghiệp khác mà hệ thống của doanh nghiệp được chia sẻ không đảm bảo an toàn thông tin thì việc chia sẻ cũng bị coi là vi phạm quy định. Khi công an phát hiện, truy nguồn, phát hiện doanh nghiệp bưu chính vô tình để lộ dữ liệu cá nhân của khách hàng cũng sẽ bị coi là liên đới. Đại diện Cục An toàn thông tin, Bộ thông tin và Truyền thông cảnh báo về tình trạng này đã xuất hiện trong thời gian vừa qua.
Liên quan tới câu chuyện bảo vệ dữ liệu cá nhân, ông Chu Đại Thông (Bộ Công an) cho biết: Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân sẽ được Chính phủ ban hành trong thời gian tới. Theo đó, mạng bưu chính cũng là một trong những mạng mà các đơn vị, tổ chức, cá nhân thu thập rất nhiều dữ liệu về khách hàng. Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân làm trong lĩnh vực bưu chính cần cố gắng bảo toàn dữ liệu thu thập được, tránh chia sẻ thông tin khi chưa được sự đồng ý của cá nhân khách hàng, để tránh xảy ra vi phạm pháp luật, các cơ quan chức năng phải vào cuộc xử lý.
Với sự phát triển của thương mại điện tử, đặc biệt việc mua bán trực tuyến (online) trên các nền tảng số, hoạt động tiếp vận (logicstis) đang đứng trước cơ hội phát triển vô cùng lớn bởi đây là nhu cầu tất yếu của xã hội. Các doanh nghiệp bưu chính sẽ ngày càng sở hữu rất nhiều dữ liệu khách hàng, trong đó có những thông tin vô cùng quan trọng như tên, địa chỉ, điện thoại, thậm chí cả sở thích, thói quen mua sắm… Do đó, các doanh nghiệp bưu chính cần phải xây dựng hệ thống đảm bảo an toàn thông tin để có thể phát triển bền vững, bảo vệ khách hàng khi các hoạt động bưu chính được chuyển đổi lên môi trường số.
Quan tâm đặc biệt đến trẻ em hậu COVID-19
Sau dịch COVID-19, những nguy cơ mất an toàn đối với trẻ em như trầm cảm học đường, bạo lực gia đình, đắm chìm trong không gian mạng internet... tăng dần tới mức báo động đỏ. Làm thế nào để đảm bảo an toàn cho trẻ em luôn là trăn trở của toàn xã hội.
Đối diện nhiều nguy cơ
Vấn đề đặt ra lớn nhất đối với trẻ em, học sinh sau COVID-19 là những nguy cơ về tâm lý. Theo ông Doãn Hồng Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo: "Sau thời gian COVID-19, tỷ lệ học sinh cần tư vấn tâm lý gia tăng. Giãn cách xã hội; suy giảm kinh tế, bố mẹ mất việc làm, không có thu nhập; sự gián đoạn đối với các thói quen trước đây, chuyển từ hình thức học tập trực tiếp sang trực tuyến, ngắt quãng mối quan hệ bạn bè, thầy cô... là những yếu tố rủi ro xảy ra trong thời kì COVID-19, từ đó dẫn đến những khó khăn, khủng hoảng tâm lý của nhiều học sinh".
Tháng hành động vì trẻ em năm 2022 có chủ đề "Chung tay chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em". Ảnh: BA
Nguy cơ tiếp theo mà các em phải chịu là những biểu hiện bạo lực (trực tiếp và gián tiếp) từ gia đình. Theo bác sĩ Nguyễn Trọng An, nguyên Phó Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), dù có thể không bị trực tiếp lạm dụng về thể xác, nhưng việc phải chứng kiến bạo lực gia đình cũng gây ra những chấn thương trong não bộ của trẻ. Có trẻ phải chứng kiến hành vi bạo lực thân thể hay lạm dụng tình dục; phải nghe những lời lẽ đe dọa, âm thanh của hành động bạo lực; phải nhìn thấy hậu quả của bạo lực là máu, vết bầm tím hay các vật dụng bị đập vỡ, xé vụn; nhận thức được không khí căng thẳng trong gia đình... Sự ám ảnh đeo đẳng suốt cuộc đời của các em. Đã có nhiều trường hợp các em bị rối nhiễu tâm trí - tổn thương nghiêm trọng sức khỏe tâm thần. Vấn đề tiếp theo mà trẻ em đối mặt là an toàn trên không gian mạng internet.
Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng, thống kê trong thời gian dịch bệnh COVID-19 lên đỉnh điểm, tỉ lệ các cuộc tấn công mạng vào lĩnh vực giáo dục tăng cao nhất, chiếm khoảng 61% số cuộc tấn công mạng. Hiện tượng xâm hại trẻ em trên môi trường mạng cũng trở thành vấn đề đáng báo động. Ngoài ra, một bộ phận trẻ em mất cha, mẹ sau đại dịch COVID-19 cần sự hỗ trợ từ nhiều phía để các em vững tâm.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh: Giáo viên cần cần kiểm soát tốt cảm xúc của bản thân; tạo không gian để trò chuyện với học sinh, thông cảm và hiểu nhau. Nhà trường dành thời gian cho các hoạt động kết nối, các trò chơi để kích hoạt kỹ năng giao tiếp. Giáo viên cần thực sự hiểu kỹ năng lắng nghe chủ động. Giáo viên cần trang bị các kiến thức để nhận diện các dấu hiệu của trầm cảm học đường cũng như dấu hiệu của các khó khăn tâm lý khác của học sinh để kịp thời phối hợp với gia đình có biện pháp hỗ trợ, can thiệp. Đối với trường học chưa có phòng tư vấn tâm lý, cán bộ phụ trách tư vấn tâm lý thì giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn cần quan tâm, chú ý đến các dấu hiệu tổn thương sức khỏe tâm thần của trẻ em, học sinh và phối hợp với phụ huynh để hỗ trợ. Nhà trường cần khảo sát, sàng lọc để phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe thể chất, tâm lý của học sinh; phối hợp các tổ chức, cá nhân liên quan tổ chức các chương trình, hoạt động nhằm cung cấp cho học sinh kiến thức, kỹ năng để đối phó với những vấn đề tâm lý. Cha mẹ không quá tạo áp lực cho con trong học tập, thi cử cũng như trong các mối quan hệ xã hội. Cha mẹ cần dành thời gian lắng nghe con cái nhiều hơn, giúp con cân bằng giữa hoạt động trí não và hoạt động thể thao, giải trí, ngủ đủ giấc. Cha mẹ cần chú ý con để nhận ra và can thiệp kịp thời với các dấu hiệu con stress, lo lắng, mệt mỏi,... Dạy con những thông điệp tích cực để con có thể vượt các khó khăn tâm lý.
Cùng lên tiếng
Theo ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục trẻ em (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), hiện tại, trẻ em sớm được tuyên truyền về kỹ năng tổ chức một môi trường sống an toàn. Các bậc phụ huynh cũng cập nhật các kiến thức kỹ năng chăm sóc, bảo vệ trẻ em trên không gian mạng. Những hệ lụy như phòng chống bạo lực gia đình, xâm hại tình dục cần có kỹ năng và sự chung tay của cả cộng đồng, chính quyền và gia đình. Đó cũng chính là tinh thần trong thông điệp của Tháng hành động vì trẻ em "Chung tay bảo vệ trẻ em, hãy lên tiếng phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em".
Về phía Bộ GD&ĐT, ông Doãn Hồng Hà cho biết, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các sở GD&ĐT và các cơ sở giáo dục rà soát, nắm bắt các trường hợp học sinh có nguy cơ biểu hiện về sức khỏe tâm thần, có nhu cầu tư vấn tâm lý để có những biện pháp can thiệp kịp thời. Đồng thời, Bộ đẩy mạnh các biện pháp thực hiện tư vấn tâm lý học đường, tiến tới xây dựng hệ thống phòng tư vấn tâm lý học đường đạt chuẩn.
Chẳng hạn, tại Hà Nội, các giáo viên được hướng dẫn tổ chức các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục theo hình thức "chơi mà học, học bằng chơi", phù hợp với độ tuổi của trẻ và điều kiện thực tế; chú trọng dạy trẻ bảo vệ an toàn bản thân, kỹ năng tự phục vụ, vệ sinh phòng, chống dịch bệnh. Phát huy hiệu quả hoạt động các điểm tư vấn, phòng tham vấn học đường; tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của gia đình, cộng đồng về việc chung tay bảo vệ trẻ em, phòng, chống tai nạn giao thông, tai nạn rơi, ngã tại các khu chung cư, nhà cao tầng...
Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Nguyễn Anh Tuấn trao bảo trợ và quà cho trẻ em mồ côi do COVID-19. Ảnh: BA
Mùa hè đã tới, sau gần 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, đây là quãng thời gian cần tận dụng để góp phần chăm sóc trẻ em bằng những hoạt động ngoại khoá bổ ích.
Theo bà Nguyễn Phạm Duy Trang, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương, Hội đồng Đội Trung ương đẩy mạnh các hoạt động của Nhà thiếu nhi năm 2022. Các phương thức đào tạo bồi dưỡng năng khiếu và phát triển kỹ năng cho trẻ em được linh hoạt hơn; các phương thức đào tạo, bồi dưỡng năng khiếu cũng đa dạng hơn. Đặc biệt, các hoạt động trang bị kỹ năng thực hành xã hội, kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích, xâm hại trẻ em, thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề trẻ em... được tăng cường.
Mỗi nhà thiếu nhi cấp tỉnh cũng nhận hỗ trợ, giúp đỡ ít nhất 150 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Mỗi nhà thiếu nhi cấp huyện hỗ trợ ít nhất 70 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và trẻ em bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Mỗi đơn vị nhà thiếu nhi cấp tỉnh hoặc cấp huyện trao tặng mới hoặc hỗ trợ nâng cấp, sửa chữa ít nhất 1 điểm sinh hoạt, vui chơi cho thiếu nhi tại xã, phường, thị trấn với mức đầu tư tối thiểu 10 triệu đồng.
Hội đồng Đội các địa phương cũng thực hiện kết nghĩa giữa các nhà thiếu nhi có điều kiện với các đơn vị khó khăn thông qua việc chuyển giao các mô hình hoạt động, sân chơi cho thiếu nhi, trao tặng tủ sách, tư viện, phòng đọc, bể bơi di động, tài liệu giảng dạy kỹ năng, năng khiếu... Mở rộng các hoạt động sinh hoạt, vui chơi, giải trí giao lưu văn hoá văn nghệ đến những nơi chưa có Nhà thiếu nhi, Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi, thường xuyên tổ chức các hoạt động biểu diễn văn hoá, văn nghệ miễn phí, miễn giảm hoc phí các lớp năng khiếu, tặng vé xem phim, vé bơi lội, vui chơi dành cho thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn...
Đầu tháng 6/2021, lần đầu tiên tại nước ta, một chương trình cấp quốc gia riêng về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đó là chương trình "Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021- 2025", hướng tới mục tiêu bảo vệ bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em khi trẻ em tiếp cận thông tin, tham gia các hoạt động trên môi trường mạng và ngăn chặn, xử lý các hành vi lợi dụng môi trường mạng thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm đối với trẻ em dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật.
Triển khai chương trình này, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cho biết, Bộ TT&TT đã thành lập mạng lưới ứng cứu, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng với sự tham gia của các đơn vị chức năng thuộc các Bộ: TT&TT, Công an, GD&ĐT, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và nhiều tổ chức liên quan nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả xử lý các vụ việc xâm hại trẻ em trên môi trường mạng. Trong đó, Cục An toàn thông tin là cơ quan điều phối.
Hạ tầng phát triển: Bệ đỡ cho bất động sản Yên Bái Cú hích hạ tầng - "bệ phóng" không chỉ giúp vùng đất Tây Bắc vươn mình phát triển kinh tế, mà còn tạo đà tăng trưởng cho bất động sản (BĐS) khu vực. Hàng nghìn tỷ đồng đã được Yên Bái mạnh tay đầu tư để nâng cấp, xây dựng hệ thống các công trình đầu mối theo hướng đồng bộ. Đặc biệt,...