Hoạt động tình nguyện đang dần xa lạ với sinh viên
Hiện nay các hoạt động tình nguyện trong các trường ĐH đang diễn ra sôi nổi, thu hút rất nhiều sự tham gia của các bạn sinh viên. Tuy nhiên không phải vì thế mà các hoạt động này trở nên phổ biến một cách sâu rộng trong giới trẻ.
Đó là một hoạt động thiết thực và có ý nghĩa trong cộng đồng
Có thể thấy, hàng năm, đặc biệt trong các dịp quan trọng như nghỉ lễ, nghỉ hè, rất nhiều tình nguyện viên khoác trên người màu áo xanh tình nguyện đi làm rất nhiều các hoạt động có ý nghĩa cho cộng đồng như: đạp xe tuyên truyền về bảo vệ môi trường, tuyên truyền, vận động hiến máu, xây nhà, sửa nhà cho người nghèo, dạy học cho trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật…
Tham gia công việc tình nguyện, người trẻ có ý thức hơn trong việc nhận thức được mình là ai và mình cần phải làm gì để giúp ích cho xã hội, cho cộng đồng. Và sự giúp đỡ, sẻ chia của những người trẻ này, không chỉ đem đến món quà vật chất mà còn là nguồn động viên tinh thần to lớn cho những người dân còn gặp nhiều khó khăn. Với những người trẻ tham gia các hoạt động này, đây là cơ hội tuyệt vời để họ có thể giao lưu kết bạn, trau dồi khả năng và kỹ năng mềm của bản thân. Rất nhiều trong số họ đã tìm được niềm vui và cảm thấy gắn kết với nhau như một gia đình.
Thái (sinh viên ĐH TN) vừa có chuyện buồn về chuyện tình cảm, cô nàng đã hăng hái tham gia hoạt động tình nguyện ở trại trẻ mồ côi hàng tuần, sau vài tháng, cô nàng đã thực sự thấy gắn bó và hòa mình vào tập thể. “Hãy mở rộng lòng mình ra và cho đi thật nhiều khiến cho lòng mình thật nhẹ nhõm và thanh thản” – trên FB của mình, cô nàng say sưa chiêm nghiệm.
Anh Thuận là một tình nguyện viên của hội sinh viên Công giáo Hà Nội cũng chia sẻ: “Và quan trọng là khi đi làm tình nguyện, khoác trên mình chiếc áo xanh,giao lưu với các em nhỏ sẽ cổ vũ tinh thần học tập cho các em, làm cho các em có thêm một ước mơ và một nghị lực để phấn đấu.”
“Đoàn của chúng mình đi đến đâu đều được những người dân rất yêu quý và dành những tình cảm trìu mến, nồng hậu”. P – sinh viên đại học Hà Nội vui vẻ ôn lại kỷ niệm về lần hoạt động tình nguyện đạp xe xuyên Việt với mục đích tuyên truyền bảo vệ môi trường của bản thân.
Video đang HOT
Nhưng đang dần trở nên xa lạ với sinh viên
Tuy nhiên hoạt động thiết thực và có ý nghĩa này lại dần tách ra và đang dần bị tách ra khỏi cuộc sống của phần nhiều các sinh viên.
Khi được hỏi rằng: bạn đã từng tham gia hoạt động tình nguyện nào chưa? Rất nhiều bạn đã trả lời hồn nhiên rằng chưa, mặc dù đã trở thành sinh viên được 2-3 năm rồi. Khi được hỏi về lý do H – ( sinh viên trường CĐ TH) nói: “Mình có khá nhiều hoạt động và dự định cá nhân cần phải thực hiện, và mình cũng chưa tìm được nhóm tình nguyện nào phù hợp.”
Với lý do chủ quan từ nhiều bạn sinh viên rằng họ có nhiều hoạt động cá nhân như đi phượt, đi dã ngoại, đi học thêm, đi làm thêm… còn một lý do rất lớn rằng họ đang ngại, họ đang sợ cho đi một phần mà họ đang có, đó là thời gian, công sức và tiền bạc…
Lộc – ( sinh viên ĐH TL) sống xa quê, nên vào dịp cuối tuần, bạn thường tranh thủ thời gian về quê thăm gia đình và bỏ qua các hoạt động tình nguyện ở trường.
Bên cạnh những lý do chủ quan từ những người trẻ, những hoạt động tình nguyện này đang dần tách khỏi các bạn sinh viên bởi tính khắt khe khi tuyển chọn thành viên. Theo thông tin về đội TN TNXK HVBC &TT thì hàng năm trong số 600 hồ sơ đăng ký đầu vào thì chỉ khoảng 30 người sẽ được chọn vào đội. Một khi đã được chọn vào đội thì sẽ có thể hoạt động ở trong đội suốt thời gian ở trường bất chấp tính năng nổ, siêng năng hoạt động của mỗi đoàn viên là khác nhau.
Cũng như thế trong mỗi lần tuyển lựa, đội TNTN của ĐH KD & CN sẽ loại đi 2/3 số người sau phỏng vấn và 4/5 số người sau thử thách.
Nh (sinh viên HV BCTT) bày tỏ bức xúc: “Sự chọn lựa những thành viên vào đội hoàn toàn mang tính tương đối và chủ quan, phần lớn họ được tham gia vào đội nhờ mối quan hệ.”
Hồng Luân – (sinh viên ĐH CĐ) cũng đồng ý kiến: “Trường mình rất hạn chế số lượng thành viên tham gia đội thanh niên tình nguyện,để tiết kiệm chi phí đào tạo, họ yêu cầu phải là người thực sự xuất sắc trước khi tham gia vào đội chứ không cần những thành viên ham học hỏi và cầu tiến.”
Để tiết kiệm chi phí đào tạo, nên nhiều đội TNTN đã tổ chức phỏng vấn để tuyển lựa thành viên, tuy nhiên sự lựa chọn của họ hoàn toàn mang tính chủ quan nên có thể sẽ “lựa chọn nhầm” và bỏ qua rất nhiều sinh viên năng nổ.
Bên cạnh đó, nhiều nhóm TNTN hoạt động với mục đích “giao lưu kết bạn” là chính mà thiếu đi các hoạt động thiết thực, khiến cho nhiều thành viên cảm thấy chán nản và từ bỏ.
Nhận thức được vấn đề này, chi hội 15 – 10 của hội Thanh Niên Vận Động Hiến Máu Hà Nội đã tiếp nhận hầu hết các hồ sơ đăng ký tham gia vào đội. “Chúng tôi tiếp nhận hầu hết các hồ sơ đăng ký vào đội vì chúng tôi biết rằng, những bạn thực sự có năng lực và nhiệt huyết thì sẽ có cách để thể hiện mình.” – Duy, ủy viên phụ trách đào tạo chi hội 15-10 của hội TNVĐHMHN nhận định.
Cũng như vậy, câu lạc bộ SVTN ở đại học FPT cũng lập ra để chào đón tất cả mọi người, họ tổ chức những chuyến đi 3 ngày, 7 ngày, hoặc 1 tháng dành cho những thành viên thực sự nhiệt huyết.
Hoạt động thanh niên tình nguyện là một hoạt động có ý nghĩa và có ích với cộng đồng, và cũng là hoạt động mà nhiều bạn sinh viên rất mong muốn được tham gia. Mong rằng các bạn thực sự yêu thích và đam mê các hoạt động tình nguyện này sẽ có nhiều hơn nữa những cơ hội để tham gia và cống hiến cho các hoạt động tình nguyện.
Theo TTVN
Tư vấn trường học còn mang tính đối phó
"Phần lớn giáo viên (GV) làm công tác tư vấn trường học đều kiêm nhiệm, dẫn đến công tác tư vấn trường học chỉ hình thức và không thiết thực.
Vì vậy, nhà trường cần tuyển dụng nhân sự làm GV tư vấn phù hợp hoặc tạo điều kiện để GV tư vấn chưa qua đào tạo được bồi dưỡng chuyên môn một cách hệ thống và đạt chuẩn". Đó là ý kiến của TS Nguyễn Thị Bích Hồng, Trưởng Bộ môn Tâm lý học và Giáo dục học ứng dụng Trường ĐH Sư phạm TPHCM, tại hội thảo công tác tư vấn trường học do Sở GD-ĐT TP tổ chức ngày 21-12.
Theo Sở GD-ĐT TPHCM, hiện nay, GV tư vấn chưa đủ và chưa đúng chuyên môn, một số trường cũng chưa quan tâm và chưa hiểu rõ các quy định về tư vấn trường học nên việc thực hiện còn mang tính đối phó. Có trường phân công GV tư vấn kiêm luôn giám thị nên hiệu quả công việc không đạt...
Đ.Trinh
Theo người lao động
Chăm lo đời sống cho CNVCLĐ Ngày 11.12, CĐ các khu công nghiệp tỉnh Hậu Giang tổ chức Đại hội CĐ lần thứ I, nhiệm kỳ 2012-2017. Sau gần một ngày làm việc với tinh thần nghiêm túc, đại hội đã kết thúc thành công tốt đẹp... Ra mắt BCH nhiệm kỳ mới. Toàn tỉnh Hậu Giang hiện có 8.622 CNLĐ làm việc thường xuyên tại các khu công...