Hoạt động thể lực – Đơn thuốc trị bệnh không lây nhiễm đến Việt Nam
Khái niệm kê đơn hoạt động thể lực vẫn còn khá mới mẻ trên thế giới nhưng nay đã được triển khai tại Việt Nam với dự án Hoạt động thể lực trong phòng và điều trị bệnh không lây nhiễm do ĐH Y Hà Nội phối hợp với Viện ĐH Karolinska (Thụy Điển).
Nên duy trì hoạt động thể lực 30 phút mỗi ngày ngay từ khi còn trẻ để phòng và điều trị các bệnh không lây (Ảnh minh họa: Tuổi trẻ)
GS Carl Johan Sundberg, Viện ĐH Karolinska (Thụy Điển), cho biết, kê đơn hoạt động thể lực là phương thức điều trị bệnh không lây nhiễm không cần dùng thuốc, được sử dụng lần đầu tại Thụy Sĩ, sau đó áp dụng cho toàn Thụy Điển từ cách đây 2 năm. Phương pháp này đã được chứng minh là phát huy tác dụng dự phòng và giảm nhẹ triệu chứng trong một số bệnh không lây nhiễm như: đái tháo đường, béo phì, bệnh lý tim mạch, loãng xương, đau lưng, đau khớp, rối loạn lo âu và trầm cảm giảm nguy cơ mắc ung thư vú, ung thư ruột kết cũng như giảm mạnh các ca tử vong nói chung và do tim mạch nói riêng.
Mỗi bệnh nhân sẽ được bác sĩ cung cấp một đơn gồm những bài tập thể lực được cá nhân hóa cho chính họ hoặc cho một nhóm để phục vụ việc điều trị từng loại bệnh.
Đơn giản nhất là hoạt động thể lực bằng cách đi bộ với cường độ nhẹ 5 ngày/tuần với thời lượng tăng dần từ 5-10 phút lên 20-30 phút/ngày.
Hay như “bài thuốc” vận động giảm nguy cơ rối loạn chuyển hóa tim mạch ở người thừa cân là: giảm 2 tiếng ngồi 1 chỗ mỗi ngày, đi bộ nhanh khoảng 1.500 bước trong 2,5 tiếng chia làm 3 lần/tuần…
Nhìn chung, “mỗi người nên tập thể dục đủ 30 phút mỗi ngày là tốt nhất. Cường độ tối thiểu phải ở mức trung bình (như đi bộ nhanh). Còn kê đơn hoạt động thể lực trong điều trị bệnh thì các bài tập được hướng dẫn riêng cho từng người bệnh hoặc từng nhóm người bệnh có cùng thể trạng, bệnh lý”, GS Carl Johan Sundberg khuyên.
Video đang HOT
Không hoạt động thể lực – Mối đe dọa lớn nhất hiện nay
Tại khóa học về kê đơn hoạt động thể lực diễn ra tại Đại học Y Hà Nội mới đây, các chuyên gia của Viện Karolinska (Thụy Điển) đã cung cấp nhiều nghiên cứu thuyết phục của thế giới về những mối nguy khi con người ngồi nhiều, lười vận động.
Theo nghiên cứu tại Australia về lối sống, tiểu đường và béo phì trên gần 9.000 người lớn trong gần 7 năm cho thấy: trong số 3% trường hợp tử vong thì 87 ca là do bệnh lý tim mạch và 125 ca là do ung thư. Ngoài ra, cứ mỗi giờ xem ti vi trong ngày sẽ làm số ca tử vong chung và do tim mạch nói riêng tăng 10% đến gần 20%. Một nghiên cứu của WHO trên hơn 50.000 người cho thấy, không hoạt động thể lực làm tăng yếu tố nguy cơ tác động mạnh như hút thuốc lá, tăng lipit máu và tăng huyết áp (nguyên nhân thứ 4 gây tử vong ở các bệnh không lây nhiễm) còn nếu hoạt động thể lực giúp tăng tuổi thọ lên 6 – 9 năm.
Với bệnh lý tim mạch, nghiên cứu trên gần 10.000 nam giới (độ tuổi từ 20 – 82) của Viện Aerobics (Mỹ) trong 5 năm cho thấy, số tử vong ở đối tượng không hoạt động thể lực cao gấp 3 lần so với nhóm đối chứng tập thể dục.
Các chuyên gia khẳng định không hoạt động thể lực là mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe hiện nay bởi một loạt bệnh lý liên quan trực tiếp đến hành vi lười vận động này.
Hồng Hải
Theo dân trí
Điều trị bệnh không lây nhiễm bằng hoạt động thể lực
Trường ĐH Y Hà Nội, Viện Karolinska (Thụy Điển) và Hiệp hội nghiên cứu hoạt động thể lực trong điều trị (Thụy Điển) đang phối hợp để cung cấp các bằng chứng khoa học về tác dụng của hoạt động thể lực trong phòng và điều trị bệnh không lây nhiễm.
Dự án nghiên cứu này có tên "Hoạt động thể lực trong phòng chống và điều trị bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam" với mục đích hỗ trợ hệ thống chăm sóc sức khỏe y tế và nâng cao sức khỏe cộng đồng. Đây là dự án do SIDA tài trợ cho ĐH Y Hà Nội phối hợp cùng với Viện đại học Karolinska (Thụy Điển) thực hiện tại Việt Nam. Dự án này đề xuất kế hoạch áp dụng phương pháp chữa bệnh bằng cách tập thể dục (không dùng thuốc) để chữa các bệnh về tim mạch, huyết áp, đột quỵ, tiểu đường, béo phì... Những bệnh này được coi là gánh nặng đối với xã hội và đang phổ biến ở Việt Nam.
Để độc giả hiểu thêm về việc điều trị các bệnh không lây nhiễm bằng hoạt động thể lực, Dân trí đã có cuộc trao đổi với Bác sĩ Jill Taube, Chuyên gia về tâm thần học- Trưởng dự án Kê đơn hoạt động thể lực tại Stockholm, Thụy Điển
Bệnh không lây nhiễm hiện nay được coi là gánh nặng sức khỏe toàn cầu, một trong những lí do là bởi mọi người không coi trọng việc vận động thể lực. Bà có thể giải thích tác dụng của hoạt động thể lực và tầm quan trọng của hoạt động thể lực trong cuộc sống của chúng ta?
Bác sĩ Jill Taube: Tác dụng của vận động thể lực là vô giá và không thể đo đếm. Mọi bộ phận trong cơ thể chúng ta đều cần hoạt động thể lực. Báo cáo của WHO năm 2010 chỉ ra rằng thiếu vận động thể lực đứng thứ 4 trong những nguyên nhân dẫn đến tử vong trên thế giới. (Huyết áp cao, hút thuốc, đường huyết cao là 3 nguyên nhân đứng đầu). Hoạt động thể lực có tác dụng trực tiếp một cách tích cực đối với các bệnh như huyết áp cao và đường huyết cao. Bệnh tim mạch, huyết áp cao, béo phì, tiểu đường, các bệnh về thần kinh và thậm chí một số bệnh ung thư được chứng minh có liên quan đến sự thiếu hoạt động thể lực.
Cần hiểu điều này thế nào? Một điều đơn giản là điều kiện sống của chúng ta thay đổi chóng mặt nhưng cơ thể chúng ta thì không!
Bác sĩ Jill Taube (áo đỏ) - chuyên gia về tâm thần học Thụy Điển
Chúng ta có thể thấy sự thiếu thông tin về hoạt động thể lực và kê đơn hoạt động thể lực đối với hầu hết người dân Việt Nam, thậm chí đối với cả các bác sĩ và cán bộ y tế. Xin bà giải thích về khái niệm hoạt động thể lực và điều gì khiến kê đơn hoạt động thể lực hơn hẳn các phương pháp khác trong việc phòng tránh và điều trị bệnh không lây nhiễm?
Thiếu hoạt động thể lực còn bao gồm những hành vi gây nguy hại đến sức khỏe khác như hút thuốc, ăn kiêng không lành mạnh và uống rượu bia, đây là những nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh không lây nhiễm. Kê đơn hoạt động thể lực là biện pháp điều trị duy nhất trong trường hợp này.
Xin lưu ý rằng phương pháp này dành cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và tăng cường hoạt động thể lực trong cộng đồng là mục tiêu của các chính sách y tế công cộng. Phương pháp được sử dụng và được thiết kế ở Thụy Điển cũng là "bằng chứng dựa trên y học" và được xác nhận bởi Hội đồng quốc gia về Y tế và Phúc lợi với các hướng dẫn cho các chuyên gia chăm sóc sức khỏe trong cả nước.
Chúng ta đều hiểu là sẽ phải mất một thời gian dài đến khi xã hội Việt Nam có thể hưởng những lợi ích từ dự án này. Tuy nhiên, bà có thể nêu những khó khăn và kinh nghiệm từ dự án tương tự tại Thụy Điển?
Ở Thụy Điển, kê đơn hoạt động thể lực là một chuyển biến nổi bật nên cần thực hiện sự thay đổi về chính sách. Với hàng loạt hành động, chiến dịch và cách thức tiến hành, phương pháp này đã được đưa vào sử dụng hơn 10 năm. Ở Thụy Điển, địa phương chịu trách nhiệm về việc chăm sóc sức khỏe người dân, họ hầu như hoạt động độc lập và được quyền quyết định áp dụng các phương pháp điều trị nào trong chăm sóc sức khỏe. Do vậy, có rất nhiều phương pháp và kinh nghiệm khác nhau.
Theo ý kiến của tôi, các bạn nên chú ý đến yếu tố thời gian. Sự thay đổi cần thời gian và sử dụng mô hình có sẵn có thể giúp ích. Một mô hình có tên gọi là "Các bước thay đổi" đã rất thành công tại Thụy Điển, nơi tôi làm việc.
Một kinh nghiệm là không nên đưa hoạt động thể lực vào hệ thống chăm sóc sức khỏe tổng quát, thay vào đó hãy tiến hành trên nền tảng dự án. Một lời khuyên của tôi là các bạn nên bắt đầu công việc càng sớm càng tốt để có thể lên kế hoạch và tiến hành đánh giá.
Xin cảm ơn bà!
Hoạt động thể lực là thuốc Theo đánh giá của các chuyên gia tham gia đề án thì một lợi ích của hoạt động thể lực được xem như một phương pháp điều trị bệnh là hoạt động thể lực làm bệnh nhân cảm thấy chủ động trong việc điều trị của họ và khuyến khích họ có trách nhiệm đối với chính sức khỏe của bản thân. Kê đơn hoạt động thể lực được sử dụng đầu tiên tại Thụy Sỹ nhằm tăng cường sự tham gia tập luyện thể dục của người dân. Với cách thức này, bệnh nhân nhận được một đơn gồm những bài tập thể lực được cá nhân hóa cho chính họ hoặc cho một nhóm để phục vụ cho việc chữa bệnh. Việc sử dụng phương pháp này đã phát triển rộng những năm gần đây và được áp dụng cho tất cả các tỉnh thành tại Thụy Điển vào năm 2009. Hoạt động thể lực cũng được chứng minh là phát huy tác dụng dự phòng và giảm nhẹ triệu chứng trong một số bệnh,bao gồm đái tháo đường, béo phì, hội chứng chuyển hóa (tăng lipid máu, đường máu, huyết áp và vòng bụng), bệnh lý tim mạch, loãng xương, đau lưng, đau khớp, rối loạn lo âu và trầm cảm. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng việc tập luyện 10 phút mỗi ngày còn làm giảm nguy mắc bệnh ung thư vú, ung thư ruột kết... Ngoài tác dụng phòng ngừa, hoạt động thể lực còn có tác dụng trong điều trị đặc biệt đối với các bệnh không lây nhiễm. Với người mắc tiểu đường, béo phì, tim mạch, huyết áp, hoạt động thể lực theo đúng bài tập và liều lượng do bác sĩ kê đơn sẽ giúp họ duy trì sức khỏe mà không cần sử dụng thêm bất cứ loại thuốc nào. Kê đơn hoạt động thể lực được áp dụng rộng rãi tại các nước phát triển trong đó có Thụy Điển. Với thông điệp "Hoạt động thể lực là thuốc", tại các bệnh viện và trung tâm chăm sóc sức khỏe cấp cơ sở ở Thụy Điển, bệnh nhân được kê đơn và giới thiệu tới những trung tâm thể thao để tập luyện theo đơn. Bệnh nhân được hướng dần về cách thức và cường độ hoạt động thể lực để chữa bệnh hiệu quả.
Theo Dân Trí
Lười tập thể dục, nguy cơ tử vong cao Lười tập thể dục sẽ làm gia tăng đáng kể nguy cơ mắc các bệnh mãn tính và sớm tử vong. Ảnh minh họa. Thông tin này được GS. Eva Jansson của Viện Karolinska cho biết tại khóa học liên quan đến phòng và điều trị các bệnh không lây nhiễm ở VN do Trường ĐH Y Hà Nội và Viện Karolinska tổ...