Hoạt động quân sự của Mỹ ở Trung Đông đẩy căng thẳng với Iran leo thang
Gần đây một nhóm tác chiến tàu sân bay hướng tới Vịnh Ba Tư, “ pháo đài bay” B-52 hạ cánh xuống các căn cứ trên sa mạc, Lầu Năm Góc đưa tên lửa Patriot và tàu đổ bộ đến Trung Đông. Những diễn biến dồn dập này khiến Iran không thể ngồi yên.
Tàu USS Abraham Lincoln khi di chuyển qua Kênh đào Suez tại Ai Cập. Ảnh: AP
Hãng thông tấn AP (Mỹ) cho biết ngày 5/5, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Patrick Shanahan đồng ý điều động nhóm tác chiến tàu sân bay USS Abraham Lincoln tới Trung Đông. Cùng ngày, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton nói “Mỹ không muốn chiến tranh với Chính quyền Iran nhưng chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng để đáp trả bất cứ cuộc tấn công nào”.
Ngoài hàng không mẫu hạm USS Abraham Lincoln, nhiều máy bay ném bom B-52 của Mỹ đã hạ cánh tại Qatar và một số địa điểm ở Tây Nam Á trong những ngày gần đây. Ngày 10/5, Lầu Năm Góc tuyên bố đưa tên lửa Patriot quay trở lại Trung Đông, đồng thời cử tàu đổ bộ USS Arlington thực hiện hành trình tương tự.
Trên thực tế, trước cả khi Mỹ triển khai lực lượng lớn gây chú ý như trên, Washington đã duy trì một mạng lưới rộng lớn các căn cứ quân sự khắp Vịnh Ba Tư từ năm 1991 – thời điểm xảy ra Chiến tranh Vùng Vịnh. Sự hiện diện này luôn khiến Iran dè chừng.
Tình hình những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ trước khiến Tổng thống Mỹ khi đó Jimmy Carter ban hành Học thuyết Carter, trong đó nhấn mạnh Mỹ sẽ dùng lực lượng quân sự để bảo vệ lợi ích của quốc gia này tại Vịnh Ba Tư.
Đến năm 1990, khi Iraq đưa quân đánh quốc gia hàng xóm Kuwait, Mỹ đã thống nhất thỏa thuận quốc phòng với nhiều quốc gia Arab Vùng Vịnh dẫn đến việc thiết lập hàng loạt căn cứ quân sự tại khu vực. Trong vụ khủng bố ngày 11/9/2001, thủ lĩnh al-Qaida là Osama bin Laden đã lấy việc quân đội Mỹ hiện diện tại Saudi Arabia làm cái cớ để chỉ trích.
Video đang HOT
Việc Mỹ đưa quân đến Iraq năm 2003 và sự trỗi dậy của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ngày càng khiến Washington tin vào sự hiện diện của các căn cứ trong khu vực.
Hạm đội số 5 của Hải quân Mỹ có căn cứ tại Bahrain với hơn 7.000 binh sĩ. Bên cạnh đó, Kuwait là nơi đồn trú của 13.000 binh sĩ Mỹ. Bên cạnh đó, tại UAE còn có 5.000 binh sĩ Mỹ, phần lớn đồn trú tại căn cứ không quân Al Dhafra ở Abu Dhabi.
Căn cứ không quân Al Udeid của Qatar cũng có khoảng 10.000 binh sĩ Mỹ. Trong khi đó, nhiều thành viên lực lượng đặc nhiệm Mỹ cũng hoạt động tại Yemen tham gia chiến dịch do Saudi Arabia dẫn đầu. Mỹ cũng tiến hành chiến dịch không kích bằng máy bay không người lái kéo dài nhiều năm nhằm vào al-Qaida tại Bán đảo Arab.
Về phần Iran, quốc gia này luôn nghi ngờ sự hiện diện của quân đội Mỹ tại các nước trong khu vực. Điểm khiến Iran đặc biệt để mắt là Eo Hormuz, nơi được coi là tuyến đường biển vận tải quốc tế huyết mạnh. Lực lượng Mỹ thường xuyên xuất hiện tại Eo Hormuz bất chấp nhiều lần đối mặt căng thẳng với Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran. Iran cho rằng hành động này sẽ giống như việc Tehran cử chiến hạm tới Vịnh Mexico.
Theo giới quan sát, mọi hoạt động quân sự của Iran, và tất nhiên cả những động thái phô trương sức mạnh và điều động lực lượng của Mỹ tại Trung Đông, những năm qua đều tiềm ẩn các nguy cơ làm bùng phát xung đột và đẩy quan hệ giữa Tehran và Washington leo thang căng thẳng.
Theo Hà Linh/Báo Tin tức
Mỹ đưa dàn pháo đài bay B-52 tới Trung Đông "dằn mặt" kẻ thù
Mỹ triển khai 4 máy bay ném bom hạng nặng B-52 tới căn cứ ở Trung Đông gần Iran trong động thái nhằm gửi thông điệp cảnh báo tới Tehran giữa bối cảnh căng thẳng giữa 2 nước leo thang căng thẳng gần đây.
Cụ thể, 2 trong số các máy bay này đã rời căn cứ Không quân Barksdale ở Louisiana tới Qatar vào ngày 7.5. Đến ngày 8.5, Bộ tư lệnh Trung tâm Mỹ thông báo các máy bay B-52H thuộc Không đoàn máy bay ném bom số 20 của nước này đã hạ cánh xuống căn cứ không quân Al Udeid ở Qatar, nhằm ứng phó với "mối đe dọa nghiêm trọng bởi lực lượng Iran" theo cách diễn đạt của quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan.
2 chiếc còn lại sẽ tới đây trong những tuần tới, các nguồn tin giấu tên của Lầu Năm Góc nói với CBS.
Động thái này được đưa ra sau khi Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Abraham Lincoln của Mỹ lên đường tới Vịnh Persian.
Hai chiếc B-52 đỗ trên đường băng căn cứ Al Udeid ở Qata (Ảnh: Không quân Mỹ)
Cố vấn An ninh quốc gia Nhà Trắng John Bolton tuyên bố vào cuối tuần qua rằng việc triển khai này nhằm phản ứng với "một số dấu hiệu đáng lo ngại và leo thang" liên quan đến một cuộc tấn công của Iran.
Washington muốn gửi "một thông điệp rõ ràng và không thể nhầm lẫn tới chế độ Iran rằng bất kỳ cuộc tấn công nào vào lợi ích của Mỹ hoặc vào những đồng minh của chúng ta sẽ bị đáp trả", ông Bolton nhấn mạnh.
Truyền thông Mỹ ngày 7.5 dẫn nguồn thạo tin ẩn danh cho biết Washington dường như đang nghi ngờ Iran mang các tên lửa đạn đạo tầm ngắn tới Vịnh Ba Tư và quan ngại động thái này có thể gây nguy hiểm cho Mỹ và các đồng minh của họ trong khu vực như Ả rập Xê út, Qatar, Bahrain.
Ngoài ra, CNN dẫn nguồn tin cho biết, Lầu Năm Góc dường như đang cân nhắc mang thêm các lá chắn tên lửa Patriot tới khu vực nói trên.
Mặc dù ông Bolton không tiết lộ thông tin chi tiết về mối đe dọa đến từ Iran song các báo cáo cho rằng đó có thể là thông tin tình báo đến từ Cơ quan Tình báo Mossad của Israel.
Một quan chức Lầu Năm Góc nói với tờ Thời báo New York vào chủ nhật rằng tình báo Israel có thông báo điều này đến Washington vài tuần trước.
Theo Bộ tư lệnh Trung tâm Mỹ, B-52 là máy bay ném bom "có thể thực hiện các vụ tấn công chiến thuật, hỗ trợ cận chiến, can thiệp trên không, phản công và tác chiến trên biển nhằm hỗ trợ cho sự ổn định của khu vực".
Căng thẳng giữa Mỹ và Iran leo thang trở lại sau sự kiện Tổng thống Mỹ Donald Trump rút Washington khỏi thỏa thuận hạt nhân JCPOA năm ngoái. Kể từ đó tới nay, Mỹ liên tục ban hành lệnh trừng phạt nhằm gây sức ép tối đa lên ngành dầu khí và kinh tế Iran.
Tehran ngày ngày 8/5 tuyên bố họ sẽ dừng thực hiện một số cam kết trong JCPOA vì Mỹ đang gây sức ép lên Iran và châu Âu không hành động đủ mạnh mẽ phản đối động thái của Washington. Tehran cũng cho phương Tây 60 ngày để bàn bạc và tìm giải pháp cho tình bằng không, họ sẽ không làm theo thỏa thuận và sẽ có những bước đi mới liên quan tới chương trình hạt nhân.
Phản ứng về động thái của Mỹ, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif chỉ trích trên Twitter: "Nếu Mỹ và các khách hàng không cảm thấy an toàn thì là vì họ đã xem thường người dân trong khu vực, đổ lỗi cho Iran không thay đổi được điều này".
Theo Danviet
Iran tuyên bố đánh "phủ đầu" Mỹ nếu có đông thái lạ vùng Vịnh Tướng không quân Iran tuyên bố sẽ ra đòn đánh phủ đầu đội tàu sân bay Mỹ ở vùng Vịnh trong trường hợp đội tàu Mỹ có động thái lạ. "Ngay khi họ có bất cứ động thái nào, chúng tôi sẽ tấn công vào đầu não của họ", Tư lệnh không quân Vệ binh Cách mạng (IRGC), tướng Amirali Hajizadeh ngày 12/5...