Hoạt động M&A toàn cầu tăng trưởng chậm nhất trong hai năm
Thống kê từ Refinitiv cho thấy, từ đầu năm 2019 đến nay, tổng giá trị các thương vụ M&A chỉ đạt 2.800 tỷ USD, giảm 11% so với cùng kỳ năm 2018.
AbbVie mua nhà sản xuất Botox Allergan với giá 63 tỷ USD hồi tháng 6. Ảnh: LA Times
Số lượng các thương vụ có trị giá trên 10 tỷ USD cũng sụt giảm mạnh. Hoạt động M&A tại châu Âu đã sụt giảm 32% xuống còn 556 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2018. Đây là mức thấp nhất kể từ năm 2017 do sự bất ổn của tiến trình nước Anh rời khỏi EU hay Brexit. Trong khi đó, hoạt động M&A tại châu Á cũng đã giảm xuống mức thấp nhất trong 12 năm do tác động tiêu cực từ căng thẳng thương mại giữa Mỹ – Trung Quốc.
Sự sụt giảm trong hoạt động M&A đã tác động đến Phố Wall, nơi đang ngày càng phụ thuộc vào các giao dịch lớn. Đây là những giao dịch có khả năng sinh lời cao, bằng chứng là JPMorgan Chase đã thu được 123 triệu USD từ thương vụ nhà sản xuất Botox Allergan bán mình cho AbbVie (tập đoàn dược phẩm của Mỹ) với giá 63 tỷ USD.
Sự sụt giảm này cũng ảnh hưởng nặng nề đến thu nhập của bộ phận M&A. Nhìn chung, các khoản phí từ hoạt động M&A đã giảm 11% trong năm nay xuống còn 20,3 tỷ USD, mức thấp trong 5 năm.
Dữ liệu từ Refinitiv cho thấy doanh thu từ phí M&A của Morgan Stanley, Citi, Credit Suisse và UBS đều giảm ít nhất 20% trong năm nay. Phần lớn các khoản phí được thanh toán khi một thỏa thuận được hoàn thành.
Ông Scott Barshay, một đối tác tại công ty luật Paul Weiss cho biết, thị trường M&A phát triển mạnh khi các CEO và giám đốc có niềm tin vào tương lai. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế và chính trị toàn cầu đang rơi vào bất ổn, họ khó có thể tin tưởng vào tương lai.
Video đang HOT
Hoạt động M&A toàn cầu tăng trưởng chậm nhất trong hai năm. Ảnh: FT
Ông Scott Barshay, một đối tác tại công ty luật Paul Weiss cho biết, thị trường M&A phát triển mạnh khi các CEO và giám đốc có niềm tin vào tương lai. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế và chính trị toàn cầu đang rơi vào bất ổn, họ khó có thể có được niềm tin như thế.
Vì vậy, rất nhiều công ty đang tạm dừng các giao dịch cho đến khi tình hình kinh tế và địa chính trị ổn định hơn, ông nói thêm.
Trong khi đó, một dealmaker (những người thực hiện các thương vụ M&A) cũng thừa nhận rằng hoạt động M&A đang bước vào giai đoạn cuối của chu kỳ giao dịch mạnh nhất và dài nhất trong lịch sử. Nhưng một số người khác thì lại nói rằng hoạt động M&A vẫn còn nhiều cơ hội để phát triển nhờ môi trường lãi suất thấp.
Ông James Woolery, một dealmaker kỳ cựu, và là trưởng bộ phận M&A của công ty luật King & Spalding, nói thêm rằng, ông kỳ vọng nhiều công ty lớn sẽ chia tách một số đơn vị và hoạt động độc lập hoặc bán tài sản để hợp lý hóa danh mục đầu tư của họ.
Thực tế là, kể từ đầu năm, nhiều công ty đã thực hiện động thái này, đơn cử như công ty dược phẩm Pfizer của Mỹ. Theo đó, Pfizer thông báo sẽ chia tách và sáp nhập đơn vị kinh doanh thuốc gốc (thuốc generic) của hãng này là Upjohn với công ty dược phẩm Mylan, để tạo thành doanh nghiệp hàng đầu về sản xuất thuốc không còn bản quyền (off-patent). Nhà sản xuất bia AB InBev cho biết sẽ bán mảng kinh doanh ở Australia cho đối thủ Nhật Bản Asahi với giá 11,3 tỷ USD.
Bà Robin Rankin, đồng giám đốc M&A tại Credit Suisse, cho biết: Hoạt động M&A sẽ được cải thiện. Những gì chúng ta đang trải qua bây giờ chỉ là những thách thức ngắn hạn, một phần do sự mất kết nối giữa người mua và người bán.
Giới phân tích đang chờ đợi một bức tranh tổng thể hơn khi các ngân hàng báo cáo thu nhập quý III/2019 vào ngày 15 tháng 10. Morgan Stanley đã cảnh báo rằng tình hình kinh doanh của các công ty mới niêm yết đã sụt giảm so với 1 năm trước. Citigroup cho biết họ sẽ cắt giảm phí ngân hàng đầu tư (IB), trong khi JPMorgan Chase cho biết phí từ hoạt động IB trong quý thứ III/2019 sẽ không thay đổi so với một năm trước đó.
Kim Ngân
Theo Nhipcaudautu.vn
Cần quản lý cho vay ngang hàng
Hàng loạt app (ứng dụng) cho vay ngang hàng (P2P Lending) bùng nổ gần đây và người vay dễ dàng tiếp cận khiến tôi nhớ đến cạnh tranh giữa các sàn thương mại điện tử với cửa hàng truyền thống; giữa Uber, Grab với taxi truyền thống... Làn sóng ứng dụng công nghệ thời 4.0 đã lan sang lĩnh vực tài chính và đây là xu hướng tất yếu.
Ảnh minh họa (Nguồn VnEconomy)
Hoạt động P2P Lending được thiết kế và xây dựng trên nền tảng công nghệ số, kết nối trực tiếp người đi vay với người cho vay (nhà đầu tư) mà không thông qua trung gian tài chính - tổ chức tín dụng, ngân hàng (NH) thương mại. Toàn bộ hoạt động vay, trả nợ (gốc, lãi) giữa người đi vay và người cho vay được giao dịch trực tuyến.
Tại Việt Nam, cho vay ngang hàng đang bùng nổ, ở góc độ nào đó xuất phát từ việc nhiều người ngại tiếp cận dịch vụ NH, sợ thủ tục rườm rà, phức tạp. Thống kê và phân tích của Công ty Tư vấn Vietnam Partners cho thấy cho vay ngang hàng tại Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng trong vài năm qua. Năm 2019, dự kiến có khoảng 32 triệu khoản vay ngang hàng...
Trong khi đó, bản thân các tổ chức tín dụng cũng chưa có giải pháp hợp lý để cung cấp vốn cho một bộ phận người dân yếu thế, cần số vốn nhỏ (vài chục triệu đồng, thậm chí vài triệu đồng) khi có nhu cầu cấp bách, chữa bệnh, làm ăn nhỏ... Hệ thống NH cũng chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn nhỏ, siêu nhỏ cho nền kinh tế, điều này khiến nhiều người tìm đến các kênh cung cấp vốn khác, trong đó có cho vay ngang hàng. Ngay cả doanh nghiệp, các thống kê cho thấy khoảng 70% doanh nghiệp nhỏ phải chật vật với việc tiếp cận khoản vay NH hoặc phải tìm kiếm khoản vay từ các nguồn phi truyền thống.
Ở góc độ khác, khoảng 1 năm nay, Chính phủ chỉ đạo Bộ Công an, NH Nhà nước và các bộ, ngành khác cùng vào cuộc chấn chỉnh tình trạng tín dụng đen, cho vay nặng lãi, mà bản chất một phần của câu chuyện này là rất nhiều người cần vốn đột xuất cho nhu cầu chính đáng nhưng không tiếp cận được kênh chính thức. Vậy cho vay ngang hàng có phải tín dụng đen?
Thực tế, một số đối tượng có thể lợi dụng mô hình P2P Lending thực hiện hành vi bất hợp pháp như hoạt động tín dụng đen, cho vay nặng lãi, cho vay cầm đồ biến tướng..., đưa ra quảng cáo sai sự thật, hứa hẹn lãi suất cạnh tranh để lừa đảo.
Xu hướng tất yếu từ sự phát triển của công nghệ sẽ thúc đẩy những kênh cho vay ngang hàng, cho vay qua app bùng nổ trong lĩnh vực tài chính NH mà chúng ta khó thể kháng cự lại được. Do đó, cơ quan quản lý cần sớm có khung pháp lý để hoạt động cho vay ngang hàng phát triển, bảo đảm an toàn và hiệu quả. Khi đó sẽ tạo ra kênh huy động vốn mới song song với kênh NH truyền thống giúp người vay có thêm lựa chọn, như không đi xe công nghệ thì khách hàng vẫn được chọn taxi truyền thống. Rủi ro của mỗi kênh khác nhau, như việc nhà đầu tư gửi tiết kiệm an toàn nhưng lãi suất thấp, còn đầu tư cho vay ngang hàng thì lợi nhuận cao nhưng rủi ro cũng cao...
Nếu cấm, cho vay ngang hàng sẽ trở thành "tín dụng đen". Nếu cho hoạt động, nhà nước cần hướng dẫn và có biện pháp chế tài, hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch và cung cấp thông tin đầy đủ cho người vay và cả nhà đầu tư.
PGS-TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo
Theo NLD.vn
JPMorgan bị tố lừa hàng triệu USD của đối tác bằng cách thao túng giá kim loại Chính phủ Mỹ chính thức cáo buộc Giám đốc điều hành hãng JPMorgan Gregg Smith, quản lý kiêm giám đốc bộ phận giao dịch kim loại quý Michael Nowak và cựu nhân viên của công ty này là Christopher Jordan tội danh thao túng giá kim loại trong suốt gần một thập kỷ. Nhiều nhân viên của JPMorgan bị cáo buộc thao túng...