Hoạt động hội vẫn còn trầm lắng, thiếu tính truyền thông
Đó là đánh giá của Ban Thường vụ T.Ư Hội NDVN đối với hoạt động hội, thể hiện tại công văn vừa gửi Ban Thường vụ Hội ND các tỉnh, thành phố về việc nâng cao chất lượng hoạt động và tăng cường truyền thông, phổ biến các hoạt động của Hội NDVN.
Vừa qua, Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Lại Xuân Môn đã tổ chức đoàn công tác đi kiểm tra công tác hội và phòng trào nông dân ở một số tỉnh, thành phố. Chủ tịch Lại Xuân Môn ghi nhận, đánh giá cao những kết quả hoạt động mà Ban Thường vụ Hội ND các tỉnh, thành phố đã đạt được. Các tỉnh, thành ủy rất quan tâm và mong muốn Hội NDVN tham gia mạnh mẽ hơn nữa trong các chương trình phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
Chủ tịch Lại Xuân Môn (phải) thăm mô hình nuôi vịt trời của ông Tô Quang Dần ở xã Đông Phú, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang. Ảnh: P.Đ
Tuy nhiên, các hoạt động của Hội còn trầm lắng, thiếu tính truyền thông. Cấp ủy, chính quyền địa phương phần lớn không biết hoặc biết rất ít về những hoạt động của Hội cũng như những việc mà T.Ư Hội NDVN đã triển khai ở địa phương dẫn đến hiệu ứng xã hội kém.
Để khắc phục tình trạng trên, Ban Thường vụ T.Ư Hội yêu cầu các cấp Hội ND cả nước cần tiếp tục đổi mới mô hình hoạt động. Hội cần tập trung mọi nguồn lực hướng dẫn, hỗ trợ nông dân xây dựng các mô hình kinh tế liên kết kiểu mẫu theo chuỗi mang đặc trưng để quảng bá hình ảnh của Hội đến đông đảo hội viên, nông dân và các cấp, ngành.
Hội ND các cấp cần kịp thời báo cáo Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và Thường trực Tỉnh ủy, UBND về những hoạt động mà T.Ư Hội NDVN triển khai ở địa phương; chủ động đăng ký tham gia những công đoạn phù hợp trong chương trình phát triển kinh tế-xã hội địa phương. Khi triển khai các hoạt động lớn, Hội ND các tỉnh, thành cần báo cáo tỉnh, thành ủy, UBND, các sở, ngành, cơ quan báo chí dự để tranh thủ được sự quan tâm, chỉ đạo của cấp ủy, phối kết hợp của các cấp chính quyền…
Ban Thường vụ T.Ư Hội cũng yêu cầu Hội ND các tỉnh, thành phố sớm đưa các Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ ND cấp tỉnh vào hoạt động, trọng tâm là đưa trung tâm thành nơi điều phối và triển khai các hoạt động dịch vụ, đào tạo nghề và hỗ trợ nông dân..
Video đang HOT
Theo Danviet
Chỉ có 25% người tiêu dùng biết ăn nước mắm
Người tiêu dùng không thích nước mắm truyền thống mà chỉ thích nước mắm có nhiều phụ gia, giữa một thời đại mà phụ gia không lấy gì làm an toàn thực phẩm.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, mỗi năm Việt Nam tiêu thụ hơn 200 triệu lít nước mắm với tổng doanh thu trên 7.000 tỷ đồng, tuy nhiên có tới 150 triệu lít là nước mắm công nghiệp.
Nước mắm có phụ gia mới ngon?
Số liệu này cho thấy có lẽ chỉ có 25% người Việt biết ăn nước mắm, còn lại 75% chỉ ăn nước chấm.
Thời đại công nghiệp đã đưa mọi sự đi quá cái ngưỡng an toàn của con người trong ngành thực phẩm.
Giữa lúc mọi người luôn hoang mang lo sợ thực phẩm không vệ sinh, không an toàn, Quốc hội đưa vấn đề này thành chuyên đề giám sát sau kỳ họp vừa rồi, rất nhiều người lại thích loại thực phẩm mà nếu không có chất phụ gia không chịu được.
Cà phê cứ phải là đắng và keo mới chọn lựa, thế là nhà sản xuất thích thì chiều bằng các loại phụ gia công nghiệp đầy mầm nguy cơ.
Gà cứ phải là vàng uôm da mới mua, thế là nhà sản xuất bèn cho gà ăn thức ăn có chất nhuộm màu vàng công nghiệp hứa hẹn một tương lai ung thư cho người ăn.
Nước mắm cứ phải là có hương cá hồi, có màu vàng tươi, có nhiều đạm (mặc dầu loại nước có nhiều muối này không nên là nguồn cung đạm), pha nhiều nước, v.v., những yếu tố do phụ gia mang lại, mới là sự ưng ý.
Mất nước vì chất phụ gia
Nhiều người từng không biết rằng đế quốc La Mã bị sụp đổ cũng vì chất phụ gia trong rượu vang. Họ là dân tộc đầu tiên biết dùng chất tạo ngọt nhân tạo đầu tiên acetat chì để pha rượu vang.
Acetat chì, theo hai tác giả cuốn "Những cái nút áo của Napoleon" Penny Le Couteur và Jay Burreson, còn được biết đến với tên gọi là đường của chì, có thể làm ngọt rượu vang mà không gây ra sự lên men bổ sung.
Trong khi nếu dùng các chất làm ngọt khác như mật ong, rượu vang sẽ tiếp tục lên men.
Ngoài ra người La Mã còn chứa rượu vang và các loại thức uống khác trong các bình chứa bằng chì và cấp nước đến các căn hộ qua những đường ống bằng chì
Một vài sử gia cho rằng nguyên nhân sụp đổ của đế chế La Mã là do nhiễm độc chì, khi mà giới lãnh đạo, kể cả hoàng đế Nero đều có những biểu hiện của các triệu chứng nhiễm độc chì.
Là vì chỉ tầng lớp cầm quyền, giàu có của La Mã mới có các đường ống dẫn nước đến nhà và dùng các bình chì đựng rượu vang...
Người dân Việt, theo báo Tin nhanh Việt Nam, cũng từng tiêu thụ 40.000 thùng nước C2, Rồng Đỏ nhiễm độc chì mà nhà sản xuất chỉ mới bị thu hồi sản phẩm còn lại rất ít trên thị trường.
Nước mắm truyền thống bị hỏng
Xin trở lại với chuyện an toàn thực phẩm và chuyện 25% người Việt biết ăn nước mắm và 75% người Việt thích dùng nước mắm có chứa phụ gia.
Cuốn sử Việt đầu tiên có đề cập đến nước mắm dường như là cuốn Đại Việt sử ký toàn thư, trong đó nhà Tống thường đòi Việt Nam thời Lê Đại Hành năm thứ tư (997) cống nước mắm, chứng tỏ mắm một thời quý hiếm đối với cái xứ chỉ biết ăn xì dầu.
Nước mắm mang tên "truyền thống" có lẽ phải có trước năm 997 rất lâu. Nước mắm dần dần trở nên một thứ gia vị quốc hồn quốc tuý, nhưng đến thế kỷ 21 nó đã bị chính người Việt, thay vì giữ được truyền thống như người Tây giữ gìn rượu vang, phá hỏng bằng chất phụ gia.
Trước sự phát triển của các thương hiệu nước mắm công nghiệp ngày càng nhiều, các doanh nghiệp nước mắm truyền thống chỉ còn biết cung cấp mắm xá cho phía nước mắm công nghiệp.
Có doanh nghiệp còn vớt vát sự khác biệt thị trường bằng cách xiển dương "nước mắm chay", một thứ thực phẩm mà ngay chính tên gọi đã rất mâu thuẫn - đã "mắm" còn "chay".
Theo_Phụ Nữ News
Khởi động chương trình đưa nông dân trẻ sang Nhật Bản Chiều hôm nay, 22.7 tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (T.Ư Hội NDVN) và Viện Nghiên cứu Đông Á Nhật Bản đã tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và phát triển nông thôn. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Lại Xuân Môn và Chủ...