Hoạt động chế tạo suy yếu tại châu Á, PMI của Việt Nam vẫn tăng trưởng
Hoạt động chế tạo hầu hết đều “hạ nhiệt” trên khắp khu vực châu Á trong tháng 1/2019, thậm chí giảm xuống mức yếu nhất trong nhiều năm tại một số quốc gia.
Dây chuyền hàn khung xe tại Công ty ôtô Toyota Việt Nam, vốn đầu tư của Nhật Bản tại Vĩnh Phúc. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)
Diễn biến này đã tăng thêm những lo ngại rằng những căng thẳng thương mại cũng như nhu cầu suy yếu tại Trung Quốc là mối đe dọa ngày càng lớn đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Theo giới quan sát, việc các Chỉ số Nhà quản lý mua hàng (PMI) yếu đi sẽ góp phần củng cố những nhận định rằng các ngân hàng trung ương ở châu Á sẽ khó có thể tiến hành bất cứ đợt tăng lãi suất nào trong năm nay.
Tại một số quốc gia như Trung Quốc, Australia và Ấn Độ, đã bắt đầu có những đồn đoán về khả năng lãi suất còn có thể bị cắt giảm.
Theo kết quả khảo sát mới đây của công ty nghiên cứu thị trường Caixin/IHS Markit, hoạt động chế tạo của Trung Quốc trong tháng 1/2019 ghi nhận mức giảm mạnh nhất trong gần ba năm, từ 49,7 hồi tháng 12/2018 xuống còn 48,3. Điều này là do số đơn đặt hàng mới và sản lượng tiếp tục sụt giảm.
Ngoài Trung Quốc, PMI tại Hàn Quốc trong tháng 1 cũng rơi từ mức 49,8 xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2016 là 48,3.
PMI của Indonesia cũng ghi nhận sự suy giảm đầu tiên trong một năm qua, từ 51,2 hồi tháng 12 năm ngoái xuống 49,9 trong tháng đầu tiên của năm 2019 do nhu cầu ở cả trong và ngoài nước đều đi xuống.
Hoạt động chế tạo của Nhật Bản cũng sụt xuống mức thấp nhất trong vòng 29 tháng qua khi chỉ số PMI tại nước này giảm xuống 50,3 từ mức 52,6 ghi nhận hồi tháng 12/2018.
Các nhà quan sát cảnh báo tình hình xuất khẩu kém tươi sáng, sản lượng suy yếu, cùng với nhu cầu nội địa dự kiến “hạ nhiệt” có thể đưa lĩnh vực chế tạo của nước này rơi vào tình trạng suy giảm.
Nhưng không phải chỉ số PMI nào tại châu Á cũng ảm đạm. Tại Ấn Độ, hoạt động chế tạo đã tăng trưởng tương đối khả quan từ mức 53,2 ghi nhận trong tháng 12/2018 lên 53,9 trong tháng 1/2019 nhờ lượng đơn đặt hàng tăng mạnh.
PMI của Việt Nam, Philippines và Thái Lan vẫn nằm trong vùng tăng trưởng với các mức lần lượt là 51,9, 52,3 và 50,2.
Chiến lược gia Irene Cheung, thuộc ngân hàng ANZ, nhận định đà giảm tốc trong lĩnh vực chế tạo của châu Á sẽ vẫn tiếp diễn.
Để có thể ngăn chặn sự suy giảm tiềm tàng trong hoạt động thương mại, rất nhiều yếu tố phụ thuộc vào việc liệu Mỹ và Trung Quốc có đạt được một thỏa thuận hợp lý hay không. Nhưng chuyên gia Cheung nhấn mạnh hiện tất cả chỉ là phỏng đoán./.
Theo vietnamplus.vn
Gia tăng điều tra với hàng xuất khẩu Việt Nam
Bộ Công Thương vừa cho biết, hiện nay nhiều nước đã sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại như chống bán phá giá, chống trợ cấp đã được một số thành viên WTO tăng cường và trong đó có nhiều vụ điều tra được khởi xướng đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam.
Sắt thép là một trong những mặt hàng luôn nằm trong "tầm ngắm" về điều tra của phòng vệ thương mại (Ảnh minh họa)
Dẫn số liệu thống kê của WTO, Bộ Công Thương cho biết, chỉ trong thời gian chưa đầy 6 tháng (từ tháng 5 đến tháng 10/2018), các nước thành viên G20 đã khởi xướng tổng cộng 85 vụ việc phòng vệ thương mại, bao gồm 63 vụ việc chống bán phá giá, 19 vụ việc chống trợ cấp và 3 vụ việc tự vệ.
Với Việt Nam, các vụ việc điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu của nước ta đang có xu hướng gia tăng. Tính đến tháng 11/2018 đã có 19 vụ điều tra chống lẩn tránh được khởi xướng đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam.
Sản phẩm bị điều tra chủ yếu là các mặt hàng như sắt thép, sợi, đồ gia dụng, đồ điện tử... Hầu hết các vụ đều đi đến kết luận là có tồn tại hành vi lẩn tránh và sau đó bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại. Một số mặt hàng xuất khẩu khác đang đứng trước nguy cơ bị điều tra chống lẩn tránh như ván ép xuất khẩu sang Mỹ, lốp xe tải và xe khách xuất khẩu sang EU...
Bên cạnh đó, các mặt hàng dệt may, da giày, gỗ... xuất khẩu của Việt Nam cũng đang rơi vào tầm ngắm của Mỹ do ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Cũng theo Bộ Công Thương, do bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến tranh thương mại nên nhiều đơn hàng và đầu tư ngành gỗ đã có xu hướng dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam. Trong trường hợp này, ngoài việc được hưởng lợi thì các doanh nghiệp cần phải hết sức cẩn thận với các cuộc điều tra về phòng vệ thương mại.
Cũng theo Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, trong thời gian qua, Việt Nam đã xây dựng khuôn khổ pháp lý khá hoàn chỉnh để thực thi pháp luật về phòng vệ thương mại phù hợp với các quy định của WTO. Tuy nhiên, nhìn chung nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa nắm được hết các quy định này và sử dụng chúng một cách phù hợp, để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của bản thân doanh nghiệp.
Theo cong luan
Các chỉ số vĩ mô đang vẽ nên bức tranh đầy hứa hẹn, thị trường sẽ ổn định hơn từ nay đến cuối năm? Tundra cho rằng các chỉ số vĩ mô đang vẽ nên bức tranh đầy hứa hẹn. Vốn FDI giải ngân từ đầu năm đến nay tăng 6,3% lên mức kỷ lục 15,1 tỷ USD. Xuất khẩu 10 tháng tăng 14,2% lên 200 tỷ USD, đạt thặng dư 6,4 tỷ USD. Chỉ số PMI trong tháng 10 được cải thiện lên 53,9 điểm cho...