Hoạt chất mới trong đậu tương giúp ngừa ung thư phổi
Theo các chuyên gia về dược phẩm, hoạt chất lunasin chiết xuất từ đậu tương (đậu nành) có thể hỗ trợ điều trị ung thư phổi.
Thông tin trên được các chuyên gia về dược phẩm đưa ra tại hội thảo khoa học “Công bố kết quả nghiên cứu về hoạt chất lunasin chiết xuất từ soy protein hỗ trợ đẩy lùi ung thư phổi” do Bệnh viện (BV) K Trung ương phối hợp tổ chức chiều 12-12, tại Hà Nội.
PGS-TS Lê Văn Quảng, Phó Giám đốc BV K Trung ương, cho biết hiện nay ung thư phổi có tỉ lệ mắc rất cao với 23.000 ca, tỉỷ lệ tử vong cao. Tuy nhiên, gần đây việc chẩn đoán, điều trị cho bệnh nhân có nhiều tiến bộ, cải thiện rất nhiều tỉ lệ sống của bệnh nhân.
“Ung thư có ba phương pháp điều trị chính thống, đó là phẫu thuật, xạ trị và điều trị nội khoa gồm có hóa chất xạ trị, điều trị đích, điều trị miễn dịch, còn những phương pháp khác không phải là phương pháp chính thống thì góp phần hỗ trợ sức đề kháng cho bệnh nhân” – PGS-TS Lê Văn Quảng cho biết.
Liên quan đến ung thư, thông tin tại hội thảo, các chuyên gia y tế, chuyên gia dược phẩm cũng cho biết trong những năm qua, nhằm tăng cường hiệu quả điều trị và giảm tác dụng phụ, giảm tái phát của các phương pháp phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân ung thư phổi, các nhà khoa học đã tìm ra hoạt chất lunasin chiết xuất từ soy protein. Đây là nguyên liệu thuộc dự án DA 17/09 thuộc cấp Nhà nước của Bộ Y tế có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các khối u, đặc biệt là u phổi.
Video đang HOT
Theo đó, PGS-TS Lê Văn Truyền, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Thực phẩm chức năng, cho biết lunasin có mặt trong hầu hết các sản phẩm và chế phẩm từ đậu tương.
“Điều đặc biệt, hoạt chất này có đặc tính bền với đường uống, không bị acid dịch vị phá hủy, được hấp thu và nằm trong nhân tế bào dưới dạng có hoạt tính, có ái lực cực mạnh với quá trình tăng sinh bất thường của tế bào và tham gia ức chế sự nhân lên và phân chia của tế bào ung thư” – PGS-TS Lê Văn Truyền nói.
Năm 2017, lunasin đã được chuyển giao công nghệ chiết xuất giữa Công ty Narra (Mỹ) với Công ty CP sản xuất và thương mại Hồng Bàng của Việt Nam. Dựa trên cơ sở đó, các nhà khoa học Việt Nam đã ứng dụng và bào chế thành công sản phẩm có thành phần chính là lunatumo, hỗn hợp gồm soy protein chứa lunasin.
A.HIỀN
Theo PLO
Hơn 9.000 người tử vong do ung thư đại trực tràng, bác sĩ chỉ ra dấu hiệu nhiều người phớt lờ
Mỗi năm Việt Nam phát hiện hơn 14.700 ca ung thư đại trực tràng, trong đó gần 9.300 ca tử vong thế nhưng nhiều người đang phớt lờ các dấu hiệu sớm của căn bệnh này.
Ngày 27-11, tại hội nghị ung thư Việt Pháp bàn về bệnh lý ung thư đại trực tràng và khối u hệ thần kinh trung ương, PGS-TS Lê Văn Quảng, Phó Giám đốc Bệnh viện K Trung ương, cho biết năm 2018, Việt Nam có gần 165.000 ca mắc mới, 115.000 ca tử vong, trong đó ung thư đại trực tràng mắc mới là hơn 14.700 và tử vong gần 9.300 ca.
Mỗi năm Việt Nam ghi nhận hơn 14.700 trường hợp mắc ung thư đại trực tràng
Chỉ riêng tại Bệnh viện K, mỗi tháng chẩn đoán mới khoảng 200 ca và trung bình mỗi năm có khoảng 2.400 người bị ung thư đại trực tràng. Hơn 70% bệnh nhân ung thư đại trực tràng đến khám ở giai đoạn muộn (giai đoạn 3-4).
Tại Việt Nam, ung thư đại trực tràng là một trong những bệnh ung thư đường tiêu hóa có tỉ lệ mắc nhiều nhất. Bệnh ngày càng trẻ hóa và có liên quan mật thiết tới chế độ ăn uống và sinh hoạt. Các nghiên cứu cho thấy người có hoạt động thể lực thường xuyên sẽ giảm 27% nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng so với người ít hoạt động. Cùng đó, người có chế độ ăn hơn 800 gr rau, củ, trái cây hàng ngày làm giảm 0,74 lần nguy cơ so với người tiêu thụ ít hơn 200 gr/ngày.
Theo các bác sĩ, ở giai đoạn sớm, ung thư đại trực tràng thường không có biểu hiện rõ ràng khiến người bệnh chủ quan, lầm tưởng với những bệnh lý đường tiêu hóa khác. Vì thế, người dân cần tầm soát bệnh khi có các dấu hiệu sau: Đó là tình trạng đau bụng. Các cơn đau thường không rõ ràng, khi dữ dội, lúc lại âm ỉ tương tự như biểu hiện của viêm đại tràng. Tiếp đến là rối loạn tiêu hóa kéo dài (ợ chua, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, ăn không ngon miệng...). Người bệnh có thể bị thay đổi thói quen đi đại tiện khiến người bệnh buồn đi đại tiện nhiều hơn và có thể đại tiện ra máu, suy nhược cơ thể. Cùng đó, người bệnh có thể bị giảm cân bất thường mà không phải do tập luyện thể dục hay ăn kiêng.
Bác sĩ khuyên người dân hạn chế ăn nhiều thịt, thịt xông khói, thực phẩm nướng
GS-TS Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hôi Ung thư Viêt Nam, cũng chỉ ra những nguy cơ dễ mắc bệnh ung thư đại trực tràng, trong đó có yếu tố môi trường, thói quen ăn uống ít rau, trái, củ, ăn nhiều mỡ, thịt, thức ăn nhanh, thực phẩm nướng, nhiều muối... GS Nguyễn Chấn Hùng khuyến cáo người dân chủ động tầm soát bệnh bằng phương pháp nội soi ruột sớm khi có người nhà đã từng mắc bệnh lý này, nên nội soi định kỳ khoảng sau 3-4 năm/lần và những người trên 50 tuổi cũng cần tầm soát thường xuyên để phát hiện sớm và điều trị bệnh sớm. Với trình độ phát triển của y học hiện đại, nếu bệnh ung thư đại trực tràng được phát hiện sớm, cơ hội chữa khỏi là hơn 90%.
D.Thu
Theo nguoilaodong
Cắt bỏ thành công u tuyến giáp 3,2kg trên cổ nữ bệnh nhân suốt 20 năm Suốt 20 năm qua, bà Hà Thị V. đã "sống chung" với khối u trên cổ ngày một phát triển lớn. Báo An ninh Thủ đô đưa tin, Ngày 26/9, Bệnh viện K Trung ương cho biết, bệnh nhân Hà Thị V. (61 tuổi, ở xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái) vừa đến viện này điều trị sau 20 năm...