Hoảng với khối phình mạch máu não khổng lồ
Đi khám vì mờ mắt, nữ bệnh nhân được bác sĩ chẩn đoán có khối phình động mạch khổng lồ, kích thước 6cm, trong khi bình thường chỉ 2-10mm.
Đây là một trường hợp dị dạng mạch máu não khá đặc biệt, khối phình động mạch khổng lồ. Bệnh nhân là bà V.H.H, 64 tuổi. Trước đó, bà không có biểu hiện gì bất thường ngoài việc mắt mờ dần đi. Mới đầu, bà nghĩ có thể do tuổi già nhưng sau đó mắt trái gần như mờ hoàn toàn. Thị lực mắt phải còn hơn 50%.
Lúc này, gia đình đưa bà đi khám. Kết quả chụp chiếu cho thấy hình ảnh có khối rất to, nghi ngờ u não nên bà được chuyển lên Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội).
PGS.TS Đồng Văn Hệ, Phó giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Thần kinh cho biết, hình ảnh khối to trong não bệnh nhân thực chất là khối phình mạch khổng lồ, kích thước hơn 6cm, trong khi bình thường 2-10mm. Tiên lượng đây là ca mổ phức tạp.
“Nhiều khả năng chúng tôi phải chia thành nhiều giai đoạn để mổ. Giai đoạn thứ nhất là tạo hình mạch máu mới, nuôi não bằng mạch khác, sau đó mới xử lý chỗ phình mạch vì liên quan quá nhiều cấu trúc”, PGS Hệ nói.
Ước tính có khoảng 3-5% dân số bị các túi phình mạch nhưng không phải trường hợp nào cũng có nguy cơ bị vỡ.
Theo PGS Hệ, có nhiều thể dị dạng mạch máu não, hay gặp nhất là phình mạch não và u máu não (trẻ sinh ra đã có tình trạng này song vì không đi chụp chiếu vùng não nên không biết, ít. Đến nay khoa học chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của những trường hợp bị dị dạng mạch máu não, tuy nhiên nghĩ nhiều đến viêm nhiễm, chấn thương. Một số trường hợp là bẩm sinh, không phải do di truyền mà xảy ra trong quá trình mang thai của người mẹ, trẻ sinh ra đã có.
Video đang HOT
Phần lớn các trường hợp bị dị dạng mạch máu não không có biểu hiện lâm sàng đặc biệt. Nếu có thì người bệnh có thể thấy đau đầu. Tuy nhiên, đây không phải dấu hiệu đặc hiệu. Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến đau đầu, tự dưng thay đổi thời tiết, căng thẳng áp lực.
Ngoài ra, một số trường hợp có thể có biểu hiện động kinh, một số dấu hiệu vùng vận động gây tê bì, hoặc triệu chứng khác như dị dạng mạch to gần dây thần kinh quan trọng khiến bệnh nhân bị sụp mi.
Ước tính có 3-5% dân số bị phình mạch, tức là cứ 100 người thì có 3-5 người bị. Tuy nhiên, hầu hết túi phình động mạch não không vỡ, không có triệu chứng hay dấu hiệu bệnh. Chỉ khoảng 0,25% người mang túi phình động mạch não sẽ vỡ.
Tại khoa, hầu như tuần nào cũng gặp bệnh nhân bị phình mạch, dị dạng mạch. Bệnh nhân tình cờ phát hiện khi đi chụp phim.
Theo PGS Hệ, vì phình động mạch não rất hiếm khi vỡ nên phần lớn bệnh nhân sống chung với khối phình mạch, chỉ điều trị khi người bệnh có nhiều nguy cơ vỡ túi phình. Những yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ vỡ túi phình bao gồm kích thước túi phình, vị trí túi phình, hình thái túi phình, tiền sử bệnh, tiền sử gia đình và tuổi của người bệnh. Túi phình càng lớn, nguy cơ vỡ càng cao. Nếu túi phình lớn hơn 5mm, nguy cơ vỡ cao nên bác sĩ thường khuyến cáo cần can thiệp. Một số tác giả cho rằng, đường kính túi phình lớn hơn 3mm cũng nên can thiệp.
Túi phình ở vị trí động mạch thông trước, động mạch thông sau, động mạch não trước, động mạch não giữa, hệ động mạch sau nên can thiệp.
Phẫu thuật kẹp túi phình động mạch não và can thiệp nút mạch điều trị phình động mạch não.
Nếu người bệnh đã từng bị chảy máu não (chảy máu khoang dưới nhện) nên can thiệp. Nếu gia đình người bệnh có thành viên đã từng bị chảy máu khoang dưới nhện, nên can thiệp. Tuổi của người bệnh cũng là một yếu tố để các bác sĩ đưa ra quyết định điều trị. Nếu người bệnh trẻ, nên can thiệp. Nếu người bệnh cao tuổi (trên 70), xu hướng nên bảo tồn.
Những trường hợp phình động mạch não chưa vỡ được điều trị bằng phẫu thuật (kẹp túi phình) hoặc nút mạch. Đây là hai phương pháp điều trị thường quy ở nhiều cơ sở y tế. Tỷ lệ thành công của hai phương pháp này tương đương nhau. Phương pháp nút mạch chi phí cao hơn do hầu hết dụng cụ, vật tư được nhập khẩu.
PGS Hệ khuyến cáo, nếu không điều trị, người bệnh cần thay đổi để có lối sống lành mạnh hơn, không hút thuốc, không uống rượu, không để bị tăng huyết áp, mỡ máu cao, béo phì, không tránh thai bằng thuốc ngừa thai… vì sẽ làm tăng nguy cơ vỡ khối phình mạch.
Bệnh nhân cũng cần theo dõi định kỳ 6 tháng một lần trong những năm đầu tiên, và khám định kỳ 12 tháng một lần trong những năm tiếp theo. Khi khối phình mạch to lên thì cần phải can thiệp. Nếu sau 10-20 năm, khối phình không phát triển to lên thì bệnh nhân có thể yên tâm sống chung.
Nhằm giúp người dân hiểu rõ hơn về cách phòng, chăm sóc, theo dõi và điều trị các bệnh lý dị dạng mạch máu não, ngày 31/10, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức sẽ tổ chức chương trình Khám và tư vấn miễn phí bệnh lý dị dạng mạch máu não.
Tham gia chương trình, ngoài được các chuyên gia tư vấn miễn phí, 5 người bệnh có chỉ định chụp cắt lớp vi tính đầu tiên, đặt lịch trước qua Tổng đài 19001902 sẽ được chụp cắt lớp vi tính miễn phí. Thời gian 7h30 ngày 31/10, tại phòng khám số 9 và phòng khám số 11, tầng 2 nhà C4, Khu khám bệnh theo yêu cầu, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Cuộc chiến chống lại hội chứng thị giác thiết bị số
Công việc của bạn có thể đòi hỏi hàng giờ làm việc với máy vi tính, máy tính bảng. Có thể bạn cũng bỏ nhiều thời gian rảnh rỗi để lướt net.
Dù lý do là gì đi nữa thì cơ thể của bạn cũng chịu ảnh hưởng của việc sử dụng công nghệ như: khô mắt, mỏi mắt, đau đầu, đau cổ, mờ mắt. May mắn thay, những cách sau đây sẽ giúp bạn rất nhiều.
6bước đơn giản mà bạn có thể thực hiện hằng ngày để giúp làm giảm thiểu các tác động của hội chứng thị giác do máy tính, máy tính bảng.
Chớp mắt liên tục: Việc này sẽ giúp làm sạch mắt của bạn bằng nước mắt tự nhiên.
Nhớ nguyên tắc 20-20-20: Cứ mỗi 20 phút, nhìn ra xa ít nhất 20 feet (6 mét) trong 20 giây.
Một số biểu hiện của hội chứng thị lực máy tính.
Dùng ánh sáng thích hợp: Ánh sáng thích hợp không gây lóa sáng, sẽ giúp cho mắt bạn tốt hơn. Vì vậy, hãy giữ cho độ sáng ở mức độ tối thiểu. Để đèn bàn của bạn chiếu sáng cả bàn chứ không phải chỉ vị trí của bạn. Nên để ánh sáng tự nhiên chiếu tới từ phía trước hoặc phía sau bạn thay vì chiếu ở một bên. Dùng rèm và màn hình chống lóa sáng. Đặt màn hình vi tính đúng vị trí để làm giảm ánh sáng phản chiếu từ cửa sổ hoặc đèn chiếu sáng trên cao.
Lưu ý màn hình của bạn: Giữ màn hình cách mắt bạn ít nhất 50cm. Trung tâm màn hình nên cách mắt bạn khoảng 15m. Ngoài ra, hãy đảm bảo màn hình đủ lớn và điều chỉnh độ sáng và độ tương phản phù hợp. Điều chỉnh màn hình để bạn nhìn màn hình hơi xuống một chút và cách xa khoảng 65cm. Điều chỉnh chế độ cài đặt màn hình ở chế độ phù hợp. Độ tương phản phân cực, độ phân giải, độ chớp nháy...
Đeo mắt kính lọc ánh sáng xanh: Bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng tròng kính lọc ánh sáng xanh để nhìn màn hình tốt hơn. Nếu cần, hãy sử dụng tròng kính thích hợp khi sử dụng máy vi tính, máy tính bảng.
Hãy trao đổi với bác sĩ chuyên khoa mắt: Hãy khám mắt định kỳ một cách toàn diện với các bác sĩ chuyên khoa mắt. Trong quá trình khám mắt cho bạn, bác sĩ chuyên khoa mắt có thể sẽ kiểm tra nhiều vấn đề hơn là chỉ một số vấn đề về thị giác do thiết bị số. Bác sĩ sẽ đánh giá các dấu hiệu về tình trạng sức khỏe của bạn như đái tháo đường, tăng cholesterol, tăng huyết áp, tăng nhãn áp và thoái hóa hoàng điểm. Đây là một phần đặc biệt quan trọng trong việc khám sức khỏe tổng quát thường quy.
Bác sĩ BV TWQĐ 108 cảnh báo căn bệnh đột quỵ không chừa một ai, thay đổi một điều này để tự cứu mạng chính mình Đột quỵ là mối đe dọa sức khỏe nguy hiểm đối với mọi người. Đáng sợ hơn là tỉ lệ người trẻ mắc căn bệnh này ngày càng tăng và những người thoát khỏi cửa tử lại phải đối mặt với những di chứng nặng nề, khả năng hồi phục thấp cả về thể xác và tinh thần... Theo Tổ chức Đột quỵ...