Hoàng Thanh Tùng và hồi ức về cầu thủ có duyên với mảnh lưới Trung Quốc nhất 10 năm qua
Cùng với Tiến Linh, Hoàng Thanh Tùng chính là cầu thủ Việt Nam có duyên với mảnh lưới Trung Quốc nhất trong 10 năm qua.
Trong các cuộc đối đầu giữa 2 nền bóng đá Việt Nam và Trung Quốc hơn chục năm qua, Hoàng Thanh Tùng là một ký ức đặc biệt với người hâm mộ. Đơn giản bởi anh đã có đến 2 lần “phá lưới” đối phương trong 2 cuộc đối đầu, và đó đều là những bàn thắng đẹp.
Tại vòng chung kết giải U19 châu Á 2014 diễn ra ở Myanmar, thầy trò HLV Guillaume Graechen đã hòa đội bóng “hàng xóm” 1-1 ở lượt trận cuối vòng bảng. Trong đó, dấu ấn đậm nét nhất mà đội bóng áo đỏ tạo ra là bàn thắng của Hoàng Thanh Tùng ở phút 20. Sau những pha bật nhả “như được lập trình” của Công Phượng và Phan Văn Long, bóng đến chân Tùng “Cóc”. Mặc dù đối mặt thủ môn, nhưng góc sút lúc này là khá hẹp. Tuy vậy, tiền vệ cánh sinh năm 1996 đã có pha chích mũi giày tinh tế, đánh bại thủ môn bên phía U19 Trung Quốc để mở tỷ số trận đấu.
Hai năm sau ở giải U22 Quốc tế diễn ra tại Vũ Hán (Trung Quốc), Hoàng Thanh Tùng một lần nữa ghi dấu ấn trong cuộc đối đầu với Trung Quốc. Ngày hôm đó, ĐT U22 Việt Nam dưới sự dẫn dắt của HLV Hoàng Anh Tuấn bị dẫn trước từ khá sớm. Đến phút 62, từ một tình huống phản công nhanh, cầu thủ trưởng thành từ khóa I Học viện HAGL JMG đã dứt điểm ngoài vòng cấm địa, gỡ hòa 1-1 cho U22 Việt Nam.
Hoàng Thanh Tùng rất có duyên mỗi khi đối đầu với các đội tuyển Trung Quốc.
Nhắc lại về những bàn thắng này, Thanh Tùng chia sẻ với chúng tôi: “Hai bàn thắng vào lưới Trung Quốc là những kỷ niệm rất đẹp với tôi. Ở tình huống ghi bàn hồi năm 2014, cả đội đã phối hợp đẹp mắt để có được bàn thắng. Tùng cũng khá may mắn khi đẩy bóng hơi dài ở nhịp khống chế đầu tiên. Rất may là thủ môn đội bạn lưỡng lự, không băng ra áp sát ngay, và Tùng đã ghi bàn.
Còn bàn thắng ở Vũ Hán năm 2016 nữa. Đó cũng là một bàn thắng đẹp. Tôi đã quyết định sút luôn từ khoảng cách 20m, sau khi cướp được bóng từ chân đối phương. Đường bóng đi hiểm làm thủ môn đội bạn bó tay. Bản thân Tùng cũng khá bất ngờ, bởi tôi chưa từng ghi bàn từ cú sút xa bao giờ.
Nói chung cả 2 bàn thắng vào lưới Trung Quốc đều mang đến những cảm xúc thật khó diễn tả. Nhưng cảm xúc lại bị chùng xuống sau khi 2 trận đấu đó khép lại. Bởi ở cả 2 trận, Việt Nam đều chỉ có được kết quả hòa”.
Nền bóng đá của Trung Quốc luôn được đánh giá cao hơn Việt Nam trong nhiều năm qua. Họ là cái tên quen thuộc trong top 10 châu Á, từng 1 lần tham dự World Cup và thường tiến khá sâu ở các giải đấu trẻ. Tuy nhiên theo Thanh Tùng, khoảng cách trình độ giữa bóng đá Trung Quốc và Việt Nam trong những năm qua là không quá xa.
“Trung Quốc ở thời điểm đó luôn được đánh giá cao hơn mình, nhưng tôi tin khoảng cách giữa hai đội không phải là xa. Ở trong hai trận mà Tùng đã thi đấu, các đội trẻ Trung Quốc sử dụng các bài triển khai bóng ngắn, ban bật nhanh. Các cầu thủ chạy biên của họ cũng rất nhanh nên họ thường đánh vào hai cánh của mình. Đó là lối chơi của Trung Quốc ngày đó.
Tuy nhiên, ở thời điểm này ĐTQG của họ có nhiều cầu thủ nhập tịch, có những cầu thủ đang thi đấu tại châu Âu. Trung Quốc hiện nay đang xây dựng một lối chơi khác. Họ là đội bóng rất khác so với các cấp độ trẻ mà tôi từng đối đầu”.
Video đang HOT
Ngày 7/10 sắp tới, ĐT Việt Nam sẽ có chuyến “làm khách” tại UAE để đối đầu với Trung Quốc, trong khuôn khổ vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á. Hiện tại, cả Việt Nam và Trung Quốc đều chưa có được điểm nào. Tuy nhiên đội bóng của chúng ta vẫn xếp trên do hơn chỉ số phụ.
Ở ĐTVN hiện tại có không ít những người bạn, người đồng đội một thời của Tùng “Cóc”.
Đặt hai đội tuyển lên “bàn cân”, cựu cầu thủ của HAGL nhận định: “Rõ ràng ở thời điểm hiện tại thì đội tuyển Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc, Trung Quốc cũng không còn là đội bóng hàng đầu của khu vực. Việc giành thắng lợi trước Trung Quốc là hoàn toàn khả thi. Tôi nghĩ là nếu đặt lên “bàn cân”, Việt Nam và Trung Quốc là hai đối thủ “đồng cân đồng lạng”.
Đội tuyển Việt Nam hiện tại cũng có những điểm giống và khác so với 2 trận đấu tôi từng tham gia. Cái giống là đa số những con người ở tuyển bây giờ đều chơi ở lứa U lên, trong đó nhiều người đã chơi ở cả 2 trận đấu kể trên. Còn điểm khác mà các bạn ấy đã trưởng thành hơn, chơi bóng với trình độ cao hơn. Không còn ham tấn công như hồi trẻ, giờ đây tất cả đã biết đá khoa học hơn. Đó là lối đá “biết mình biết ta” đem đến nhiều thành công cho bóng đá Việt Nam trong những năm qua.
Đã vào tới vòng loại thứ 3 thì chắc chắn không có trận đấu nào là dễ dàng. Ở cuộc đụng độ Trung Quốc sắp tới, tôi nghĩ Việt Nam sẽ chủ động chơi tấn công, bởi trình độ của họ không giống như 2 đối thủ trước đó của Việt Nam là Saudi Arabia và Australia”.
Hoàng Thanh Tùng (áo vàng) tin tưởng một chiến thắng dành cho ĐTVN.
Với sự tự tin như vậy, tiền vệ đang thi đấu cho CLB CAND dự đoán 3 điểm sẽ về tay đoàn quân của HLV Park Hang-seo. Anh cũng tin tưởng những người bạn trưởng thành cùng mình tại khóa I Học viện HAGL JMG sẽ ghi bàn thắng.
“Nếu phòng ngự chắc như ở 2 trận đấu đầu tiên, và biết chắt chiu cơ hội hơn trong những pha phản công thì tôi tin Việt Nam sẽ giành thắng lợi. Tôi dự đoán chúng ta sẽ thắng 2-1 trong một thế trận giằng co. Công Phượng và Văn Toàn là 2 cầu thủ ghi bàn cho chúng ta.
Chúc đội tuyển Việt Nam thi đấu tốt, giành chiến thắng và mang về 3 điểm đầu tay tại vòng loại World Cup!”.
Gia tài của HLV Graechen
15 năm làm việc ở Học viện HAGL JMG và 2 năm dẫn dắt U19 Việt Nam, HLV Guillaume Graechen đã để lại di sản quý báu góp phần vào thành công hiện thời của bóng đá Việt Nam.
Năm 2007, bầu Đức khai trương Học viện HAGL JMG trên đỉnh Hàm Rồng, dồn nguồn lực đầu tư cho đội hình một xuống đào tạo trẻ với mục tiêu làm bóng đá "sạch". Kiến trúc sư đồng hành giúp bầu Đức xây giấc mơ là Guillaume Graechen.
Sau 14 năm, thầy "Giôm" để lại di sản quý giá hơn bất cứ danh hiệu, chiến tích nào. Đó là lứa cầu thủ tài năng, bản lĩnh chiếm trọn tình yêu của người hâm mộ.
HLV Graechen cùng U19 Việt Nam từng đánh bại U19 Australia 2 lần, có những trận ngang ngửa với đội trẻ Nhật Bản, Trung Quốc. Ảnh: Quang Thịnh.
Gia tài sau những thất bại
" Những năm tháng dẫn dắt U19 Việt Nam là kỷ niệm không thể nào quên của tôi. Tôi nhớ khi cùng đội trở về từ giải Đông Nam Á ở Indonesia hồi 2013, hàng trăm người hâm mộ đã chờ chúng tôi tại sân bay".
"Tôi tự hỏi: 'Tại sao đội thua mà họ lại ở đây?' Nếu chúng tôi thắng, họ tới đây là điều hợp lý. Nhưng U19 Việt Nam thua ở chung kết. Tôi đã không tài nào hiểu nổi. Khi tôi ra đường, người ta vồ lấy tôi để chúc mừng, xin chụp ảnh cùng. Họ nói sẽ không bao giờ quên tôi", HLV Graechen từng bồi hồi kể lại với Zing .
Muốn hiểu tình yêu của người hâm mộ dành cho lứa U19 Việt Nam ấy và HLV Graechen, ta phải quay ngược bối cảnh bóng đá Việt Nam về nhiều năm trước.
Sau đỉnh cao AFF Cup 2008, tuyển Việt Nam sa sút dần khi bị loại ở bán kết AFF Cup 2010, vòng bảng 2012. U23 Việt Nam hụt tấm huy chương đồng ở SEA Games 2011 và bị loại ở vòng bảng 2013. Đội tuyển quốc gia tụt dốc, V.League nhuốm màu bạo lực... bào mòn niềm tin của người hâm mộ.
Giữa bối cảnh ấy, U19 Việt Nam với nòng cốt là lứa cầu thủ khóa I, II của HAGL JMG, mang lại hình ảnh cống hiến, đẹp mắt như cơn mưa mát lành rơi trên cánh đồng nứt nẻ. Nhìn lại sau 8 năm, người ta có thể đặt dấu hỏi bóng đá Việt Nam ngày ấy sa sút thế nào mà một đội tuyển trẻ chưa có thành tích đáng kể vẫn tạo ra cơn sốt? Nhưng lật ngược vấn đề, một đội tuyển non nớt như thế được yêu thương, chứng tỏ các cầu thủ ấy phải khác biệt thế nào?
Khác biệt ấy được tạo thành từ triết lý trồng người của HAGL JMG mà Graechen là người thực hiện. Nguyễn Công Phượng, Nguyễn Tuấn Anh, Lương Xuân Trường... lớn lên từ những trận bóng trên đôi chân trần và trưởng thành dưới bàn tay dìu dắt tận tụy của thầy Giôm.
Ông đào tạo cho cầu thủ lối đá ngắn, nhỏ, nhuyễn ở tốc độ cao, cách chơi được đánh giá phù hợp với tố chất con người Việt Nam. Nhưng trên hết, chiến lược gia người Pháp một tay nhào nặn nên tập thể chơi bóng sạch sẽ, chỉ chú tâm thi đấu, không chơi xấu đối thủ, không hành xử thiếu fair-play và luôn cống hiến vì người hâm mộ.
Với Graechen trên băng ghế chỉ đạo, U19 Việt Nam cất lên những khúc trong trẻo mà bóng đá Việt Nam chưa từng chứng kiến. Đội U19 của thầy "Giôm" toàn thắng 3 trận vòng loại U19 châu Á 2013, trong đó có màn hủy diệt U19 Australia. Tại vòng chung kết U19 châu Á 2014, Công Phượng, Xuân Trường làm khó Nhật Bản, cầm hòa Trung Quốc.
Pha solo tung lưới U19 Australia của Công Phượng hay những trận đấu kiên cường trước U19 Nhật Bản mãi là hoài niệm đẹp của bóng đá Việt dù những khoảnh khắc ấy không mang về một chiếc cúp.
HLV Graechen từng thừa nhận U19 Việt Nam của ông chỉ thiếu một chiếc cúp.
Nhiều cầu thủ HAGL góp mặt trong đội hình tuyển Việt Nam được HLV Graechen mài giũa, nhào nặn suốt 8 năm. Đồ họa: Minh Phúc.
Thành quả vô giá
"Nếu có một danh hiệu, mọi thứ sẽ khác rất nhiều. Đó là tiếc nuối lớn với chúng tôi. Nhưng ở khía cạnh khác, đó cũng là điều tốt. Có thất bại, chúng ta mới không ngừng học hỏi và rút kinh nghiệm. Sau mỗi thất bại, chúng ta sẽ tìm ra sai lầm và cố gắng khắc phục ở lần sau. Nếu cứ thắng mãi, chúng ta sẽ nuông chiều bản thân và không cố gắng làm việc chăm chỉ", HLV Graechen chia sẻ.
Danh hiệu là phần thưởng cao quý nhất trong bóng đá. Thầy "Giôm" không có duyên với danh hiệu. Ông cũng không có tấm vé World Cup trẻ danh giá như lứa Quang Hải khi U19 Việt Nam chung bảng với Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc hồi năm 2014. Ở CLB, ông thất bại cùng HAGL tại V.League 2015.
Nhiều năm sau, thầy "Giôm" thừa nhận ông là một phần nguyên nhân thất bại khi quá tự tin và không chịu thay đổi cách tiếp cận. Song, giá trị chàng rể Việt đến từ nước Pháp mang lại là không thể phủ nhận. Lứa U19 Việt Nam của ông đã kéo rất nhiều người hâm mộ trở lại với tình yêu bóng đá.
8 năm sau ngày Graechen cùng học trò được chào đón ở sân bay, lứa trẻ của HAGL vẫn được yêu quý, ngưỡng mộ. Với nhà sư phạm bóng đá trẻ, không niềm hạnh phúc nào lớn hơn được chứng kiến những học trò nên người, trở thành ngôi sao bóng đá Việt.
Xuân Trường đã trở lại mạnh mẽ, Công Phượng vừa cưới vợ, Văn Thanh, Văn Toàn đang ở đỉnh cao còn Tuấn Anh luôn rất đẳng cấp. Họ đều đã được chuẩn bị sẵn cho cuộc sống hậu bóng đá. Rất cầu thủ từng được Graechen là nòng cốt của tuyển Việt Nam ngày nay. Quan trọng hơn, họ vẫn mang cốt cách của lứa U19 năm nào, vẫn khiến người hâm mộ yêu mến và cảm phục.
Không giành danh hiệu chính thức nào, nhưng HLV Graechen tạo được bản sắc cho mọi đội bóng ông huấn luyện, giúp HAGL cùng U19 Việt Nam chiếm cảm tình từ người hâm mộ. Ảnh: Quang Thịnh.
"Cho đến nay, tôi vẫn giữ những tấm ảnh chụp các học trò khóa I nhận chiếc giày đầu tiên trong sự nghiệp. Tôi còn nhớ ngày vượt qua bài kiểm tra để được mang giày, các cậu ấy chạy vòng quanh sân la hét vì quá sướng. Hồi đó, họ đề xuất đôi giày nào, học viện mua tặng đôi đó. Bây giờ, cầu thủ có điều kiện hơn nhưng hồi xưa, đôi giày là cả một gia tài với cầu thủ trẻ", HLV Graechen kể lại với báo chí.
U23 Việt Nam lọt vào chung kết U23 châu Á với những Công Phượng, Xuân Trường, Văn Toàn, Văn Thanh, Hồng Duy trong đội hình. Tuyển Việt Nam vào tới vòng loại cuối cùng World Cup 2022 với ít nhất 6, 7 cầu thủ HAGL. Nòng cốt lứa HAGL của Kiatisuk Senamuang đứng đầu bảng trước khi V-League hủy.
Nỗ lực của bầu Đức cùng thầy "Giôm" cũng củng cố con đường mới của bóng đá Việt Nam: Muốn thành công, không có lựa chọn nào khác ngoài đào tạo trẻ.
Nhờ chân đế đào tạo vững chắc cùng lứa cầu thủ vẹn toàn cả trong chuyên môn lẫn đạo đức, bóng đá Việt Nam đã thoát khỏi vũng lầy khó khăn để vút bay. HLV Graechen đã chia tay HAGL JMG, nhưng sứ mệnh của ông chưa dừng lại khi thầy "Giôm" lại đang ươm một vụ mùa mới cùng Học viện Nutifood JMG. Người hâm mộ có quyền kỳ vọng vào những Công Phượng, Xuân Trường, Văn Toàn mới sẽ trưởng thành dưới bàn tay của người thầy tận tụy này.
Chốt thời điểm U23 Việt Nam lên đường dự vòng loại U23 châu Á 2022 Theo kế hoạch, U23 Việt Nam sẽ lên đường tham dự vòng loại U23 châu Á 2022 vào ngày 8/10 tới. Trong quá trình tham dự vòng loại U23 châu Á 2022, U23 Việt Nam sẽ có chuyến tập huấn tại UAE. Chính vì thế, dù đến ngày 27/10, thầy trò HLV Park Hang Seo mới có trận đấu đầu tiên nhưng toàn...