Hoảng sợ vì bỗng dưng trở thành “tù nhân” của mẹ chồng
Ngày anh dẫn tôi về ra mắt, sự đón tiếp chu đáo và ấm áp của mọi người khiến tôi vô cùng hạnh phúc. Chỉ có điều, dù cố gắng thế nào tôi cũng không thể tiếp cận mẹ anh.
Ảnh minh họa.
Bà tìm đủ lý do để tránh mặt tôi, lúc tôi ở trên nhà thì bà lúi húi dưới bếp, tôi chủ động xuống bếp nấu nướng với bà thì bà chạy lên nhà, tất bật rót nước, pha trà.
Chỉ đến khi tôi và anh chào mọi người để trở lại thành phố, bà mới chịu đối diện với tôi, ánh mắt sắc như dao cau của bà khiến tôi nổi gai ốc.
Tâm trạng tôi trước khi cưới khá tệ, anh không ngừng hỏi: “Em làm sao vậy? Có vấn đề gì không thể nói với anh được à?”. Tôi thở hắt ra: “Em đồng ý cưới vì rất yêu anh đấy, anh biết không? Nhưng mà…”. Anh sốt ruột: “Nhưng làm sao? Em phải nói ra thì chúng mình mới giải quyết được chứ”.
Tôi quyết định nói hết: “Đã bao giờ anh hỏi vì sao mẹ anh ghét em chưa? Em đã làm gì có lỗi với bà đâu nhỉ? Chẳng nhẽ mẹ chồng nàng dâu nào trên đời này cũng phải dè chừng nhau như vậy? Cưới xong chúng mình sẽ ở nhà anh phải không?”.
Nghe tôi nói xong, anh lắc đầu: “Em lẩn thẩn rồi à? Chúng mình đã thuê nhà riêng ở thành phố để tiện cho công việc của hai đứa. Bố mẹ anh vẫn ở quê, thỉnh thoảng có việc gì chúng mình mới về thôi. Em yên tâm, mẹ anh là người tốt, bà không khắc nghiệt như em nghĩ đâu, dần dần em sẽ cảm nhận được tình cảm thực sự của bà”.
Đúng như anh nói, sự lo lắng của tôi có vẻ hơi thừa, chúng tôi được sống riêng, thời gian đầu tuy vất vả về kinh tế nhưng tự do mới là trên hết, vợ chồng tôi sung sướng tận hưởng điều quý giá ấy.
Nhưng khi tôi có bầu, mẹ chồng có lý do để xen vào cuộc sống riêng của chúng tôi, bà thường xuyên lên thăm cháu và bắt đầu gây áp lực cho tôi từ việc ăn gì, uống gì, thậm chí tôi mặc gì bà cũng lắc đầu: “Tháng rồi chứ có ít đâu, con phải mặc váy bầu mới được”.
Video đang HOT
Người tôi khi ấy vẫn còn thon gọn, tôi không thích mặc váy bầu mà chọn cho mình loại quần co dãn thoải mái, mặc cùng áo phông cho năng động, nhưng mẹ chồng không hài lòng, bà liên tục càu nhàu chuyện trang phục của tôi. Để đỡ “điếc tai”, tôi sắm sẵn vài chiếc váy bầu, lần nào bà lên thăm tôi mới mặc, bà về quê là tôi lại thích gì mặc nấy.
Khi tôi sinh nở, bà nhất quyết đón mẹ con tôi về quê để tiện chăm sóc. Tôi không thể từ chối vì bà dọa: “Phụ nữ sinh con phải kiêng khem và giữ gìn nhiều thứ lắm, không kiêng là… chết”.
Thời gian ấy tôi mới thực sự được nếm đủ thứ “gia vị” ở nhà chồng. 1 tuần sau sinh, bà vẫn không cho tôi tắm, cửa sổ trong phòng lúc nào cũng đóng im ỉm, bà còn giấu điện thoại, không cho tôi mó tay vào… Nhất cử nhất động của tôi đều được mẹ chồng theo dõi sát sao. Tôi thấy mình không khác gì tù nhân của bà.
Hết tháng kiêng cữ, bà chuyển hẳn sang “chế độ” khác. Sáng sớm, trong lúc tôi còn say giấc nồng, bà gọi như hò đò: “Dậy đi, giờ này còn ngủ à?”.
Thời gian ngái ngủ của tôi cũng không có, bà vào phòng, lật chăn, cuốn màn, mở bung cửa sổ làm tôi chói mắt, tỉnh như sáo. Tôi cảm thấy rất khó chịu nhưng vẫn tìm cách khéo léo để góp ý bà: “Sao mẹ đánh thức cháu dậy sớm thế ạ? Nó đang ngủ say mà”. Bà giải thích: “Trẻ con cần phải dậy sớm để ăn uống, không thể hai bữa dồn một, hại dạ dày”.
Tôi lồm cồm bò dậy pha sữa cho con, chưa nhét được bình sữa vào miệng con, mẹ chồng lại cằn nhằn: “Pha sữa vào bát thì làm sao mà cứ phải pha trong bình?”. Tôi nản đến mức không muốn giải thích thì bị bà kết tội “mặt xưng mày xỉa” với mẹ chồng.
Có hôm thấy chồng về, tôi tủi thân đến chảy nước mắt, anh an ủi: “Em chịu khó một tí, ở đây khoảng 3 tháng, anh sẽ đón em về”. Tôi đếm từng ngày, đến khi hết hạn “tù giam lỏng”, tôi chưa kịp hí hửng thì mẹ chồng tuyên bố: “Để mẹ lên chăm cháu”.
Tôi biết, mình từ chối khéo đến mấy cũng khiến bà nghĩ tôi ghét bà, tôi đành ngậm ngùi chịu đựng bà thêm vài tháng, tự an ủi bản thân, dù sao khi ở nhà riêng của chúng tôi, bà sẽ bớt “điều khiển”.
Nhưng tôi đã sai, đến cái áo, chiếc quần tôi sắm cho con cũng phải thông qua “kiểm duyệt” của mẹ chồng, bà giằng lấy đem giặt, phơi khô rồi cất vào một góc tủ, không cho cháu mặc ngay. Bà chỉ thích cháu mặc đồ cũ của anh chị em họ mà bà tự tay “sưu tầm”, bà giải thích rất vô lý: “Da trẻ con mềm và mỏng lắm, mặc đồ mới không tốt, xài đồ cũ cho lành”.
Tôi bực mình, bàn với chồng: “Mình thuê người giúp việc rồi nói khéo để mẹ anh về quê có được không? Em có cảm giác mình chỉ là một người mẹ bù nhìn, con em đẻ ra mà em không được chăm sóc nó theo ý mình”.
Mẹ chồng bàng hoàng vì "lỡ" nghe cuộc điện của con dâu ngoan hiền
Vừa mới 'chân ướt chân ráo' đến nhà tôi, con dâu đã 'lăn' vào bếp, tôi thử thái độ của nó bằng một lời đề nghị: 'Con cứ để đấy mẹ làm cho'.
Ảnh minh họa.
Không ngờ con dâu tôi đáp lại vô cùng tỉ mỉ và thật thà: "Mẹ ơi, trước khi về đây, con đã được bố mẹ con dạy rằng, một nàng dâu tốt phải biết cùng mẹ chồng quán xuyến việc nhà, chăm lo, vun vén cho cuộc sống gia đình.
Khi con đảm việc nhà thì kể cả không sống chung với bố mẹ chồng, con vẫn khiến bố mẹ hoàn toàn yên tâm "giao" con trai cho mình, hihi. Nếu mẹ thấy con còn lóng ngóng việc gì hoặc chưa biết làm việc nhà, con mong mẹ hãy dạy con những "chiêu thức" tối thiểu, mẹ nhé".
Thấy con dâu sáng sớm tất bật đi làm, tối còn mang việc về nhà, tôi không khỏi băn khoăn: "Con làm việc nhiều thế có bị quá tải không? Phụ nữ nên giữ gìn sức khỏe con nhé, mình còn cả đời để làm việc cơ mà".
Lần này, câu trả lời của con dâu lại khiến tôi mát gan mát ruột: "Con biết người chồng nào cũng phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ trụ cột trong gia đình, chăm lo cho vợ. Nhưng con không muốn mình hoàn toàn phụ thuộc vào anh Tùng.
Nhìn thấy con trai mình vất vả, có bố mẹ nào không phiền lòng, phải không mẹ? Con là vợ nên nhiệm vụ của con là phải biết kề vai chia sẻ gánh vác gia đình cùng anh ấy.
Việc con đi làm, có lương và tài chính vững vàng cũng đồng nghĩa với việc con không phụ thuộc vào người khác. Điều này giúp con tự tin hơn trong cuộc sống gia đình".
Có một đứa con dâu ngoan ngoãn và hiểu chuyện, tôi không khỏi tự hào. Một hôm bà hàng xóm sang chơi, thấy bếp nhà tôi ngăn nắp, bóng loáng thì tỏ ra nghi ngờ: "Bà làm hết việc nhà đấy à? Đáng lẽ bà phải dạy bảo con dâu chứ?". Tôi phải đính chính ngay: "Ấy ấy, con dâu tôi làm hết đấy, nó không để tôi mó tay vào bất cứ việc gì. Thú thật, từ ngày con bé về đây, tôi học tập ở nó được nhiều điều.
Con dâu tôi không chỉ giỏi giang mà còn rất hiểu tâm tư tình cảm của bố mẹ chồng. Nó bảo, tôn trọng sự lựa chọn và cách sống của bố mẹ chồng, hiếu thuận với bố mẹ chồng thì mới được bố mẹ chồng quý trọng và yêu thương mình như con đẻ".
Tưởng nghe thế thì bà hàng xóm sẽ phải xuýt xoa về con dâu tôi, không ngờ biểu cảm của bả có vẻ rất nghiêm trọng: "Tôi thấy con dâu bà không phải dạng vừa đâu, sao nó dám lên mặt với bố mẹ chồng thế nhỉ?".
Bình luận vô lý của bà hàng xóm làm tôi bức xúc: "Bà hiểu nhầm con bé rồi, bà phải chung sống với nó mới biết nó thật lòng yêu thương, kính trọng tôi. Nó chân thành và thẳng thắn chứ không phải kiểu người nịnh hót đâu. Nói chung, tôi hoàn toàn yên tâm về con bé".
Không "cãi lại" được tôi, nhưng trước khi ra về, bà hàng xóm vẫn kịp buông thêm một câu: "Nếu có gì cần tư vấn thì bà cứ sang nhà tôi nhá". Chẳng hiểu bả có ý gì nhưng nhìn thái độ là tôi biết bả ghen tức vì tôi có được một cô con dâu ngoan hiền chứ không đanh quánh như con dâu bả.
Một buổi tối, con dâu tôi bất ngờ đề nghị: "Mẹ ơi, mẹ con mình đi mua sắm nhé". Tôi xua tay: "Ấy thôi, mẹ mua đủ thực phẩm cho hai ngày tới rồi con ạ".
Con bé lại phải nhỏ nhẹ phân tích: "Mẹ à, sáng nay con vừa đọc một bài viết của chuyên gia tâm lý, người ta bảo, cùng nhau đi mua sắm là điều cực kỳ quan trọng để duy trì sự hài hòa trong quan hệ mẹ chồng nàng dâu. Con có sở thích riêng là đi mua sắm, thỉnh thoảng con muốn đưa mẹ đi cùng để mẹ con mình có dịp chia sẻ niềm vui và gần gũi hơn".
Dù người ngoài bảo con dâu tôi lắm điều, hay tỏ vẻ hiểu biết nhưng nó luôn nói ra hết suy nghĩ của mình, đó là điều khiến tôi cảm thấy hài lòng và yên tâm rằng nó không "âm mưu" hay giấu diếm mình chuyện gì.
Tôi cứ ngỡ mình là một bà mẹ chồng may mắn, nhưng một lần vô tình nghe được cuộc "nấu cháo" điện thoại giữa con dâu và bạn thân của nó, tôi rụng rời chân tay: "Trước khi cưới, lão Tùng bảo với tao là ông bà già chuẩn bị mua một căn hộ chung cư bằng tiền tiết kiệm đấy mày ạ.
Tao không phải đứa ngốc đâu nhé, bây giờ tao cứ sắm vai dâu hiền dâu đảm để ông bà ấy yêu thương, tin tưởng mình. Sau này ông bà ấy để vợ chồng tao làm chủ căn hộ mới rồi thì... tao xin lỗi, tao sẽ là chính mình, hihi.
Mẹ chồng tao về hưu rồi, địa vị xã hội và mối quan hệ của bả giảm đi, bây giờ tao mới là người phụ nữ quyền lực nhất trong gia đình".
Cuối tuần "ác mộng" của nàng dâu 'Yêu rồi cưới là chuyện hết sức bình thường mà' - tôi giải thích thế nào anh cũng không nghe, cứ một mực khẳng định: 'Em đừng nằm mơ, hôn nhân không đơn giản đâu'. Tôi cãi: 'Anh trải qua chưa mà biết?'... Ảnh minh họa. Những do dự hay tranh cãi ấy chẳng thể ngăn cản đám cưới định mệnh của chúng...