Hoang mang sau khi cắt hẹp bao quy đầu
Em năm nay 17 tuổi, bị hẹp quy đầu nên đã phẫu thuật. Giờ em lo lắng vì bao quy đầu không tuột được nữa. Em phải làm sao? (Hua).
Ảnh minh họa: Tổ Ấm Việt.
Trả lời:
Chào em,
Với chẩn đoán hẹp bao quy đầu như trường hợp của em, xử trí cắt bao quy đầu là cần thiết. Thủ thuật này giúp giải phóng phần quy đầu dương vật ra khỏi lớp da quy đầu hẹp. Như thế ko chỉ tạo điều kiện cho “cận bé” có thể tăng trưởng tiện lợi hơn mà còn ngăn ngửa hiện trạng viêm nhiễm do bựa sinh dục tích tụ dưới lớp bao quy đầu hẹp. Về cơ bản, đây là 1 can thiệp thấp cho sức khỏe của em.
Video đang HOT
Cắt bao quy đầu là một thủ thuật khá đơn giản, ít đau, không cần nằm viện và thường phục hồi nhanh chóng sau vài ngày đến một tuần. Những ngày đầu, em có thể có chút cảm giác khó chịu và đau rát ở “cậu bé”, nhất là lúc cương cứng, một số có thể rịn ra ít máu từ vết khâu. Tuy nhiên, đa số đều sẽ nhanh chóng mất đi, vết thương lành tốt và hoàn toàn ko ảnh hưởng gì đến sinh hoạt. Trong thời gian này chỉ cần lưu ý vệ sinh bằng nước ấm, hạn chế để nhiễm trùng.
Đương nhiên, sau lúc đã tiến hành thủ thuật cắt bao quy đầu, phần da quy đầu còn lại sẽ ko thể phủ lên quy đầu nữa, hoặc chỉ phủ 1 phần nhỏ. Do vậy, việc em ko tuột lên trở lại được là bình thường, và điều này hoàn toàn không ảnh hưởng gì lên sức khỏe cả.
Cũng xin chia sẻ thêm, khi mới được giải phóng, phần quy đầu có màu hồng tươi, lớp da có vẻ mịn mỏng và dể bị kích thích, theo thời gian, màu sắc sẽ sậm hơn, lớp da sẽ khô, dày hơn, và chịu được kích thích phải chăng hơn. Tất cả điều này đều ko ảnh hưởng xấu lên sức khỏe của em.
Thân ái.
Theo Bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ
Sau khi "tự sướng", 4 tháng sau người đàn ông sợ hãi khi nhìn "cậu nhỏ" phải cấp cứu gấp
Một người đàn ông đã phải nhập viện sau khi "cậu nhỏ" của anh sưng to tới mức trông không khác gì tinh hoàn thứ hai buộc anh phải tiến hành phẫu thuật.
Người đàn ông 29 tuổi giấu tên ở Ấn Độ đã phải chịu đựng tình trạng "cậu nhỏ" sưng to một cách bất thường từ 4 tháng trước. Được biết, nam bệnh nhân bắt đầu gặp vấn đề sau khi "tự sướng" và kể từ đó bao quy đầu dần dần sưng lên trong suốt 16 tuần.
Chỉ tới khi vết sưng quá lớn khiến người đàn ông không thể quan hệ được nữa thì anh mới chịu tới bệnh viện khám. Các bác sĩ tại Bệnh viện Global Rainbow Hospitals ở Agra, Ấn Độ sau khi kiểm tra nhận thấy phần bao quy đầu của nam bệnh nhân mềm oặt, chảy xuống và bị sưng to 7cmx6cm trông giống như một tinh hoàn thứ ba, không có dấu hiệu đau đớn và vẫn có thể cương cứng bình thường.
Phần đầu dương vật của người đàn ông sưng to.
Người đàn ông được chẩn đoán mắc bệnh paraphimosis (thắt nghẹt bao quy đầu) - một tình trạng đau cấp tính khi bao quy đầu được kéo trở lại phía sau đầu dương vật và bị kẹt ở đó. Các bác sĩ cảnh báo tình trạng này sẽ ngăn chặn máu lưu thông tới dương vật của nam bệnh nhân và có thể dẫn tới những biến chứng đáng sợ bao gồm hoại tử, thậm chí phải cắt bỏ dương vật
Đầu tiên, các bác sĩ đã cố gắng rút chất lỏng ra khỏi chỗ sưng bằng kim nhưng điều đó không hiệu quả nên họ đã chọn cách cắt bao quy đầu. Theo các bác sĩ, tình trạng của người đàn ông xảy ra do bao quy đầu quá hẹp nên khi kéo nó xuống đã không thể kéo quay trở lại như bình thường. Hiện tại, sau phẫu thuật, nam bệnh nhân đã hồi phục và "cậu nhỏ" hoàn toàn bình thường trở lại.
Paraphimosis là gì?
Paraphimosis là một tình trạng trong đó bao quy đầu của một người đàn ông bị sưng và mắc kẹt lại sau đầu dương vật và không thể trở lại bình thường. Theo nghiên cứu của Mayo Clinic, tình trạng này ảnh hưởng đến khoảng 1% nam giới trên 16 tuổi trên toàn thế giới.
Nó có thể được kích hoạt bởi các bệnh lây truyền qua đường tình dục, các tình trạng da như eczema hoặc bệnh vẩy nến, hoặc do vệ sinh kém gây nhiễm trùng hoặc viêm.
Paraphimosis làm cho đầu dương vật bị đau và sưng vì nguồn cung cấp máu bị hạn chế bởi bao quy đầu bó chặt. Nếu không được điều trị, tình trạng thắt nghẹt này có thể dẫn đến hoại tử.
Bệnh nhân gặp phải vấn đề này cần điều trị ngay lập tức, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Trong một số trường hợp, bao quy đầu có thể bị đẩy lùi về vị trí khi bệnh nhân sử dụng thuốc giảm đau, trong những trường hợp khác, một khe nhỏ có thể phải được thực hiện trên da để giảm áp lực, hoặc trong trường hợp nghiêm trọng cắt bao quy đầu hoặc thậm chí cắt bỏ dương vật nếu cần thiết.
Các chuyên gia khuyên bạn nên rửa nhẹ nhàng bên dưới bao quy đầu mỗi ngày bằng nước ấm và xà phòng nhẹ để tránh viêm nhiễm.
Theo Khám phá
Bao quy đầu là gì, các bệnh thường gặp ở bao quy đầu Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến hiện tượng hoặc dài bao quy đầu ở nam giới. Và bạn thắc mắc bao quy đầu là gì mà có thể gây nhiều hiện tượng phiền toái như vậy? Để giúp nam giới khám phá rõ hơn về chức năng của bao quy đầu và những bệnh thường gặp ở bao quy đầu, sau đây...