Hoang mang “ma trận” sữa xách tay
Có lẽ chưa có mặt hàng xách tay nào được bày bán, quảng cáo nhộn nhịp, công khai như sữa.
Meiji cảnh báo hàng xách tay của hãng bán tại Việt Nam không đạt chuẩn, có nguy cơ làm giả
Giá rẻ, lại là hàng ngoại nên nhiều bà mẹ lùng mua sữa xách tay cho con dùng mà không cần biết đây cũng là mặt hàng dễ bị làm giả, tẩy xóa hạn sử dụng…
Khó phân biệt thật-giả
Có lẽ chưa có mặt hàng xách tay nào được bày bán, quảng cáo nhộn nhịp, công khai như sữa. Theo tìm hiểu của PV Báo Giao thông, trên thị trường hiện nay, sữa xách tay đa phần được rao bán tại các trang web mua sắm trực tuyến. Từ Nan, Friso, Gallia, Nutriben, Novalac, Modilac… tới Meiji, S26, Ensure… tất cả đều được rao bán là hàng xách tay “xịn” đảm bảo chất lượng, giá cả phải chăng. Giá bán của những loại sữa này đều thấp hơn so với hàng nhập khẩu chính thống trên dưới 100 nghìn đồng/hộp. Lý do được người bán đưa ra rất thuyết phục: “Hàng xách tay không bị tính thuế, không phải chiết khấu nhiều cho đại lý phân phối như hàng nhập”.
Khi được hỏi, tại sao lại chọn mua sữa xách tay, chị Nguyễn Thị Linh (Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: “Nhiều người nói rằng, sữa xách tay qua đường hàng không về nhanh hơn nên đảm bảo chất lượng tốt hơn. Còn sữa nhập khẩu lênh đênh trên biển có thể kéo dài cả tháng nên chất lượng không tốt bằng”. Tuy nhiên, khi được hỏi có chắc chắn về nguồn gốc sản phẩm xách tay, chị Linh chỉ cười: “Mua theo giới thiệu của bạn bè, còn làm sao để phân biệt sữa giả, thật thì cũng chịu”!
Thậm chí, trên các fanpage, nhiều mẹ còn rủ nhau mua sữa xách tay thanh lý do cận date về cho con uống bởi giá rẻ. Chị H.T.T, người tự hào có kinh nghiệm “săn” hàng sữa cận date cho biết: “Thường sữa chỉ còn hạn khoảng 1 tháng, giá sẽ giảm được một nửa hoặc hơn thế. Nhà mình cũng chả dư giả gì nên có cơ hội là tranh thủ mua sữa hãng tốt, giá lại rẻ, tiện cả đôi đường”.
Video đang HOT
Trước nạn sữa xách tay giả, hội “các mẹ bỉm sữa” còn truyền nhau kinh nghiệm để phân biệt hàng thật-giả. Theo đó, vỏ hộp sữa “xịn” phải nguyên vẹn, không méo mó, không bị lỗi về mặt font chữ, hình ảnh sắc nét, không mờ nhòa. Hạn sử dụng thường không bị mờ, không có dấu hiệu sửa, xóa… thường được viết ngược theo “năm/tháng/ngày” và dập nổi, dùng móng tay cạo nếu không bong, tróc mới là hàng xịn và hạn sử dụng thường là 1,5 năm tính từ ngày sản xuất. Nếu đem pha với nước nóng: Sữa thật sẽ ngậm nước nổi lên và khuấy mới tan còn sữa giả thì lại tan rất nhanh dù chưa hề khuấy.
Tuy nhiên, bình luận về nội dung trên, chị Phạm Huỳnh Yến (Gia Lâm, Hà Nội) vẫn chưa hết nghi ngại: “Mình cũng đang cho con dùng sữa xách tay của Nhật, khi bỏ sữa vào bình nước tan nhanh lắm. Nhưng khi đọc một số thông tin khác trên mạng lại nói sữa tan nhanh là sữa thật. không biết đâu mà lần”.
Sữa xách tay, dễ “dính” hàng trôi nổi
Mới đây, đích thân hãng sữa Meiji của Nhật Bản đã gửi văn bản đề nghị cơ quan chức năng Việt Nam không cấp phép nhập khẩu và không thông quan đối với sản phẩm sữa bán trong nội địa Nhật Bản vào thị trường Việt Nam. Sở dĩ, DN phải nêu kiến nghị này bởi họ bắt gặp sữa Meiji xách tay (hàng chỉ được sản xuất cho thị trường nội địa Nhật Bản) xuất hiện tràn lan tại thị trường Việt Nam. Theo Meiji, loại sản phẩm trên chỉ đáp ứng với quy định của Nhật Bản nhưng không phù hợp với tiêu chuẩn dinh dưỡng của Việt Nam. “Điều này là do sự khác biệt trong tiêu chuẩn về thành phần dinh dưỡng và nhu cầu các chất dinh dưỡng khác nhau giữa người Nhật Bản và người Việt Nam”, đại diện hãng sữa Meiji lý giải.
Mỗi nước đều có quy chuẩn, tiêu chuẩn dinh dưỡng phù hợp với thể trạng người dân nước đó, tuy nhiên cũng có sản phẩm được sản xuất nhằm thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng trong khu vực. Vì thế, khi mua sản phẩm nhập khẩu, người tiêu dùng cần tham khảo thành phần giá trị dinh dưỡng có phù hợp với người Việt Nam hay không… Đó là chưa kể tới những sản phẩm nhập khẩu cần phải tuân theo nguyên tắc, điều kiện bảo quản của nhà sản xuất mới có thể đảm bảo chất lượng”. Bác sỹ Nguyễn Trọng Hưng (Viện Dinh dưỡng Quốc gia)
Ngoài ra, Meiji cho rằng hàng xách tay khi về tới Việt Nam có khả năng việc quản lý hạn sử dụng và chất lượng không thực hiện đúng cách dẫn tới chất lượng sản phẩm xuống cấp, gây hại cho người tiêu dùng. Hãng này cũng không loại trừ khả năng sản phẩm của mình bị làm giả tại thị trường Việt Nam.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục ATTP, Bộ Y tế thừa nhận, với mặt hàng dinh dưỡng, nếu không được bảo quản tốt trong quá trình lưu thông có thể làm ảnh hưởng chất lượng của sản phẩm. “Người tiêu dùng tuyệt đối không nên sử dụng hàngsữa xách tay không có nhãn phụ vì có thể dính hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của trẻ. Cần phải cảnh giác trong việc sử dụng các loại sữa “xách tay” từ Nhật về rồi “sang tay” buôn bán trong nước.
Bởi lẽ, theo quy định, hàng “xách tay” từ nước ngoài về không được phép lưu thông buôn bán trên thị trường, nếu không sẽ vi phạm Luật Thương mại. Hơn nữa, chất lượng các loại sản phẩm này không có đơn vị nào chịu trách nhiệm”, ông Phong nhấn mạnh.
Theo_24h
Tỷ giá dự báo thay đổi lớn và nhanh hơn
Nhận định về thị trường ngoại hối thời gian qua, Báo cáo Kinh tế vĩ mô tháng 5/2016 của Trung tâm Nghiên cứu BIDV cho rằng, diễn biến tương đối ổn định, tỷ giá có xu hướng tăng nhẹ và dao động trong biên độ 22.290-22.320 VND/USD.
Tỷ giá USD/VND có thể tăng từ 2-3% để phù hợp với các diễn biến thị trường trong những tháng còn lại của năm 2016.
Các yếu tố tác động chủ yếu do: thị trường ngoại hối quốc tế đang dịch chuyển theo hướng tăng giá USD; kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chủ động điều chỉnh tỷ giá trung tâm tăng theo diễn biến của thị trường quốc tế, cũng như tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân hàng.
Thị trường ngoại hối, theo Báo cáo của BIDV, sẽ duy trì sự ổn định trong tháng 6/2016 do cán cân thương mại vẫn ở mức tích cực. Theo đó, dự kiến trong tháng 6, tỷ giá biến động trong biên độ 22.300-22.500VND/USD. Mặc dù vậy, báo cáo này cũng cảnh báo rằng, nhiều khả năng Fed sẽ nâng lãi suất trong tháng 6 này.
"Có thể nhận định, tỷ giá sẽ có những thay đổi lớn hơn, nhanh hơn trong những tháng còn lại của năm 2016" - Phó tổng giám đốc OCB Đinh Đức Quang.
Thực tế, trong 5 tháng đầu năm 2016, kinh tế Mỹ tiếp tục đà tăng trưởng, có nhiều chuyển biến tích cực: doanh số bán lẻ của Mỹ tháng 4/2016 tăng 1,3% so với tháng trước đó, mức tăng cao nhất kể từ tháng 3/2015; tỷ lệ thất nghiệp chỉ còn 5% trong tháng 4/2016; lạm phát tháng 4/2016 tuy tăng 1,1% so với cùng kỳ năm trước (mức tăng cao nhất trong vòng 3 năm qua), nhưng vẫn cách xa so với mục tiêu (2%) và dự báo sẽ ổn định trong các tháng còn lại của năm.
"Số liệu kinh tế tích cực là cơ sở để Fed xem xét nâng lãi suất trong tháng 6, với mức dự đoán là 0,25% nếu tỷ lệ lạm phát gần mức mục tiêu và có ít lo ngại hơn về đà tăng trưởng chậm của kinh tế toàn cầu", TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế nói.
Liên quan đến vấn đề này, ở góc độ người theo dõi thị trường, ông Đinh Đức Quang, Phó tổng giám đốc OCB phân tích, thứ nhất, việc Fed có thể tăng lãi suất trong phiên họp tháng 6/2016 không phải là thông tin mới mang tính bất ngờ, mà ngay từ cuối năm 2015, thị trường đã tính toán đến các khả năng Fed có thể nâng lãi suất vài lần (mỗi lần 0,25%) trong năm 2016. Bản thân các mức lãi suất ngắn và trung hạn của đồng USD đã tính vào các dự báo này. NHNN cũng đã tính toán các thay đổi này vào các mức điều chỉnh tỷ giá USD/VND vào cuối năm 2015 để tạo sự ổn định cho những tháng đầu năm 2016. Do vậy, nhiều khả năng NHNN sẽ chưa điều chỉnh ngay tỷ giá USD/VND nếu Fed quyết định tăng lãi suất trong tháng 6.
Thứ hai, nhìn vào bức tranh tổng thể các nguồn cung cầu ngoại tệ vào ra Việt Nam trong 5 tháng đầu năm, có thể thấy được sự thặng dư từ nhiều nguồn như xuất nhập khẩu, kiều hối, đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài; ngoài ra còn có nguồn cung từ sự chuyển đổi từ tích lũy ngoại tệ của cá nhân sang VND, sau khi lãi suất huy động USD giảm về 0%/năm. Thông tư 07/2016/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 24 cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu vay ngoại tệ đến 31/12/2016, tuy nhiên, đối tượng này có nguồn thu ngoại tệ để trả nợ vay ngoại tệ. Do vậy, nếu NHNN vẫn duy trì chính sách quản lý huy động USD với lãi suất 0%/năm, thì thị trường chưa thấy khả năng diễn biến trái chiều với tình hình trong 5 tháng đầu năm.
Thứ ba, có một yếu tố mà thị trường sẽ phải cân nhắc, đó là nhu cầu nhập khẩu mạnh mẽ hơn trong nửa sau của năm 2016. Trong 5 tháng đầu năm nay, tín dụng toàn ngành tăng khoảng 5%, một mức tăng khá so với cùng kỳ những năm trước. Tuy nhiên, toàn ngành đã lên kế hoạch tăng tín dụng từ 18-20% trong năm nay, do vậy, hoàn toàn có khả năng tín dụng các tháng tới sẽ tốt hơn. Trong đó, chắc chắn sẽ phát sinh nhu cầu vay trả ngoại tệ, nên việc mua bán ngoại tệ sẽ nhộn nhịp hơn và trong quá trình này, sẽ có những thời điểm cung cầu thị trường có chênh lệch đáng kể. Cơ quan quản lý đã áp dụng cơ chế tỷ giá trung tâm để bám sát hơn thực tế thị trường và đây sẽ là công cụ linh hoạt hơn trong việc định hướng tỷ giá, đáp ứng các nhu cầu, kỳ vọng hơn là cách cơ quan quản lý chỉ dùng dự trữ ngoại hối để can thiệp, hỗ trợ.
"Có thể nhận định, tỷ giá sẽ có những thay đổi lớn hơn, nhanh hơn trong những tháng còn lại của năm 2016. Thông điệp của cơ quan quản lý gần đây cũng luôn mong muốn doanh nghiệp, cá nhân phải hiểu rõ, bám sát thị trường, chủ động quản lý rủi ro, không trông chờ vào sự bao cấp, che chắn, bảo vệ rủi ro từ cơ quan quản lý. Những sự điều chỉnh hợp lý từ 2-3% cho tỷ giá USD/VND hoàn toàn có thể xảy ra để phù hợp với các diễn biến thị trường, phù hợp với các bứt phá mạnh mẽ hơn từ tăng trưởng tín dụng, lưu chuyển tiền tệ, nhu cầu tiêu thụ, thúc đẩy sản xuất kinh doanh hướng đến mục tiêu tăng trưởng GDP mạnh mẽ hơn trong những quý còn lại của năm 2016", ông Quang nhấn mạnh.
Nhuệ Mẫn
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Quản lý vốn nhà nước: cần động lực và sức ép mới Tại Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, Quốc hội giao Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu, hình thành cơ quan quản lý vốn và tài sản nhà nước tại DN phù hợp với tình hình mới. Tiếp sau chủ trương này, trong cuộc làm việc với Bộ Tài chính mới đây, Phó...