Hoàng hậu Jordan đối mặt cáo buộc mua sắm “vung tay quá trán”
Hoàng hậu Jordan đang đối mặt với các câu hỏi về số tiền mua sắm quần áo bị cho là cao nhất so với bất kỳ thành viên hoàng gia nào của Jordan.
Hoàng hậu Jordan. Ảnh: Getty Images
Hoàng hậu Jordan đang đối mặt với các câu hỏi về số tiền mua sắm quần áo bị cho là cao nhất so với bất kỳ thành viên hoàng gia nào của Jordan.Văn phòng của Hoàng hậu Jordan Rania Al Abdullah hôm 17.1 công bố một video tìm kiếm sự ủng hộ của công chúng sau khi trang web UFO No More nói rằng giá trị tủ quần áo của bà cao hơn bất kỳ thành viên hoàng gia nào.
Hồi đầu tháng, văn phòng của Hoàng hậu Rania cũng phản pháo thông tin của trang web cho biết chi phí quần áo của bà trong năm 2017 cao bất thường.
Trong video mới, ghép các clip của Hoàng hậu nói bằng tiếng Anh và tiếng Arab, bà Rania thảo luận về những thách thức mà giới trẻ Arab phải đối mặt và cuộc chiến đang diễn ra ở Trung Đông.
“Chúng ta đã quen với tin tức về những người di cư chết trên biển, với hình ảnh những đứa trẻ đẫm máu được kéo ra từ đống đổ nát, đến những ngôi nhà và toàn bộ khu dân cư bị biến thành những mảnh vụn” – Hoàng hậu Jordan nói trong video.
Trong một clip khác, Hoàng hậu Rania ủng hộ việc quan tâm đến người khác trước sự nổi tiếng cá nhân.”Tất cả chúng ta có thể đồng ý rằng chúng ta thích tác động tích cực đến cuộc sống của một con người hơn là nhận một triệu lượt like (thích)” – Hoàng hậu Jordan nói bằng tiếng Arab, theo bản dịch của Kênh 13 News, Israel.Hoàng hậu Jordan, người có lượng theo dõi lớn trên các phương tiện truyền thông, hồi đầu tháng đã đưa ra tuyên bố phủ nhận rằng bà đã chi hơn 304.000 USD để mua sắm quần áo trong năm 2017 – thông tin mà trang UFO No More cáo buộc.
Video đang HOT
“Hoàng hậu đáng kính luôn tìm cách đại diện phù hợp cho Jordan, bà luôn cân bằng giữa đại diện phù hợp và chi tiêu vừa phải. Hầu hết quần áo của Hoàng hậu được mượn từ các nhà mốt, được tặng hoặc được mua với giá ưu đãi” – tờ Gulf News dẫn tuyên bố từ Văn phòng của Hoàng hậu trên trang Facebook.
Tuyên bố nói thêm: “Website thời trang ước tính chỉ dựa trên giá thị trường của quần áo, dẫn đến những ấn tượng sai lệch, phản ánh không đúng sự thật”.Tuyên bố cũng yêu cầu UFO No More – website thời trang hoàng gia Jordan – không bao gồm Hoàng hậu trong những ước tính về chi phí quần áo hoàng gia trong tương lai.
“Các bạn sẽ nhận thấy Hoàng hậu Rania của Jordan không nằm trong danh sách năm nay giống như năm ngoái. Sau khi thảo luận với Toà án Hashemite Hoàng gia và Văn phòng Hoàng hậu, chúng tôi đã bỏ Hoàng hậu Jordan ra khỏi danh sách để không gây bất kỳ tổn hại nào đến bà” – trang web viết trong bài đăng về chi tiêu quần áo hoàng gia năm 2018.
Hoàng hậu Jordan Rania Al Abdullah, một trong những người phụ nữ có ảnh hưởng nhất trong thế giới Arab, nổi tiếng không chỉ về sắc đẹp, mà bà còn được biết đến là một nhà hoạt động xã hội tích cực.
Theo Khánh Minh
Lao Động
Iraq đang hồi sinh sau gần hai thập niên chiến tranh và bạo lực triền miên
Những chuyến thăm ngoại giao tấp nập tới Iraq cho thấy, Iraq đang trở thành một địa chỉ hợp tác kinh tế tiềm năng cần được khai thác, sau gần 2 thập kỷ chìm trong chiến tranh và bạo lực liên miên.
Sau chuyến thăm bất ngờ của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tới Iraq, hàng loạt quan chức các nước như Pháp, Jordan và Iran cũng có chuyến thăm tới quốc gia Trung Đông này trong những ngày qua.
Quốc vương Jordan Abdullah bắt tay với Tổng thống Iraq Barham Saleh, trong chuyến thăm tại Baghdad, Iraq ngày 14/1/2019. (Ảnh: REUTERS / Khalid Al-Mousily)
Quốc vương Jordan Abdullah II hôm 14/1 tới thủ đô Baghdad, bắt đầu chuyến thăm đầu tiên tới Iraq trong hơn 1 thập kỷ qua. Theo kênh truyền hình nhà nước Iraq, Iraq đã trải thảm đỏ để đón Quốc vương Jordan Abdullah II. Tổng thống Iraq Barham Saleh ra tận sân bay đón Quốc vương Jordan và nhiệt liệt hoan nghênh chuyến thăm của ông, xem đây là sự kiện nhằm tăng cường an ninh và lợi ích chung. Dự kiến, hai bên sẽ tiến hành hội đàm, thảo luận các vấn đề kinh tế và chính trị.
Cũng trong chuyến thăm này, Quốc vương Jordan cũng sẽ gặp Thủ tướng nước chủ nhà Adel Abdul Mahdi, bàn các biện pháp thúc đẩy quan hệ song phương trong nhiều lĩnh vực. Chuyến thăm gần đây nhất của Quốc vương Abdullah II tới Iraq diễn ra vào năm 2008 sau khi Tổng thống Saddam Hussein bị lật đổ trong chiến dịch quân sự do Mỹ dẫn đầu năm 2003.
Ngoại trưởng Iraq Mohamed Alhakim, phải, bắt tay với Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian, tại Baghdad, Iraq ngày 14/1/2019. (Ảnh AP / Ali Abdul Hassan)
Với mục tiêu trở thành những nhà đầu tư đầu tiên ở Iraq - quốc gia đang trong quá trình hồi sinh sau chiến tranh, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian trong chuyến thăm Iraq cùng ngày đã nhất trí cho Iraq vay khoản tiền 1 tỷ USD để tái thiết đất nước sau 3 năm chiến tranh chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng (2014-2017).
Giải thích lý do hỗ trợ Iraq một khoản tiền lớn như vậy, ông Drian nói rằng, việc Mỹ mới đây vội vàng công bố rút quân khỏi Syria khi mà tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng vẫn chưa bị đánh bại sẽ mở ra cơ hội để nhóm thánh chiến này quay trở lại Iraq. Hỗ trợ Iraq ổn định cuộc sống là cách để diệt trừ tận gốc chủ nghĩa khủng bố.
Ngoại trưởng Pháp nói: "Ở Iraq vẫn có nguy cơ trở thành nơi ẩn náu của tổ chức Nhà nước Hồi giáo. Chúng có thể tái xuất hiện bất cứ lúc nào nếu Iraq thiếu vắng sự hỗ trợ kinh tế và xã hội. Đẩy lùi chúng là ưu tiên đầu tiên cần làm ở Iraq."
Trong hai ngày qua, Ngoại trưởng Iran Javad Zarif cũng đã có chuyến thăm Iraq nhằm tìm kiếm đồng minh trong bối cảnh Mỹ đang áp đặt trừng phạt kinh tế đối với Iran. Ông Javad Zarif đã có cuộc gặp các nhà lãnh đạo Iran để thảo luận về các biện pháp trừng phạt kinh tế đơn phương của Mỹ, cũng như cách thức phối hợp với nước láng giềng Iran nhằm đối phó những biện pháp này.
Chuyến thăm này diễn ra chỉ vài ngày sau khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo bất ngờ tới thăm Iraq trong chuyến công du khu vực nhằm thúc giục Iraq ngừng nhập khẩu khí đốt và điện từ Iran.
Mặc dù áp đặt lệnh cấm vận năng lượng đối với Iran từ tháng 11/2018, Mỹ vẫn cho phép Iraq được tiếp tục mua điện và khí đốt từ Iran cho tới cuối tháng 3 tới. Hiện, Iran vẫn là nhà cung cấp hàng hóa nhập khẩu lớn thứ 2 cho Iraq.
Giới phân tích nhận định, những chuyến thăm ngoại giao tấp nập tới Iraq cho thấy Iraq đang trở thành một địa chỉ hợp tác kinh tế tiềm năng cần được khai thác, sau gần 2 thập kỷ chìm trong chiến tranh và bạo lực liên miên.
Theo nhà phân tích chính trị Iraq al-Faily, hiện các nước đều coi Iraq là vùng đất chưa được khai phá, cần nhiều đầu tư hơn từ các cường quốc khu vực và quốc tế. Trong thời gian qua, Iraq đã ban hành một danh sách hơn 150 dự án tìm kiếm các nguồn tài trợ.
Theo HỒNG NHUNG/VOV
Mỹ bắt đầu rút thiết bị quân sự hạng nặng khỏi Syria Mỹ đã bắt đầu triển khai việc rút dần các thiết bị quân sự hạng nặng khỏi lãnh thổ Syria. Hành động này nẳm trong tiến trình rút 2000 quân Mỹ hiện đang đồn trú và chiến đấu tại quốc gia Trung Đông này, sau khi Tổng thống Trump tuyên bố rút quân bởi cuộc chiến chống IS đã kết thúc thắng lợi....