Hoàng đế nổi giận vì một sợi tóc, viên quan chỉ nói một câu cứu thoát mình và đầu bếp khỏi họa chém đầu
Theo các sử gia, nếu như vị đại thần không nhanh trí phản ứng, chắc hẳn ông và đầu bếp đều mắc tội khinh nhờn hoàng đế, gặp họa sát thân.
Tục ngữ có câu: “Gần vua như gần cọp”, chính vì vậy đi theo quân vương làm việc, các đại thần, thuộc hạ đều phải cực kỳ thận trọng từ lời nói đến việc làm. Nếu khiến hoàng đế không vui, rất có khả năng sẽ gặp họa, nhẹ thì thân bại danh liệt, nặng thì mất đầu.
Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương là một trong những vị hoàng đế có tình cách tàn bạo, nhẫn tâm. Để củng cố chính quyền và lập uy địa vị của hoàng tộc, Chu Nguyên Chương sẵn sàng giết người không ghê tay, sát hại rất nhiều sinh mạng. Tuy nhiên, một vị đại thần cực kỳ thông minh, ngay trong lúc nguy cấp đã biến nguy thành an, thành công cứu thoát chính mình và đầu bếp khỏi họa sát thân liền kề.
Theo sử sách ghi chép, một ngày nọ Chu Nguyên Chương đang chuẩn bị dùng bữa thì đột nhiên phát hiện trên bàn ăn có một sợi tóc. Ngay lập tức, vị hoàng đế này nổi giận, lập tức cho gọi vị đại thần phụ trách ẩm thực cho vua, tại sao lại để xảy ra chuyện này.
Vị đại thần thấy thế cũng không kinh hoảng, bối rối trái lại, ông nhanh chóng lấy lại sự tự tin, ung dung mở miệng phản bác: “Tâu bệ bạ, đây không phải là tóc”.
Chu Nguyên Chương nghe vậy cũng khá hoang mang, bèn hỏi lại: “Thế đây là vật gì?”
Lúc này, vị đại thần hết sức thông minh, đáp rằng: “Đó là râu rồng ạ”, sau đó cầm lấy so sánh, nói rằng vật này thoạt nhìn giống như tóc, thế nhưng chỉ là râu của hoàng đế rớt xuống mà thôi.
Chu Nguyên Chương sau đó vuốt vuốt chòm râu của mình, trên tay quả nhiên rơi xuống một hai cọng râu trên mép, vì thế nên cũng nguôi ngoại, không truy vấn tiếp, cho phép vị đại thần lui xuống. Được lui xuống, vị đại thần vẫn chưa hết sợ hãi, vuốt mồ hôi tự nhắc nhở bản thân sau này phải cẩn thận, chu toàn hơn nữa.
Theo các sử gia, nếu như vị đại thần không nhanh trí phản ứng, chắc hẳn ông và đầu bếp đều mắc tội khinh nhờn hoàng đế, gặp họa sát thân. Qua lần này, vị đại thần không chỉ cứu mình, còn cứu cả đầu bếp đã chuẩn bị bàn ăn ngày hôm đó, thực sự là thoát hiểm trong chân tơ kẽ tóc.
Có nhiều khiếm khuyết thân thể nhưng vị Hoàng hậu này vẫn được Đế vương yêu thương hết lòng bởi điều không phải ai cũng làm được
Dù xa cách nhiều năm, tình cảm của bậc Đế Hậu này vẫn vô cùng thắm thiết. Chỉ tiếc rằng cái kết cho họ không được trọn vẹn.
Video đang HOT
Đế Vương vô tình, Hậu cung của Hoàng đế có hàng ngàn giai tần mỹ nữ là điều ai cũng biết. Thậm chí có những vị Hoàng đế từng làm những điều điên rồ vì một mỹ nhân cũng chẳng giữ được lời thề nguyện đó khi một người khác đẹp hơn xuất hiện.
Tuy nhiên, vẫn có một Hoàng đế suốt đời yêu thương một Hoàng hậu, đấy là chưa kể Hoàng hậu đó có những khiếm khuyết trên thân thể. Hoàng đế đó là Minh Anh Tông và Tiền Hoàng Hậu.
Hoàng hậu từ chối tư lợi cho gia đình
Tiền Hoàng Hậu xuất thân ở vùng Hải Châu và có cha là quan võ thuộc hàng Chính nhị phẩm. Năm Minh Anh Tông 15 tuổi, Tiền thị thông qua kỳ tuyển tú mà nhập cung. Bà được chọn làm Hoàng hậu ngay sau đó.
Tiền thị không phải là mỹ nhân có nhan sắc xuất chúng hay tài nghệ gì đặc biệt. Tuy nhiên, bà được chọn bởi Trương Thái hậu cảm thấy sau này Tiền thị chắc chắn sẽ là một vị Hoàng hậu tốt, có thể phò tá giúp Hoàng đế trên con đường trị quốc.
Sau khi Minh Anh Tông và Tiền Hoàng hậu thành thân, mối quan hệ của cả hai rất tốt. Tiền Hoàng hậu nhẹ nhàng, hiểu lễ nghi nên càng khiến Hoàng đế hài lòng hơn.
Thời điểm đó, Hoàng đế nhận thấy rằng các thành viên trong gia tộc họ Tiền đều chưa ai nhậm chức quan cao trong triều đình. Ông đề nghị với Hoàng hậu mình sẽ cân nhắc một vài người. Tuy vậy, Tiền Hoàng hậu từ chối. Bà cho rằng gia tộc mình chưa có ai đủ tài đức, việc cất nhắc như vậy sẽ ảnh hưởng đến chính Hoàng đế.
Ban đầu, Minh Anh Tông nghĩ đây là thái độ lịch sự, giữ kẽ của Hoàng hậu mà thôi. Sau đó ông đề cập đến điều này nhiều lần nhưng bà đều từ chối. Đến lúc này, Hoàng đế mới hiểu rằng Hoàng hậu thật lòng lo nghĩ cho mình.
Bởi vậy, Hoàng đế lại càng trân trọng Hoàng hậu hơn. Ngoài tình cảm vợ chồng, Hoàng đế còn thêm phần kính trọng đối với nhân phẩm xuất chúng của Hoàng hậu.
Tuy nhiên Tiền Hoàng hậu lại không thể mang thai. Lúc đó, Thái hậu tiếp tục nạp cho Hoàng đế một phi tần họ Chu và phong làm Quý phi để sinh cháu nối dõi. Phi tần này đã sinh ra hai con trai cho Hoàng đế.
Tình cảm của Đế Hậu vô cùng nồng thắm thế nhưng biến cố ập đến đã khiến hai người phải tạm xa một thời gian.
Thủ lĩnh bộ tộc Ngõa Lạt của Mông Cổ tấn công vào lãnh thổ nhà Minh. Khi đó, thái giám Vương Chấn đã tìm cách xúi Minh Anh Tông ra trận ngăn chặn quân địch. Minh Anh Tông lớn lên với Vương Chấn từ nhỏ nên rất thân thiết.
Trước đó khi Thái hậu họ Trương và nhiều trụ cột triều đình còn tại vị, hắn không dám tự phụ. Từ khi Thái hậu qua đời, Thái giám họ Vương bắt đầu thâu tóm quyền lực. Bước đầu tiên, hắn tìm cách để đẩy Minh Anh Tông ra chiến trường.
Đi cùng Hoàng đế, Vương Chấn mượn danh Minh Anh Tông chỉ huy quân đội triều đình. Hắn còn phong tỏa hết thông tin với Hoàng đế khiến quân nhà Minh liên tiếp thất bại, thương vong rất nhiều.
Sau này nhận thấy tình hình bất lợi, Vương Chấn muốn cùng Hoàng đế rút lui nhưng gặp phải sự bao vây của quân Mông Cổ. Vương Chấn bị giết, Minh Anh Tông bị bắt, 66 đại thần chết trận. Sau này sử sách gọi đây là sự kiện "Biến cố Thổ Mộc".
Thông tin Minh Anh Tông bị quân Mông Cổ bắt giữ truyền về kinh thành, các đại thần nghĩ đến chuyện chuộc Hoàng đế bằng tiền. Khi nghe tin này, Tiền Hoàng hậu quyết định từ bỏ tất cả tài sản cá nhân để cùng góp vào.
Sau khi đưa nhiều tiền vàng cho quân Mông Cổ Minh Anh Tông cũng không được thả ra. Họ còn yêu cầu nhà Minh nhượng bộ nhiều hơn, thậm chí muốn được cắt lãnh thổ nước Minh và nắm quyền lực lớn.
Lúc đó tình hình rối ren, triều đình phải đưa Chu Kỳ Ngọc - em trai Minh Anh Tông lên ngôi. Ông lấy hiệu làm Minh Đại Tông và ra sức để ổn định lại tình hình.
Hoàng hậu khóc thương Hoàng đế đến mù mắt
Khi nghe tin này, Tiền Hoàng hậu nghĩ rằng Minh Anh Tông không bao giờ quay lại. Bà cũng biết Anh cùng em trai mình đã chết trận nơi sa trường. Hoàng hậu quẫn trí nhưng thân nữ nhi yếu đuối, bà chẳng thể làm được gì.
Tất cả những điều mà Hoàng hậu nghĩ tới được chỉ là hằng ngày cầu Trời để mong Hoàng đế bình an.
Mùa Đông năm đó vô cùng lạnh lẽo, Tiền Hoàng hậu quỳ rất nhiều ngày. Thậm chí bản thân mệt mỏi vô cùng cũng chẳng thèm đứng dậy. Bà quỳ lạy, khóc thương cho Hoàng đế suốt nhiều ngày như vậy khiến sức lực giam sút nghiêm trọng. Hậu quả là Hoàng hậu bị què một chân và mù mắt sau những tháng ngày đó. Khi ấy bà mới 24 tuổi.
Dù đã có Tân Đế song nhiều đại thần vẫn không buông bỏ nỗ lực giải cứu Minh Anh Tông. Một thời gian sau, quân Mông Cổ cũng trao trả ông cho nhà Minh. Lúc đó triều đình đã có Hoàng đế mới. Minh Anh Tông bị đưa đến Nam cung giam lỏng.
Biết được thông tin, Tiền Hoàng hậu đã đến sống với Hoàng đế. Lúc này, Tiền Hoàng hậu đã gần như không còn như xưa. Gặp lại thê tử, Hoàng đế lúc này chẳng còn gì trong tay đã xúc động đến nghẹn ngào. Tình cảm của Tiền Hoàng hậu quá mức quý giá vào thời điểm đó với Hoàng đế.
Dù thân là Đế Hậu trên danh nghĩa nhưng thậm chí hai người còn không được cung cấp đầy đủ ngân lượng và lương thực. Tiền Hoàng hậu đã mang thai các phi tần và cung nữ đến Nam cung làm đồ thêu và đi bán hoặc đổi lấy thực phẩm.
7 năm sau, Minh Đại Tông mắc bệnh nặng và qua đời. Minh Anh Tông lần nữa quay về ngôi Hoàng đế.
Nhiều người cho rằng lần này, Hoàng đế sẽ phong cho mẹ của Thái tử là Quý phi Chu thị bởi có công sinh ra Hoàng tử Chu Kiến Thâm. Tuy nhiên, vị trí Hoàng hậu vẫn thuộc về Tiền thị. Cho dù Tiền Hoàng hậu bây giờ có khiếm khuyết trên thân thể là bị què chân, mù mắt và không có khả năng sinh con.
Thế cũng đủ hiểu Minh Anh Tông trân trọng tình cảm và tấm lòng sắt son của Tiền Hoàng hậu đến thế nào.
Vài năm sau Minh Anh Tông mắc bệnh nặng. Ông cảm thấy thời gian của mình sắp hết. Điều duy nhất khiến Hoàng đế lo lắng chính là Tiền Hoàng hậu.
Người kế vị ngai vàng là con trai của Chu Quý phi. Hoàng đế sợ rằng sau khi mình băng hà, Hoàng hậu sẽ bị hành hạ, không được đối xử tốt.
Bởi vậy, ông đã để lại sắc lệnh: Hoàng hậu sẽ được chôn cất cùng lăng mộ với ta.
Sắc lệnh đó đã đảm bảo vị thế của Hoàng hậu một thời gian sau đó. 4 năm sau ngày Hoàng đế băng hà, Tiền Hoàng hậu cũng qua đời. Lúc này, Chu Thái hậu vì ghen tức đã bất tuân di mệnh Tiên đế, không cho Tiền Hoàng hậu được hợp táng với Minh Anh Tông.
Điều này khiến các quan đại thần vô cùng bức xúc. Họ đã đứng khóc bên ngoài thành Văn Hoa để gây sức ép. Cuối cùng Hoàng lăng được chia thành 3 phần để cả Chu Thái hậu và Tiền Hoàng hậu đều được an táng cùng chỗ với Minh Anh Tông.
Tuy vậy Chu Thái hậu vẫn xây bịt kín đường từ điện của Minh Anh Tông đến chỗ Tiền Hoàng hậu. Sau này khi lên ngôi, Minh Hiếu Tông đã có ý dỡ bỏ đường ngăn cách đó nhưng không được. Bởi vậy, phần mộ của Tiền Hoàng hậu và Minh Hiếu Tông chẳng thể thông được với nhau.
Thú ăn uống của hoàng đế Trung Hoa xưa: Hàng ngàn cao lương mỹ vị và những cách ăn "quái đản" Người Trung Quốc có câu 'dân dĩ thực vi tiên' nghĩa là đối với bách tính ăn uống là việc cực kỳ quan trọng. Với người dân còn như vậy thì chuyện ăn uống của bậc đế vương hẳn không phải tầm thường. Việc ăn uống của vua chúa Trung Quốc ngày xưa được coi là một bộ phận quan trọng của lễ...