Hoàng đế có cả thiên hạ nhưng phòng ngủ không quá 10 mét vuông: Nhìn Tử Cấm Thành sẽ rõ!
Sau nhiều năm, hậu thế phải kinh ngạc vì nơi ở của hoàng đế hóa ra lại ẩn chứa nhiều bí mật như vậy.
Như chúng ta đã biết, trong xã hội cổ đại, hoàng đế là người nắm giữ quyền lực lớn nhất trong một nước. Không những vậy, hoàng đế cũng là người sở hữu nhiều của cải, vật phẩm có giá trị. Các thiên tử có cuộc sống khác hoàn toàn so với người bình thường. Vật dụng, nơi ở của nhà vua cũng có sự khác biệt.
Thế nhưng có một thực tế kỳ lạ đó là hoàng đế có nhiều tiền của, quyền lực là thế nhưng lại ở trong căn phòng không hề lớn. Bước vào phòng ngủ của hoàng đế trong Tử Cấm Thành, chúng ta sẽ thấy nơi sinh sống của vị vua này chỉ rộng khoảng 10 mét vuông, không lớn hơn bao nhiêu so với thường dân.
“Long sàng” của nhà vua cũng không rộng hơn giường của thường dân là mấy. Khi hoàng đế ngủ, hai bên còn buông hai lớp rèm. Trên thực tế, không gian phòng ngủ chưa chắc đã được 10 mét vuông.
Một số người cho rằng điều này xuất phát từ thuyết phong thủy cổ xưa. Người ta cho rằng “phòng to người ít là điềm hung”. Hơn nữa, còn có ý kiến cho rằng nếu phòng ngủ quá rộng sẽ càng khó có con.
QUAN NIỆM DÂN GIAN
Có thể nói, hoàng đế không thiếu nhà để ở. Tử Cấm Thành là một trong những công trình đồ sộ. Nhưng phòng ốc ở đây không được xây dựng tùy tiện theo ý muốn. Trên thực tế, số lượng phòng trong Tử Cấm Thành đã bị giới hạn.
Trong dân gian Trung Quốc xưa có một câu nói như thế này: “Kinh đô của các hoàng đế có chín nghìn chín trăm chín mươi chín phòng rưỡi (9999,5 phòng)”. Nhiều người sẽ thắc mắc tại sao có một nửa phòng mà không làm tròn lên 10.000 phòng?
Tương truyền, Thiên Cung là nơi Ngọc hoàng ở có một vạn tương đương với 10.000 ngôi nhà. Hoàng đế tuy cao quý được ví là “thiên tử” những cũng không được vượt qua hệ thống của Thiên cung. Do đó, những ngôi nhà của vua nghiễm nhiên không được vượt quá số lượng nhà của Ngọc hoàng tại Thiên Cung.
Tử Cấm Thành vào mùa đông. Nguồn ảnh: Sohu.
Ở Trung Quốc cổ đại, quan niệm về số âm (số chẵn) và số dương (số lẻ) vẫn còn khá phổ biến. Theo các ghi chép còn sót lại, các chi tiết trong Tử Cấm Thành hầu hết là các số dương.
Theo quan niệm này thì 1 là nhỏ nhất trong số dương, 9 là lớn nhất và 5 là trung tâm. Con số 9999,5 phòng tương ứng với “cửu ngũ” hoàn toàn phù hợp với tư tưởng truyền thống. Theo giả thuyết này, rất có thể phòng ngủ của nhà vua là căn phòng lẻ cuối cùng. Do đó, nó có kích thước khá nhỏ.
LÝ THUYẾT ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
Để hiểu hơn về thuyết điều hòa không khí này, chúng ta có một ví dụ như sau. Nếu bạn lắp điều hòa trong căn phòng khoảng 10 mét vuông thì nửa giờ sau không khí sẽ được làm mát. Nhờ đó, thời gian hoạt động của máy điều hòa sẽ được rút ngắn lại. Bởi vì không gian nhỏ, năng lượng cần thiết càng ít.
Nhưng khi bạn đặt chiếc điều hòa tương tự trong ngôi nhà rộng 100 mét vuông, thì dù cho tốn rất nhiều thời gian, không khí trong nhà cũng chưa thể được làm mát. Vì nhà càng lớn, càng cần nhiều năng lượng. Dù máy điều hòa đã làm việc hết công suất thì nhiệt độ trong nhà vẫn không thể so được với căn phòng 10 mét vuông kia.
Nhìn lại, con người chúng ta cũng là một cơ thể năng lượng phát ra nhiệt. Khi ngôi nhà càng lớn, cơ thể con người càng tiêu hao nhiều năng lượng hơn. Vì vậy, kích thước của ngôi nhà phải tương xứng với số lượng người ở.
Có nghĩa là, ngôi nhà càng lớn thì càng nên có nhiều người ở. Trái lại, nhà có ít người ở thì nên thu hẹp diện tích lại.
Hình minh họa phòng ngủ của hoàng đế thời xưa. Nguồn ảnh: Sohu.
Các chuyên gia ở Tử Cấm Thành giải thích thêm rằng khu vực Bắc Kinh có mùa đông rất khắc nghiệt. Các phòng ngủ nhỏ được thiết kế là để giữ ấm. Bởi vì trong triều đại nhà Minh và nhà Thanh, nhiệt độ mùa đông ở đây thậm chí có thể thấp hơn -10 độ C.
Kỳ thực, hoàng đế dẫu có quyền lực nhưng thân thể cũng không hơn người thường bao nhiêu. Để bảo toàn long thể, kéo dài tuổi thọ, hoàng đế cũng cần tuân theo những quy luật của cuộc sống.
Đây là một phần lý do giải thích cho việc phòng ngủ của hoàng đế trong Tử Cấm Thành lại nhỏ như vậy.
"Bảo vật" trên cổng Tử Cấm Thành có tiền chẳng đổi được: Hậu thế không ai chạm vào
Sự tồn tại của những "nốt sần" trên cổng Tử Cấm Thành là thứ được hoàng đế coi trọng, thậm chí ban hẳn quy định để trừng phạt kẻ nào dám mạo phạm.
Những ai đã từng đến Tử Cấm Thành hoặc biết đến qua các bộ phim điện ảnh và truyền hình đều biết rằng cửa nào của công trình này có nhiều "vết mụn" lồi lõm. Nhiều người tò mò không biết những vết sần trên cửa này là gì? Chúng có công dụng ra sao? Ngoài ra, điều được người ta quan tâm hơn cả đó là lệnh cấm không ai được sờ vào. Rốt cuộc có "uẩn khúc" gì ở đây?
NGUỒN GỐC CỦA NHỮNG "NỐT SẦN"
Ngày nay, do cuộc sống thay đổi nên hầu hết các ngôi nhà ở Trung Quốc không còn kiểu cổng giống như Tử Cấm Thành. Tuy nhiên vào thời xưa, chi tiết này rất phổ biến, chúng không chỉ có trên cổng cung điện mà còn xuất hiện ở cổng nhà của những người giàu có. Người xưa gọi đây là "đinh cửa".
Trái với tưởng tượng của nhiều người, ban đầu những chiếc đinh này sinh ra không phải vì tính thẩm mỹ, mà xuất phát từ ý nghĩa thiết thực. Vào thời cổ đại, nguyên liệu thô để làm vật liệu xây dựng còn hạn chế, và cửa của mỗi hộ gia đình đều được làm bằng gỗ.
Khi đó không có ván ghép và cũng không có cây lớn nên người ta chỉ có thể dùng cách ghép các miếng gỗ lại với nhau để tạo ra một tấm ván lớn. Như trường hợp cổng của Tử Cấm Thành, do có kích thước lớn nên cần nhiều miếng gỗ ghép lại với nhau.
Trong quá trình này, người thợ mộc phải dùng đinh gỗ. Một số trường hợp còn phải dùng dây thừng luồn qua để cửa ghép được chắc chắn và đẹp hơn.
Hình minh họa. Ảnh: Sohu
Tuy nhiên, phương pháp nối này cũng có một điểm hạn chế đó là phần đầu chốt gỗ sẽ bị lộ ra ngoài. Vì đầu chốt rất sắc nên khi mở cửa vô tình tay của mọi người sẽ bị trầy xước. Còn những chiếc đinh gỗ lộ ra ngoài không đẹp nên người xưa đã nghĩ ra một phương pháp để giải quyết vấn đề này.
Họ dùng vật có đầu tròn che phần đinh nhô ra, để không ai bị thương. Ban đầu, chính Lỗ Ban là người nghĩ ra ý tưởng này và áp dụng nó vào thực tế. Kết quả là những chiếc "đinh cửa" ra đời. Ban đầu chúng được làm bằng gỗ, không chịu được mài mòn theo năm tháng và rất dễ hư hỏng.
Sau đó, Mặc Tử đã cải tiến trên và nâng cấp đinh cửa gỗ thành đinh cửa đồng. Sau này đinh cửa đồng dần trở nên phổ biến. Những chiếc đinh trên cổng Tử Cấm Thành mà chúng ta thấy ngày nay cũng là đinh đồng.
ĐINH CỬA - BIỂU TƯỢNG CỦA QUYỀN UY
Vốn dĩ cây đinh cửa chỉ là một vật dụng rất bình thường, đại diện cho trí tuệ của người dân lao động xưa. Sau đó, vào thời nhà Thanh, chiếc đinh này được mang một ý nghĩa khác và trở thành biểu tượng của "đẳng cấp phong kiến".
Ở thời cổ đại, hệ thống cấp bậc rất nghiêm ngặt, Hoàng đế là người được tôn trọng nhất trong thiên hạ, có địa vị cao nhất, tiếp đến là các quan, sau đó đến thường dân, địa vị giảm dần theo thứ tự. Hoàng đế của triều đại nhà Thanh coi chiếc đinh này là biểu tượng của quyền uy và xây dựng các quy định về việc sử dụng đinh cửa.
Hình minh họa. Ảnh: Secret China
Chẳng hạn, nhà Thanh quy định chỉ có cổng của Hoàng đế mới được dùng 81 chiếc đinh cửa, trong đó 9 chiếc đinh ngang và 9 chiếc đinh dọc. Cổng vương phủ cũng chỉ được dùng 49 chín chiếc đinh cửa, trong đó 7 chiếc đinh ngang và 7 chiếc đinh dọc. Theo mức độ cấp bậc, số lượng sẽ lần lượt giảm đi. Nếu ai cả gan vi phạm sẽ bị trừng trị nghiêm khắc.
Bên cạnh đó, đinh cửa không chỉ có tác dụng thể hiện cấp bậc, mà còn mang ý nghĩa thịnh vượng. Trong qua niệm của dân gian, những chiếc đinh cửa trên Tử Cấm Thành còn đặc biệt hơn vì chúng mang khí tức của đế vương, có tác dụng trừ tà ma.
Trong ghi chép của một số văn nhân thời nhà Thanh có nhắc: Trong lễ hội đèn lồng hàng năm, người dân sẽ tập trung ở cổng cung điện để chạm vào đinh trên cửa Tử Cấm Thành với mục đích cầu may mắn, xua đuổi vận xui.
Đây là dịp duy nhất Hoàng đế cho phép người dân chạm vào đinh cửa nên thậm chí có người từ ngàn dặm chỉ để được sờ đinh trên cổng Tử Cấm Thành.
Vào thời đó, dân thường mỗi năm chỉ có cơ hội chạm vào một lần nên không ảnh hưởng gì nhiều. Ngoài ra, hàng năm những chiếc đinh này cũng được thay mới để đảm bảo tính thẩm mỹ.
NGÀY NAY KHÔNG AI ĐƯỢC ĐỤNG TỚI
Tuy nhiên, theo sự phát triển và thay đổi của lịch sử và xã hội, các quy định đã rất khác. Nhiều du khách đã nghe nói về những chiếc đinh trên cổng mang lại may mắn nên muốn được chạm vào khi đến thăm Tử Cấm Thành.
Do lượng khách đông nên Ban quản lý buộc phải sử dụng biện pháp để bảo vệ. Ảnh: GOV
Xét theo thời gian, những chiếc đinh trên cổng đã trải qua hơn 600 năm đổi thay của Tử Cấm Thành. Nay chúng đã là di tích văn hóa cấp quốc gia, được bảo vệ nghiêm ngặt. Do đó, du khách không thể thoải mái chạm vào như trước nữa.
Thêm vào đó, Tử Cấm Thành là địa danh có lượng người qua lại cực kỳ lớn. Chỉ cần mỗi người chạm nhẹ một lần, những chiếc đinh này cũng khó mà trụ nổi. Có người cho rằng, hỏng thì có thể thay thế được, nhưng khi đã là di tích lịch sử thì làm sao có thể thay thế được?
Do đó, để tránh cho những chiếc đinh cửa bị hư hại, những người quản lý Tử Cấm Thành đã phải nghĩ ra phương pháp bảo vệ tất cả những chiếc đinh cửa này bằng một tấm kính che. Kể từ đó, dù là du khách tham quan hay bất cứ ai cũng không được chạm vào những chiếc đinh này nữa.
Bật nắp quan tài cổ, ở trong có bức tượng với tư thế "độc" khiến ai nấy cũng phải đỏ mặt
Từ Hi mời 1 'con hát' vào cung trong đêm, hôm sau thành 1 cỗ thi thể. Chuyện gì đã xảy ra? 'Con hát' này đã mất mạng chỉ vì sở thích này của Từ Hi thái hậu. Câu chuyện cụ thể như thế nào? Từ Hi thái hậu là 1 nhân vật khá quen thuộc với những ai yêu thích tìm hiểu về lịch sử của nhà Thanh, Trung Quốc. Rất nhiều người đều nghĩ rằng, sau khi vua Hàm Phong qua đời, Từ...