Hoàng Anh Gia Lai bán, Thành Thành Công mua
Vì sao Hoàng Anh Gia Lai (HAG-Hose) phải nhập khẩu đường về Việt Nam, sau đó mới xuất sang Trung Quốc? Tại sao không xuất thẳng từ Lào sang Trung Quốc hay Thái Lan? – người viết bài này hỏi ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Hội đồng quản trị HAG, ba năm trước
Công nhân tại nhà máy đường của Hoàng Anh Gia Lai ở tỉnh Attapeu, Lào. Ảnh: TL
Ông Đoàn Nguyên Đức bảo đường của HAG sản xuất tại Attapeu (Lào) là đường thô, nhập về nước để chế biến thành đường tinh luyện, rồi xuất khẩu. Và ông nói thẳng ở Việt Nam nơi có thể chế biến đường thô thành đường tinh luyện tốt nhất, theo công nghệ Nhật Bản là Công ty Đường Biên Hòa (BHS-Hose). BHS hiện là một trong những thành viên chủ chốt của tập đoàn Thành Thành Công (TTC).
Bởi thế chẳng có gì ngạc nhiên khi trong kỳ họp đại hội đồng cổ đông thường niên vừa rồi, đại diện HAG thông báo với nhà đầu tư đã thương lượng xong việc bán mảng mía đường ở Attapeu cho TTC với giá, theo nguồn tin đáng tin cậy, 2.200 tỉ đồng. Mảng kinh doanh này được HAG đầu tư khoảng 1.500 tỉ đồng bao gồm một nhà máy chế biến đường công suất 7.000 tấn mía/ngày và một nhà máy nhiệt điện sử dụng nguyên liệu bã mía. Đáng kể nhất là vùng mía nguyên liệu 6.000 héc ta của HAG với năng suất bình quân khoảng 80 tấn/héc ta. Đây là cánh đồng mẫu lớn, được cơ giới hóa trong khâu làm đất, thu hoạch, áp dụng hệ thống tưới tiêu của Israel và việc chăm sóc được khoán cho công nhân. Nếu vượt năng suất định mức 80 tấn/héc ta, công nhân được thưởng. Bởi thế có vụ nhiều công nhân đã đạt năng suất mía 100-120 tấn/héc ta, cao hơn mức bình quân của TTC là 65-70 tấn/héc ta.
Về phía TTC, việc mua mảng mía đường của HAG sẽ giúp tập đoàn mở rộng thị phần không chỉ ở Việt Nam mà cả Lào và Campuchia. Hiện TTC kiểm soát khoảng 30% thị trường đường trong nước. TTC đang hướng tới xuất khẩu và năm ngoái BHS đã xuất những lô hàng đầu tiên sang Indonesia và Malaysia. Theo ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Hội đồng quản trị TTC, các công ty thành viên trong lĩnh vực mía đường của tập đoàn sẽ hợp nhất vào cuối năm nay, trước mắt là BHS và SBT (Công ty cổ phần Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh) sẽ sáp nhập. Sau khi chia thưởng và trả cổ tức bằng cổ phiếu, SBT sẽ có vốn điều lệ khoảng 2.550 tỉ đồng. Tương tự sau khi chia thưởng bằng cổ phiếu và phát hành thêm, vốn điều lệ của BHS sẽ ngang bằng SBT và việc sáp nhập dựa trên giá trị sổ sách của hai bên, nhiều khả năng sẽ là tỷ lệ 1:1.
Video đang HOT
Giá trị sổ sách hiện tại của BHS là 16.100 đồng/cổ phiếu; của SBT là 13.400 đồng/cổ phiếu. Vốn điều lệ của BHS hiện bằng hai phần ba của SBT nhưng lợi nhuận sau thuế cho năm tài chính vừa qua của BHS đạt gần 250 tỉ đồng, chỉ kém chút ít so với 296 tỉ đồng của SBT. Công ty Chứng khoán HSC cho biết vụ ép năm ngoái SBT sản xuất được 180.000 tấn đường và tiêu thụ được 165.000 tấn, trong khi BHS sản xuất được 250.000 tấn và tiêu thụ được 214.000 tấn đường.
Nhìn lại quá khứ, các công ty con của TTC trước đây thường hợp nhất theo tỷ lệ 1:1. Sự hợp nhất BHS và SBT sẽ tạo ra một tổ hợp mía đường vốn điều lệ trên 5.000 tỉ đồng với lợi nhuận có thể lên tới cả ngàn tỉ đồng. Có hai cơ sở kỳ vọng cho lợi nhuận này: thứ nhất năm tới SBT sẽ hết khấu hao toàn bộ thiết bị máy móc. Thứ hai việc mua lại mảng mía đường của HAG sẽ tạo điều kiện cho nhà máy của BHS nâng công suất chế biến đường thô thành đường tinh luyện xuất khẩu. Nên nhớ năm 2015 mảng mía đường tại Attapeu của HAG đã sản xuất được gần 75.000 tấn đường và mang về lợi nhuận ròng 380 tỉ đồng cho tập đoàn.
TTC đang chuyển giao công nghệ trồng mía cho nông dân, theo đó, như lời ông Đặng Văn Thành, khi nông dân áp dụng công nghệ trồng mới, các nhà máy của TTC thu mua mía theo giá ấn định trước, đảm bảo cho nông dân có lời. Còn nếu nông dân đạt năng suất cao hơn, họ được hưởng. Ông Thành cũng không che giấu kế hoạch phát triển TTC thành một tập đoàn mía đường khu vực Đông Nam Á. Đang có ít nhất hai đối tác ngoại ngỏ ý trở thành cổ đông của BHS-SBT sau khi hai công ty này hợp nhất.
Ngoài mía đường, HAG đã nhận tiền cọc (thông thường 10%) cho việc chuyển nhượng hai dự án thủy điện là Nậm Kông 2 và Nậm Kông 3 tại Lào. Nguồn tin của chúng tôi trong giới ngân hàng cho biết giá cả đã được cả bên bán và mua chấp thuận ở mức 2.800 tỉ đồng. HAG đã đầu tư vào đây ước 2.500 tỉ đồng. Như vậy từ nay đến cuối năm, HAG sẽ có khoảng 5.000 tỉ đồng để trả nợ và trên thực tế tập đoàn cũng có lời khi sang nhượng các tài sản trên bởi giá bán cao hơn giá vốn đầu tư. BIDV đang là chủ nợ lớn nhất của HAG và nếu BIDV thu hồi được 5.000 tỉ đồng, dư nợ của HAG tại ngân hàng này giảm xuống một nửa.
Theo_NDH
Bất động sản của bầu Đức ở Myanmar hấp dẫn thế nào?
Sau khi tiến hành tái cấu trúc, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai sẽ dành toàn bộ ưu tiên vào dự án Hoàng Anh Gia Lai Myanmar Center...
Đây cũng là dự án được đánh giá sẽ mang lại cho HAGL doanh thu cực lớn trong thời gian tới.
Theo ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) thì khu phức hợp Hoàng Anh Gia Lai Myanmar Center có tổng mức đầu tư 440 triệu USD, tọa lạc tại vị trí đắc địa của TP Yangon với 2 mặt tiền lớn, trong đó 1 mặt nhìn ra hồ Inya, mặt còn lại nhìn về phía chùa Vàng có lịch sử 2.500 năm - một di tích nổi tiếng linh thiêng của Myanmar.
Không chỉ có vị thế đắc địa, dự án này còn có lợi thế về cạnh tranh do HAGL được cấp đất với giá rẻ (740 USD/m2, trong thời gian 70 năm), cùng với quy trình xây dựng khép kín từ công ty xây dựng đến nguồn gỗ, đá... nên sẽ có giá thành hợp lý.
Một phần của dự án HAGL Myanmar Center
Đặc biệt, tại đại hội cổ đông thường niên diễn ra chiều 15.9, phó Tổng giám đốc HAGL Nguyễn Xuân Thắng thông tin về việc Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa tuyên bố sẽ gỡ bỏ cấm vận đối với Myanmar.
"Việc cởi bỏ cấm vận với Myanmar được kỳ vọng sẽ mang lại diện mạo mới về kinh tế Myanmar, tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của HAGL trên đất nước năng động này", ông Thắng nói
Được biết, dự án HAGL Myanmar Center là một quần thể kiến trúc hiện đại, khép kín, tích hợp nhiều hạng mục đa dụng. Giai đoạn 1 của dự án gồm một Trung tâm thương mại và 2 block văn phòng cho thuê cao 27 tầng với diện tích sàn xây dựng 192.000m2 đã được khai trương và chính thức hoạt động vào tháng 12.2015.
Tính đến thời điểm hiện tại, tỷ lệ lấp đầy của trung tâm thương mại đã đạt gần 100%. Đối với khối văn phòng, hiện tại 60% diện tích đã được ký hợp đồng và giữ chỗ. Nhiều công ty dầu khí, viễn thông, ngân hàng đã ký hợp đồng thuê như Ooredoo, Huawei, CB Bank, Yoma Bank, Missui, BIDV...
Tháng 6.2016, khách sạn tiêu chuẩn 5 sao thương hiệu Melia với tổng số 429 phòng cũng đã được đưa vào hoạt động.
Hiện HAGL đang tiến hành giai đoạn 2 dự án bao gồm các hạng mục như: 5 block 28 tầng với diện tích sàn xây dựng 130.000 m2, tương đương hơn 1.134 căn hộ và khu văn phòng cho thuê với tổng diện tích 126.000 m2. Trong đó, 65% tiền đầu tư giai đoạn 2 của dự án là từ nguồn thu của giai đoạn 1, phần còn lại 35% là khoản vay từ Ngân hàng BIDV.
"HAGL Myanmar Centre đã nhận được phê duyệt của Bộ Khách sạn, Du lịch và Ủy Ban đầu tư Myanmar về quyền cho thuê dài hạn 50 năm và cho phép gia hạn hợp đồng thêm 20 năm nữa đối với phần căn hộ cho thuê dài hạn. Đầu năm 2018 chúng tôi sẽ bàn giao số căn hộ này cho khách", bầu Đức thông tin.
Theo Danviet
Hoàng Anh Gia Lai: Xoay nợ, nợ xoay Mỗi ngày ngủ dậy phải trả lãi cả chục tỉ lãi vay, Hoàng Anh Gia Lai sẽ xoay xở thế nào? Sau thời gian chờ đợi, cuối cùng Hoàng Anh Gia Lai (HAG) cũng đã công bố Báo cáo Tài chính Quý II/2016. HAG cũng dự kiến sẽ tiến hành đại hội đồng cổ đông muộn (khoảng tháng 9) với địa điểm tổ...