Hoàn thiện hành lang pháp lý để thúc đẩy ngân hàng số
Các chuyên gia trong lĩnh vực cho rằng, cần hoàn thiện hành lang pháp lý để thúc đẩy phát triển ngân hàng số trong thời gian tới.
Thống kê cho thấy, nước ta hiện đã có 70 tổ chức tín dụng và chưa kể các đơn vị trung gian thanh toán như ví điện tử đã triển khai cung ứng các dịch vụ thanh toán qua Internet, cung ứng các dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động. Giá trị giao dịch tài chính qua kênh Internet đã đạt trên 7 triệu tỷ đồng và 300.000 tỷ đồng giao dịch qua điện thoại di động.
Những con số này bước đầu có ý nghĩa, tuy nhiên nếu so với quy mô của nền kinh tế, lượng giao dịch này vẫn còn nhỏ. Các chuyên gia trong lĩnh vực cho rằng, cần hoàn thiện hành lang pháp lý để thúc đẩy phát triển ngân hàng số trong thời gian tới.
Trong các nền kinh tế ở Đông Nam Á, Việt Nam là một trong những nền kinh tế có lợi thế trong phát triển kinh tế số. Theo đó, nước ta có hạ tầng số phát triển khá mạnh so với các nền kinh tế trong khu vực, đây cũng chính là lợi thế để chuyển kinh tế số sang không gian số, thúc đẩy số hóa trong các doanh nghiệp.
Video đang HOT
Các chuyên gia trong lĩnh vực cho rằng, cần hoàn thiện hành lang pháp lý để thúc đẩy phát triển ngân hàng số trong thời gian tới. (Ảnh: KT)
Trong lĩnh vực ngân hàng, so với mô hình ngân hàng truyền thống thì ngân hàng số và ví điện tử có nhiều điểm khác biệt và có lợi thế cạnh tranh so với mô hình truyền thống. Theo đó, tất cả các kênh giao tiếp với khách hàng được thực hiện trực tuyến thông qua các thiết bị di động với một giao diện phong phú, trực quan và gắn kết, tạo sự gắn bó với khách hàng.
Tuy nhiên, dù nước ta đã có những tiến bộ nhất định về xây dựng hành lang pháp lý cho dịch vụ thanh toán số, song vẫn còn trở ngại về thủ tục giấy tờ trong hệ thống các văn bản hiện hành. Điều này đang khiến thanh toán số chưa thể mở rộng nhanh và dễ dàng tới nhóm khách hàng ưa tiện lợi.
Chuyên gia trong lĩnh vực tài chính Ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu nêu ý kiến: “Đầu tiên chúng ta phải xây dựng một khung pháp lý chuẩn mực, rất nhiều người lo lắng là phương pháp lý của chúng ta còn quá chậm. Nhưng tôi nghĩ rằng chúng ta nên có một thời gian đủ để xây dựng hạ tầng cơ sở pháp lý chặt chẽ. Chúng ta không nên vội vàng nhảy vào những phạm vi mà chúng ta chưa hoàn toàn kiểm soát được. Vì thế nền tảng pháp lý là quan trọng”.
Còn theo ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng, Vụ thanh toán Ngân hàng Nhà nước, về cơ bản Việt Nam đã có khung khổ pháp lý cho hoạt động thanh toán số, vấn đề đặt ra là phát triển những mô hình mới. Tuy nhiên, cần hoàn thiện hệ thống hạ tầng công nghệ số, trong đó, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hạ tầng công nghệ ngành ngân hàng; tăng cường tích hợp, kết nối hạ tầng, ứng dụng của ngành ngân hàng với các ngành, lĩnh vực dịch vụ khác để mở rộng hệ sinh thái số.
“Rõ ràng là chúng ta cần một cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, vấn đề này là cực kỳ quan trọng là cội nguồn trong việc phát triển về kinh tế số ngân hàng số. Một trong những điểm trong hoạt động kinh tế số chính là phải được định danh được khách hàng, chừng nào chúng ta định danh được hoạt động kinh tế số này là do ai làm thì chúng ta sẽ hạn chế được rủi ro. Vấn đề tiếp theo, xây dựng quy định kinh tế số đó là bảo vệ dữ liệu người dùng, bảo mật giao dịch và an ninh an toàn” – ông Phạm Tiến Dũng kiến nghị./.
Ngân hàng số, chiến lược kinh doanh quan trọng
Nếu như trước đây, các ngân hàng thương mại tập trung cho việc phát triển ngân hàng số, thì kể từ khi xảy ra dịch Covid-19, ngân hàng số được coi là chiến lược kinh doanh quan trọng. Thay vì phải trực tiếp đến các điểm giao dịch, với ngân hàng số, khách hàng chỉ cần có máy tính, điện thoại thông minh có kết nối internet là có thể thực hiện nhiều dịch vụ của ngân hàng như chuyển tiền, thanh toán dịch vụ, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước...
Trong thời đại phát triển công nghệ số, các dịch vụ liên quan đến ngân hàng số chính là "thỏi nam châm" hút khách hàng. Người ta không còn quan tâm nhiều đến việc lựa chọn ngân hàng dựa trên quy mô vốn hay số lượng điểm giao dịch, mà tiêu chí đặt ra là dịch vụ ngân hàng số có thuận lợi không, phí dịch vụ được áp dụng thế nào. Đây cũng là lý do cho sự dịch chuyển khách hàng từ một số ngân hàng này sang ngân hàng khác.
Ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ thanh toán, Ngân hàng Nhà nước cho biết, thanh toán điện tử đang duy trì tăng trưởng tốt trong thời gian vừa qua, đặc biệt trong dịch Covid-19. Tại Việt Nam, tốc độ tăng trưởng về Mobile Banking (ngân hàng di động) là 200%, với khoảng 30 triệu người sử dụng hệ thống thanh toán ngân hàng mỗi ngày. Hiện Mobile Banking của Việt Nam không thua kém các nước phát triển trên thế giới. Để làm được điều đó, Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng được hạ tầng thanh toán tốt và trong năm nay sẽ tiếp tục nâng cấp hệ thống này.
Tiến sĩ Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam cho biết: "Đối với hệ thống ngân hàng thông thường chỉ có 3 cấp độ để chuyển đổi số. Ở cấp độ 1, các ngân hàng có thể tiếp tục những gì đang làm. Còn cấp độ 2 là thành lập bộ phận riêng như trung tâm ngân hàng số, công ty ngân hàng số, đơn vị kinh doanh số trong ngân hàng. Cấp độ 3, các ngân hàng thực hiện số hóa một số bộ phận, quy trình, sản phẩm dịch vụ kinh doanh trong hoạt động. Tôi thấy rằng, hiện đa số các ngân hàng số hóa ở cấp độ 2, 3 cũng là cấp độ tương đối tích cực khi một số đã thành lập đơn vị riêng như Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) có LiveBank (ngân hàng tự động) chuyên cung cấp dịch vụ ngân hàng số, BIDV có trung tâm ngân hàng số, một số ngân hàng khác có chi nhánh thí điểm ngân hàng số...".
Ông Nguyễn Hưng, Tổng Giám đốc TPBank cho rằng, công thức cơ bản của lợi nhuận là đến từ tăng doanh thu và giảm chi phí. Chuyển đổi số chính là con đường để doanh nghiệp giảm chi phí và tạo cơ hội tăng doanh thu trong tương lai. Nhờ ứng dụng công nghệ mà nhiều giao dịch được rút ngắn chỉ bằng 1/3-1/4 thời gian so với quy trình truyền thống. Với việc triển khai dịch vụ ngân hàng LiveBank có thể thực hiện gần như đầy đủ các giao dịch như một chi nhánh truyền thống, đến nay hơn 2/3 số lượng giao dịch của ngân hàng thực hiện tại LiveBank, giúp tiết giảm một lượng lớn chi phí nhân sự, quản lý và giảm tối đa thời gian, tiền bạc cho khách hàng. Hiện TPBank đã có hơn 200 điểm LiveBank trên toàn quốc, khoảng 2 triệu lượt giao dịch thành công, tổng số tiền giao dịch đạt hàng nghìn tỷ đồng.
Theo ông Trần Công Quỳnh Lân, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank), việc thực hiện số hóa là để cung cấp được tính năng mới, thay đổi hoàn toàn quan niệm kinh doanh truyền thống. Nền tảng của số hóa là nâng cao trải nghiệm khách hàng, cung ứng sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu, xây dựng mô hình kinh doanh phù hợp và đầu tư hạ tầng công nghệ tương thích...
Để thúc đẩy kinh tế số, ông Phạm Tiến Dũng cho rằng, ngân hàng cần sớm đưa những người sử dụng thông thường trở thành khách hàng của ngân hàng. Riêng trong mùa dịch Covid-19 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng quy định về mở tài khoản bằng phương pháp xác nhận điện tử, tạo điều kiện cho khách hàng mở tài khoản. Đặc biệt, các ngân hàng cần xây dựng được hệ sinh thái thông minh. Ngoài ra, chuyển đổi số, phát triển ngân hàng số phải gắn với thúc đẩy tài chính toàn diện, cung ứng dịch vụ ngân hàng an toàn, thuận tiện với giá cả hợp lý cho người dân chưa có tài khoản ngân hàng, đặc biệt người dân khu vực vùng sâu, vùng xa, cũng như chú trọng nâng cao hiểu biết, kỹ năng tài chính...
Không dễ xây dựng hành lang pháp lý cho fintech Khung khổ pháp lý với hoạt động của công nghệ tài chính (fintech) là điều được các doanh nghiệp trong lĩnh vực này mong đợi từ lâu. Tuy nhiên, Dự thảo Nghị định về cơ chế thử nghiệm với fintech vừa được công bố còn nhiều nội dung chưa rõ ràng. Có hơn 150 công ty cung ứng giải pháp fintech đang hoạt...