Hoàn thiện chính sách phát triển nhà ở xã hội
Trong năm 2022, Bộ Xây dựng tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan tăng cường nghiên cứu, đề xuất và hoàn thiện chính sách phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) theo chương trình của Chính phủ.
Tăng cường chính sách hỗ trợ
Trong năm 2021, Bộ Xây dựng đã hoàn thiện các nhiệm vụ quan trọng về chương trình phát triển nhà ở theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể, Bộ đã hoàn thành báo cáo tổng kết thực hiện Chương trình hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg; Chương trình hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo khu vực nông thôn theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg; Chương trình hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng tránh bão lụt theo Quyết định số 48/2014/QĐ-TTg (tổng số hộ được hỗ trợ khoảng 19.550/21.600 hộ (đạt 90,5%), trong đó 6/13 địa phương đã hoàn thành; 7 tỉnh còn lại tỷ lệ hoàn thành đạt trên 70%).
Năm 2022, Bộ Xây dựng tiếp tục nghiên cứu, trình Chính phủ hỗ trợ cho phát triển NƠXH. Riêng chương trình phát triển nhà ở thu nhập thấp và công nhân tại khu công nghiệp, do diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 và khó khăn về nguồn vốn, nên tiến độ triển khai còn chậm. Cả nước đã hoàn thành 254 dự án (khoảng 108.800 căn, với tổng diện tích 5.440.000 m2), đang triển khai 271 dự án (khoảng 256.500 căn, với tổng diện tích 12.825.000 m2).
Hoàn thiện chính sách phát triển nhà ở xã hội. Ảnh: TTXVN.
“Từ đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 đến nay các khu nhà ở cho người lao động tại các khu công nghiệp là những khu vực chịu tác động lớn nhất do tập trung đông người, dẫn tới khó khăn trong việc đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch và ổn định đời sống, việc làm. Do đó, việc đầu tư phát triển NƠXH, đặc biệt nhà ở cho công nhân khu công nghiệp, đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường và sức khỏe cho người lao động là giải pháp hết sức cần thiết nhằm phục hồi sản xuất”, Thứ trưởng Bộ Xây dung Nguyễn Văn Sinh cho hay.
Rà soát của Bộ Xây dựng cho thấy, thời gian gần đây, qua công tác kiểm tra, một số tỉnh, thành phố phát hiện và xử lý hàng trăm trường hợp tại các dự án NƠXH sử dụng không đúng mục đích, quy định, tự ý thay đổi thiết kế công trình, không đúng đối tượng mua, thuê NƠXH. Ngoài ra, ngày 11/1/2022, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi kinh tế – xã hội, giao Chính phủ tập trung tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan đến NƠXH, nhà ở cho công nhân.
Trên cơ sở đó, trong năm 2022, Bộ Xây dựng sẽ tập trung: Tăng cường nghiên cứu, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các bộ, cơ quan, địa phương nghiên cứu đề xuất và thực hiện chính sách hỗ trợ NƠXH, nhà ở cho công nhân theo Chương trình phục hồi kinh tế của Chính phủ…
Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng tiếp tục hoàn thiện hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, rà soát, tổng hợp công bố thông tin về nhà ở và thị trường Bất dobgj dảm toàn quốc theo quy định. Phối hợp với các bộ, ngành, chính quyền địa phương kiểm soát, quản lý, nhằm đảm bảo thị trường nhà đất phát triển ổn định, lành mạnh.
Sửa luật sát thực tế
Việc đầu tư phát triển NƠXH công nhân khu công nghiệp là giải pháp cần thiết để phục hồi sản xuất và kinh tế. Luật Nhà ở sửa đổi tới đây nếu được Quốc hội thông qua sẽ khuyến khích và tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng, hỗ trợ nhà ở theo cơ chế, chính sách mới, nhất là NƠXH cho người có thu nhập thấp.
Video đang HOT
Luật Nhà ở sửa đổi tới đây sẽ bổ sung các quy định liên quan đến quỹ đất dành để phát triển NƠXH như: Bổ sung quy định quỹ đất dành để xây dựng NOXH được xác định ngay khi lập và phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu xây dựng, quy hoạch chi tiết xây dựng; bổ sung quy định tỷ lệ quỹ đất dành để làm NOXH do UBND cấp tỉnh quyết định căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch đô thị; chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở; điều kiện địa lý và nhu cầu nhà ở thực tế của người dân… đảm bảo thống nhất với quy định của pháp luật về ngân sách, về đất đai và các pháp luật khác có liên quan.
Còn theo ông Bùi Xuân Dũng, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), những chính sách mới bổ sung sẽ thúc đẩy nguồn cung NƠXH, tăng thu ngân sách Nhà nước, phát triển mô hình khu đô thị NƠXH tập trung tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh; khắc phục được tình trạng lãng phí nguồn lực đất đai, sử dụng đất đô thị không hiệu quả, chia nhỏ dự án, làm giảm hiệu quả đầu tư; đồng thời, giảm bớt chi phí về nhà ở cho người dân khi nơi ở và nơi làm việc có sự gắn kết, các điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội đồng bộ.
“Những chính sách mới thay đổi trong Luật Nhà ở sửa đổi tới đây sẽ thu hút đầu tư phát triển trong lĩnh vực nhà ở nói chung và kinh tế địa phương nói riêng. Khuyến khích đầu tư của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế vào phát triển nhà ở xã hội, tăng nguồn cung nhà ở xã hội. Đồng thời, góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội của đất nước, nhất là các đối tượng là công nhân khu công nghiệp, người lao động tại các ngành nghề thuộc lực lượng vũ trang chịu nhiều ảnh hưởng, thiệt thòi trong những thời điểm đất nước gặp nhiều khó khăn về thiên tai, dịch bệnh…”, đại diện Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS cho hay.
Để đẩy mạnh phát triển NƠXH cho công nhân, Bộ Xây dựng đã đề xuất gói tín dụng hỗ trợ thực hiện chính sách NƠXH trong Chương trình phục hồi kinh tế bền vững đến năm 2023 với gói tín dụng 65.000 tỷ đồng và đề xuất các chính sách “mở đường” cho nhà ở công nhân như: Chính phủ giao UBND cấp tỉnh, thành phố bố trí đất làm nhà lưu trú cho công nhân khu công nghiệp thuê có hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội thiết yếu phục vụ khu nhà ở công nhân.
Toàn cảnh tuyến cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Ninh Bình và Thanh Hóa
Đoạn tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam dài hơn 100km qua hai tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa đang dần hình thành.
Dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam, đoạn Cao Bồ - Mai Sơn (nối Nam Định - Ninh Bình) dài hơn 15,2km; đoạn Mai Sơn - QL45 dài 63,37 km (nối Ninh Bình - Thanh Hóa); QL45 - Nghi Sơn (qua Thanh Hóa) có chiều dài 43,28km và đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu dài 50km (trong đó có khoảng 6km nằm trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa) đang được các Ban QLDA và nhà thầu rốt ráo đẩy nhanh tiến độ thi công.
Tuyến đường cao tốc Bắc - Nam đoạn qua địa phận tỉnh Ninh Bình nhìn từ trên cao xuống
Hiện nay, đoạn tuyến đường Cao Bồ - Mai Sơn cơ bản đã hoàn thiện và sẽ sớm thông xe trong tháng 12/2021. Tổng sản lượng đến nay đạt 1.166,5 tỷ đồng/1.222,46 tỷ đồng tương đương 95,6% giá trị hợp đồng
Hầm Tam Điệp là hạng mục nằm trong gói xây lắp XL10 thuộc dự án thành phần đầu tư xây dựng Mai Sơn - QL45. Hầm Tam Điệp có chiều dài 245m được nhà thầu là Tập đoàn Sơn Hải thực hiện thi công và đã được khoan thông hai nhánh hầm vào tháng 6 và tháng 7/2021
Công tác GPMB, di dời hạ tầng kỹ thuật, tái định cư trên địa bàn dự án với tổng chiều dài 63,37km (Ninh Bình 14,35km và Thanh Hóa 49,02km) đã cơ bản hoàn thành, không còn vướng mắc
Trên tuyến có Hầm Thung Thi dài 680m qua đại phận xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa đã được thông cả 2 nhánh ống hầm vào tháng 11 và 12/2021 vừa qua
Theo Ban QLDA Thăng Long, tổng sản lượng thi công đoạn Mai Sơn - QL45 đạt gần 40% giá trị xây lắp theo hợp đồng, cơ bản đáp ứng theo kế hoạch
Cầu Núi Đọ dài 1,9 km, bắc qua sông Chu, bờ bắc đặt tại xã Thiệu Hợp, bờ nam là xã Tân Châu, huyện Thiệu Hóa. Cầu là một hợp phần của gói thầu số 14 XL có tổng mức đầu tư 2.500 tỷ đồng, riêng cầu Núi Đọ chiếm khoảng 550 tỷ đồng
Hiện nay, trên toàn dự án Mai Sơn - QL45 đang triển khai 68 mũi thi công tại 5 gói thầu. Trong đó 30 mũi thi công đường, 34 mũi thi công cầu và cấu kiện, 4 mũi thi công hầm
Còn dự án thành phần QL45-Nghi Sơn qua địa phận huyện Nông Cống và thị xã Nghi Sơn dài 43,28km có tổng mức đầu tư 5.534 tỷ đồng chia làm 3 gói thầu xây lắp: XL1 (Liên danh Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn - Công ty Cổ phần Tập đoàn Thành Huy); XL2 (Liên danh Công ty cổ phần Licogi 16 - Công ty TNHH Định An - Công ty cổ phần 471) và XL3 (Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng Miền Trung - Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam)
Theo sơ đồ tuyến, điểm đầu dự án tại Km 337 000 trùng với đoạn cuối của dự án Mai Sơn - QL45 thuộc địa phận xã Tân Phúc, huyện Nông Cống. Điểm cuối tại Km 380 000 trùng với dự án Nghi Sơn - Diễn Châu thuộc địa phận xã Tân Trường, thị xã Nghi Sơn
Dự án thành phần tuyến cao tốc Bắc - Nam đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu dài 50km với tổng mức đầu tư khoảng 7.293 tỷ đồng, đi qua hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An
Trên dự án có hầm Trường Vinh Hầm nối từ địa phận xã Trường Lâm, thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) và xã Quỳnh Vinh, thị xã Hoàng Mai (Nghệ An).Hầm có chiều dài 450m do Tập đoàn Đèo Cả thực hiện thi công và đến nay đã khoan được 14-15m
Công nhân đang gia cố giữa các thanh thép chuẩn bị công đoạn đổ bê tông làm hầm chui dưới cao tốc dành cho người đi bộ
Đây là dự án được chuyển đổi từ hình thức đầu tư PPP sang đầu tư công.Trong giai đoạn phân kỳ, cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu được thi công xây dựng với quy mô 4 làn xe, nền đường 17m, vận tốc thiết kế 80km/h. Giai đoạn hoàn chỉnh sẽ nâng lên 6 làn xe, nền đường 32,25m, vận tốc thiết kế từ 100 - 120km/h.
Doanh nghiệp bất động sản cùng Bình Dương đẩy mạnh khôi phục kinh tế sau dịch Sau thời gian dài ảnh hưởng bởi dịch bệnh, kinh tế của Bình Dương đã có dấu hiệu khởi sắc và phục hồi, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, hạ tầng kỹ thuật và bất động sản. Các nhà đầu tư yên tâm tái sản xuất, mở rộng đầu tư; các dự án bất động sản tiếp tục triển khai trở lại...