Hoàn thành nhiều hạng mục dự án nâng cấp, cải tạo đường sắt Bắc – Nam
Theo đại diện Ban Quản lý dự án đường sắt ( Bộ Giao thông Vận tải), 3 dự án thuộc gói thầu 7.000 tỷ đồng vốn trung hạn cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu trên tuyến đường sắt Bắc – Nam do đơn vị này quản lý đã hoàn thành nhiều hạng mục và đưa vào khai thác an toàn.
Công nhân Đội Quản lý đường sắt Tuy Hòa gạt bỏ lớp đá ba lát cũ thay lớp đá mới trên đường sắt. Ảnh minh họa: Phạm Cường/TTXVN
Cụ thể, Ban Quản lý dự án đường sắt đang quản lý 3 dự án gồm: Cải tạo, nâng cấp các cầu yếu và gia cố trụ chống va xô trên tuyến đường sắt Hà Nội – Tp. Hồ Chí Minh (dự án cầu yếu); cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu đoạn Hà Nội – Vinh ( dự án Hà Nội – Vinh); cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu đoạn Nha Trang – Sài Gòn ( dự án Nha Trang – Sài Gòn).
Theo đại diện Ban Quản lý dự án đường sắt, được khởi công từ giữa năm 2020, các dự án vấp phải nhiều khó khăn do bão lũ bất thường khu vực miền Trung tháng 9, tháng 10/2020 và dịch COVID-19 bùng phát, kéo dài tại nhiều tỉnh, thành.
Mặt khác, dự án đang thi công trong hoàn cảnh đường sắt Bắc-Nam vẫn đang vận hành, khai thác. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu về tiến độ, Ban Quản lý dự án đường sắt và các nhà thầu, tư vấn mở nhiều mũi thi công đồng loạt; triển khai theo hình thức cuốn chiếu, làm đến đâu hoàn thành ngay đến đó để đưa vào khai thác đảm bảo tốc độ thiết kế.
Đến nay, 4 gói thầu đã hoàn thành đưa vào khai thác, gồm 2 gói của dự án cầu yếu, 1 gói của dự án Hà Nội – Vinh, 1 gói của dự án Nha Trang – Sài Gòn. Trong đó, dự án cầu yếu đã hoàn thành trả tốc độ cho 49 cầu/125 cầu. Dự án Hà Nội – Vinh đã hoàn thành trả tốc độ được 9/15 khu gian. Dự án Nha Trang – Sài Gòn hoàn thành 4/5 khu gian và 2 ga.
“Các gói thầu còn lại đang được các bên tích cực thực hiện; trong đó, một số gói thầu sẽ cơ bản hoàn thành trong tháng 8, tháng 9/2021, như: các gói xây lắp XL-CY-06, XL-CY-03 dự án cầu yếu dự kiến hoàn thành 30/8/2021″, đại diện Ban Quản lý dự án đường sắt thông tin.
Chia sẻ về khó khăn trong quá trình triển khai, đại diện Ban Quản lý dự án đường sắt cho hay, thách thức lớn nhất của các dự án này chính là việc nằm trải dài trên tuyến đường sắt Bắc – Nam có phạm vi, diện tích, khối lượng giải phóng mặt bằng nhỏ, phân tán và thực hiện tại nhiều địa phương nên quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian… Trong khi đó, cùng thời gian này, các địa phương ưu tiên tập trung giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án đường bộ cao tốc.
Video đang HOT
Để tháo gỡ các khó khăn, đáp ứng yêu cầu tiến độ, Ban Quản lý dự án đường sắt đã chủ động xác định đường găng tiến độ. Khi lập kế hoạch tiến độ thực hiện đã dành quỹ thời gian dự phòng và đánh giá những nguy cơ chậm tiến độ để điều chỉnh kịp thời, đảm bảo tiến độ chung của dự án…
Doanh nghiệp Ninh Thuận linh hoạt điều tiết hoạt động sản xuất '3 tại chỗ'
Để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát, nhiều doanh nghiệp ở tỉnh Ninh Thuận đã rất chủ động, linh hoạt điều tiết cả nhân lực và vật lực làm việc theo phương án "3 tại chỗ" để vừa đảm bảo sản xuất, kinh doanh, vừa đảm bảo an toàn phòng, chống dịch.
Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Trần Quốc Nam (thứ hai từ trái qua) kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại Công ty chế biến thủy sản Thông Thuận (Khu công nghiệp Thành Hải).
Ông Sử Đình Vinh, Trưởng Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Ninh Thuận cho biết, kể từ khi UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 16/CT-UBND ngày 16/7/2021 về triển khai đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh, Ban Quản lý các khu công nghiệp đã triển khai, phổ biến đến các doanh nghiệp trong và ngoài các khu công nghiệp về các biện pháp phòng, chống dịch. Ban Quản lý cũng chỉ cho phép các doanh nghiệp được hoạt động khi đáp ứng được phương án "3 tại chỗ" trong việc phòng, chống dịch, đảm bảo thực hiện quy định 5K; giảm 50% người lao động; đồng thời phải tổ chức xét nghiệm cho người lao động 3 ngày/lần và thực hiện ký giấy xác nhận đi lại cho người lao động.
Qua kiểm tra của Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Ninh Thuận cho thấy, toàn tỉnh hiện có 9 doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Thành Hải (thành phố Phan Rang - Tháp Chàm) và Khu công nghiệp Phước Nam (huyện Thuận Nam) đang duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh đảm bảo thực hiện đúng phương án "3 tại chỗ".
Hiện các doanh nghiệp có quy mô lao động dưới 100 người đều chọn phương án "3 tại chỗ" để tổ chức và duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp có quy mô lao động cao hơn, chưa đảm bảo các điều kiện "3 tại chỗ" thì đang thực hiện phương án bố trí người lao động đi làm luân phiên, giảm 50% lao động làm việc.
Nhà máy chế biến hạt điều Long Sơn (Cụm công nghiệp Tháp Chàm, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm) phối hợp với ngành y tế thường xuyên test COVID-19 cho công nhân trước giờ vào làm.
Nhiều doanh nghiệp cũng đã chủ động phối hợp cùng ngành y tế tổ chức thực hiện xét nghiệm COVID-19 cho toàn bộ người lao động ở tại nhà máy. Điển hình như Công ty cổ phần thực phẩm Cánh Đồng Việt (Khu công nghiệp Thành Hải) đã tổ chức xét nghiệm cho toàn thể người lao động ở tại nhà máy với 164 người và cho kết quả âm tính.
Bà Hồ Nguyệt Ánh, cán bộ quản lý Công ty cổ phần thực phẩm Cánh Đồng Việt cho biết, việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 là yêu cầu cần thiết và cấp bách nên công ty đã chủ động thực hiện ngay khi UBND tỉnh Ninh Thuận ban hành Chỉ thị 16/CT-UBND.
Theo đó, Công ty cổ phần thực phẩm Cánh Đồng Việt đã áp dụng phương án "3 tại chỗ", cho người lao động đăng ký đi làm ở lại công ty và được bố trí ăn, nghỉ tại chỗ. Trước đây, mỗi ngày công ty có 350 cán bộ, công nhân làm việc, nhưng nay giảm xuống còn 164 người.
Bà Hồ Nguyệt Ánh chia sẻ, để đảm bảo an toàn cho người lao động, công ty đã áp dụng nghiêm các biện pháp như: không cho người ngoài vào nhà máy; hàng hóa, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất được giao nhận và khử khuẩn trước khi đưa vào nhà máy; đặc biệt là quản lý chặt chẽ người lao động trong thời điểm thực hiện giãn cách xã hội.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Phan Tấn Cảnh (phải) kiểm tra bếp ăn phục vụ công nhân tại Dự án điện gió số 5 Ninh Thuận (Trung Nam-Phước Hữu).
Theo Giám đốc Công ty TNHH Thông Thuận - Chi nhánh Ninh Thuận, ông Võ Việt Chung, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, công ty đã bố trí giãn cách trong khu sản xuất với nhiều tổ, nhóm nhỏ, giảm công nhân làm việc từ 1.500 công nhân xuống còn 422 người. Tại khu bếp ăn, công ty chỉ bố trí 4 người ngồi chung một bàn ăn. Công ty đã tiến hành xét nghiệm nhanh COVID-19 cho toàn bộ công nhân đang làm việc tại chỗ, việc test nhanh được thực hiện 3 ngày/lần.
Công ty cũng luôn chú trọng kiểm soát phương tiện từ ngoài tỉnh vào, đảm bảo nghiêm ngặt các quy định về khử khuẩn phương tiện; đồng thời yêu cầu người lái xe phải có giấy xét nghiệm âm tính với SASR-CoV-2, nghỉ trên cabin xe hoặc được bố trí ở khu riêng biệt, không được tiếp xúc với người trong nhà máy.
Giám đốc điều hành Công ty TNHH Việt - Úc Phước Dinh (huyện Thuận Nam), bà Phạm Quỳnh Thoa cũng chia sẻ: công ty chuyên sản xuất tôm thẻ chân trắng bố mẹ để cung cấp cho thị trường phía Nam. Để đảm bảo việc phòng, chống dịch, công ty đã triển khai phương án "3 tại chỗ" theo đúng quy định. Theo đó, 160 cán bộ, nhân viên đã được công ty bố trí làm việc, ăn uống, ngủ nghỉ ngay tại chỗ làm.
Đối với những lao động đến từ địa bàn đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ là huyện Ninh Phước và thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, công ty bố trí ăn, ngủ, nghỉ tại chỗ. Việc ăn uống được bố trí theo suất riêng, chia ba khung giờ ăn mỗi bữa, cách nhau 30 phút. Nếu có dấu hiệu cảm, sốt thì người lao động nghỉ làm việc để cách ly điều trị.
Đoàn công tác UBND tỉnh Ninh Thuận kiểm tra nơi ở tại chỗ của công nhân làm việc tại Công ty chế biến thủy sản Thông Thuận (Khu công nghiệp Thành Hải).
Công ty trách nhiệm hữu hạn Việt - Úc Phước Dinh luôn yêu cầu cán bộ, nhân viên thường xuyên khai báo y tế qua các ứng dụng Ncovi, Bluezone; tự đo thân nhiệt và theo dõi sức khỏe; đồng thời kiểm soát người ra, vào công ty bằng mã QR và luôn tiến hành khử khuẩn 2 lần/tuần.
Ngoài ra, công ty cũng đã đăng ký vaccine tiêm phòng COVID-19 cho người lao động; mua sắm thêm 150 bộ quần áo bảo hộ chống dịch và 200 kit test nhanh; bố trí phòng cách ly y tế tạm thời và trang bị kính chống giọt bắn, găng tay cho người lao động. Công ty lắp đặt bổ sung camera để thuận tiện cho việc kiểm tra, giám sát và phục vụ truy vết trong trường hợp cần thiết.
Theo lãnh đạo Sở Công Thương tỉnh Ninh Thuận, khó khăn nhất hiện nay của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là việc thực hiện quy định "3 tại chỗ" và "hai điểm đến, một con đường". Trong các khu công nghiệp, hiện chỉ có ít doanh nghiệp đủ điều kiện để có thể bố trí thực hiện theo yêu cầu này, nhưng quá trình thực hiện cũng đã phát sinh chi phí tương đối lớn nên các doanh nghiệp cũng đang phân vân, tính toán phương án cho phù hợp.
Công ty chế biến thủy sản Thông Thuận (Khu công nghiệp Thành Hải, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm) bố trí nơi ở tại chỗ cho công nhân, đảm bảo an toàn dịch bệnh.
Theo phán ánh của các doanh nghiệp, hiện nay việc thực hiện xét nghiệm COVID-19 cho người lao động gặp không ít khó khăn. Vì vậy, doanh nghiệp mong muốn UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường nhân lực và mẫu xét nghiệm để thực hiện xét nghiệm cho người lao động khi doanh nghiệp có nhu cầu, tránh tình trạng người lao động đi lại đến trung tâm, cơ sở y tế để thực hiện xét nghiệm, mất thời gian và không đảm bảo an toàn.
Đồng hành và chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, những ngày qua, lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Thuận luôn thị sát, kiểm tra việc phòng, chống dịch tại các doanh nghiệp đang tổ chức sản xuất, kinh doanh. Lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận đánh giá cao nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc cùng lúc thực hiện hai mục tiêu là vừa phòng, chống dịch, vừa đảm bảo sản xuất, tiến độ đầu tư.
Trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát kéo dài, lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Thuận rất mong muốn các doanh nghiệp tập trung khắc phục khó khăn để duy trì sản xuất, kinh doanh; đặc biệt là phải đảm bảo phương án "3 tại chỗ" nếu cần thiết phải tổ chức sản xuất. Nếu không đảm bảo thì buộc phải dừng hoạt động để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch.
Doanh nghiệp vận tải chuyển đổi số để thích ứng với dịch Dịch COVID-19 bùng phát, diễn biến phức tạp tại các địa phương đang khiến các doanh nghiệp (DN) vận tải lao đao do đứt gẫy kết nối vận tải, doanh thu sụt giảm nghiêm trọng, nhưng cũng là cơ hội để DN chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ kết nối với hành khách, hàng hóa để phát triển trong và sau dịch....