Hoàn thành liên thông mã QR trên 2 ứng dụng PC-Covid và VNeID vào ngày 1/11
Dự kiến kể từ ngày 1/11 tới, sau khi hoàn thành liên thông mã QR giữa 2 ứng dụng PC-Covid và VneID, người dùng PC-Covid có thể quét mã QR do ứng dụng VneID tạo ra và ngược lại để phục vụ công tác phòng chống dịch.
Thông tin về thời điểm hoàn thành liên thông QR Code của 2 ứng dụng PC-Covid và VNeID vừa được ông Đỗ Công Anh, Cục trưởng Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT) chia sẻ tại hội thảo trực tuyến tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19″ và Quyết định 4800 của Bộ Y tế về ban hành Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết 128.
Hội thảo tuyên truyền Nghị quyết 128 do Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Anh Tuấn và Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đồng chủ trì.
Nếu việc hoàn thành liên thông mã QR giữa 2 ứng dụng PC-Covid và VNeID được thực hiện theo đúng thời hạn được đại diện Cục Tin học hóa đưa ra – ngày 1/11, chỉ vài ngày tới, 3 ứng dụng phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 gồm PC-Covid, VNeID và Sổ Sức khỏe điện tử sẽ dùng chung mã QR quốc gia được Bộ TT&TT hướng dẫn từ ngày 11/9.
Việc này tạo thuận lợi cho người dân tham gia công tác phòng chống dịch, thông qua sử dụng các nền tảng công nghệ hỗ trợ quản lý, kiểm soát dịch đã và đang được triển khai, tiêu biểu như nền tảng khai báo y tế và kiểm soát người vào ra các địa điểm bằng mã QR.
Video đang HOT
PC-Covid, VNeID và Sổ Sức khỏe điện tử là 3 ứng dụng được thống nhất sử dụng trong phòng chống dịch.
Trong kết luận hội nghị trực tuyến ngày 16/10 quán triệt một số nội dung về tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 và giải pháp xác thực, liên thông dữ liệu tiêm chủng với dữ liệu quốc gia về dân cư, Lãnh đạo 3 Bộ: Y tế, Công an, TT&TT đã thống nhất quan điểm, chủ trương xuyên suốt là toàn thể các cấp, các ngành cùng phối hợp chặt chẽ để triển khai thực hiện kế hoạch kết nối, chia sẻ dữ liệu tiêm chủng vắc xin phòng Covid với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Tất cả vì mục tiêu chung, tránh “quyền anh, quyền tôi”, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân.
Lãnh đạo 3 Bộ cũng thống nhất chỉ sử dụng 3 ứng dụng phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19 gồm: PC-Covid do Ban chỉ đạo quốc gia chỉ đạo xây dựng phục vụ phòng chống dịch Covid-19; VNeID – ứng dụng phục vụ định danh người dân, xác thực người dân do Bộ Công an quản lý và là ứng dụng tồn tại lâu dài để phục vụ xã hội; Sổ Sức khỏe điện tử – ứng dụng quản lý thông tin sức khỏe của người dân, trong đó có dữ liệu về tiêm chủng do Bộ Y tế quản lý.
Ba nền tảng trên liên thông dữ liệu với nhau, xác thực thông tin cho nhau. “Địa phương không phát triển thêm phần mềm ứng dụng khác, tránh gây rắc rối cho người dân”, thông báo kết luận hội nghị nêu rõ.
Cũng tại kết luận hội nghị ngày 16/10, lãnh đạo 3 Bộ Y tế, Công an, TT&TT thống nhất việc yêu cầu các địa phương triển khai dùng chung 1 mã QR. Cụ thể, người dân sẽ sử dụng mã QR trên thẻ Căn cước công dân (đối với trường hợp chưa cấp thẻ Căn cước công dân thì sử dụng mã số công dân); khi sử dụng trên ứng dụng di động thì dùng chung mã QR do Bộ TT&TT hướng dẫn tại Quyết định 1405 ngày 11/9/2021 về các yêu cầu kỹ thuật đối với phân hệ hiển thị mã QR cá nhân thuộc các nền tảng, ứng dụng phòng chống dịch Covid-19.
Theo hướng dẫn các yêu cầu kỹ thuật đối với phân hệ hiển thị mã QR cá nhân thuộc các nền tảng, ứng dụng phòng, chống dịch Covid-19 (phiên bản 1.1) được ban hành ngày 11/9, mỗi cá nhân sử dụng các nền tảng, ứng dụng phòng, chống dịch Covid-19 được cấp 1 mã QR cá nhân. Mã QR cá nhân có thể được sử dụng để cá nhân, tổ chức có thẩm quyền đọc và truy vấn dữ liệu liên quan phục vụ công tác phòng, chống dịch, bệnh Covid-19. Việc Bộ TT&TT có hướng dẫn để hiển thị và sử dụng 1 mã QR cá nhân thống nhất trong tất cả các nền tảng, ứng dụng sẽ tạo thuận lợi tối đa cho mỗi người dân và các cơ quan, tổ chức khi thực hiện các nghiệp vụ phòng, chống dịch Covid-19.
Thống nhất mã QR ở các ứng dụng chống dịch từ tháng 11
Việc thống nhất mã QR đảm bảo kết quả khi quét mã là như nhau, dù người dân có sử dụng app chống dịch nào.
Tại hội thảo về tuyên truyền Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ sáng 29/10, đại diện Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin và truyền thông (TT&TT) cho biết mã QR trên các app liên quan chống dịch sẽ sớm thống nhất.
Cụ thể, ông Đỗ Công Anh, Cục trưởng Cục Tin học hóa cho biết ngày từ ngày 1/11, việc thống nhất mã QR sẽ được triển khai trên cả nước. Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Anh Tuấn cho biết thêm Bộ TT&TT cùng Bộ Công an, Bộ Y tế đang trong giai đoạn triển khai để đảm bảo dữ liệu trên các app là tương đồng.
Ông Đỗ Công Anh, Cục trưởng Cục Tin học hóa cho biết mã QR trên các app chống dịch sẽ được thống nhất từ ngày 1/11.
Tại hội thảo, các ý kiến góp ý cho rằng sau hơn một tháng triển khai ứng dụng thống nhất phòng dịch PC-Covid, vẫn còn tình trạng người dân phải cài nhiều app khác nhau để đảm bảo việc kiểm soát, phòng chống dịch. Điều này gây khó khăn cho người dân khi muốn đi lại, hoạt động.
Bộ TT&TT cũng thông báo nâng cấp tính năng "Khai báo di chuyển nội địa" của ứng dụng PC-Covid theo hướng phù hợp với quy định của Bộ GTVT, và phát triển thêm tính năng trích xuất thông tin cho các đơn vị được chỉ định của Bộ GTVT. Dữ liệu sẵn sàng được cung cấp từ ngày 29/10.
Tại hội thảo, nhiều vấn đề khác liên quan đến tiêm vaccine, xét nghiệm khi di chuyển cũng được làm rõ. Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết tình hình dịch tại các địa phương hiện nay cơ bản được kiểm soát. Tính đến 29/10, Việt Nam tiếp cận hơn 107 triệu liều vaccine phòng Covid-19, và đã tiêm 78 triệu liều. Trong đó, gần 40% người dân trên 18 tuổi đã tiêm đủ 2 liều vaccine.
Dựa vào hướng dẫn của nhà sản xuất vaccine cùng đánh giá từ hội đồng chuyên môn, Bộ Y tế cho rằng đến nay cần mở rộng đối tượng tiêm để bao phủ độ tuổi tiêm vaccine phòng bệnh trên cả nước.
Hiện nay, Việt Nam có 2 loại vắc xin đã cấp phép, có thể tiêm cho trẻ là Pfizer và Moderna.
Bên cạnh đó, đại diện Bộ Y tế cũng nhấn mạnh Bộ đã quy định rõ trong Quyết định 4800/QĐ-BYT về các đối tượng cần phải xét nghiệm. Đó là người có nguy cơ cao, người có triệu chứng, xét nghiệm ngẫu nhiên ở cơ sở sản xuất kinh doanh; không xét nghiệm tất cả người đi từ địa bàn này sang địa bàn khác, chỉ xét nghiệm người đi từ địa bàn có nguy cơ dịch cấp độ 3, 4 và khu cách ly.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cũng cho biết do tình hình dịch tại một số địa phương hiện nay và qua đánh giá của Bộ Y tế, người dân từ một số địa phương có dịch khi di chuyển tới các địa phương khác sẽ có nguy cơ cao, nên Bộ Y tế vừa ban hành hướng dẫn bổ sung, theo đó, những trường hợp này khi trở về các địa phương khác cần phải tiếp tục được sàng lọc.
Về giá dịch vụ xét nghiệm phát hiện virus SARS-CoV-2, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cũng cho biết Bộ Y tế đang phối hợp với Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện dự thảo và xin ý kiến của các bộ, ngành liên quan để đưa ra mức giá phù hợp. Trước khi ban hành văn bản, Bộ Y tế sẽ thông tin tới người dân.
PC-Covid bắt đầu được triển khai tại một số tỉnh thành Người dân ra vào hoặc hoạt động tại Khánh Hòa, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam phải dùng ứng dụng PC-Covid để khai báo và quét mã QR. Theo quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19" ban hành ngày 11/10, một trong những biện pháp được đưa ra là ứng dụng công nghệ...