Hoãn cưới 2 lần, cô gái phát hiện sự thật bàng hoàng về chồng sắp cưới, cách thức anh ta ngoại tình tinh vi đến không ngờ
“Bọn em tổ chức ăn hỏi rồi cưới luôn 1 ngày, cách đây 2 tháng thì 2 nhà đã gặp mặt nhau rồi, dạm ngõ hết rồi… nhưng cuối cùng đợt này dịch bùng phát trở lại nên lại phải hoãn”, cô gái kể.
Đôi lúc những chuyện không thể diễn ra theo đúng lộ trình lại mang đến một cái kết rất choáng váng. Đàn ông chẳng học được cách chung thủy thì rất khó khăn để tìm được hạnh phúc đích thực của mình.
Mới đây, một cô gái đăng tải bài viết kể lại chuyện bị “cắm sừng” sau hai lần hoãn cưới. Chuyện như sau:
“Hoãn cưới 2 lần do dịch, chưa kịp cưới vào lần thứ 3 đã bị cắm sừng.
Năm nay mình 26 cả tuổi mụ là 27 cưới được rồi. Người yêu mình, à không người yêu cũ chứ nhỉ năm nay 30 tuổi. Cả mình cả anh đều có công ăn việc làm ổn định rồi. Kế hoạch lần đầu là ra Tết cưới nhưng vì dịch nên bị hoãn lần 1.
Kế hoạch lần 2 là sau tháng 5, dịch không còn lây lan trong cộng đồng tại Việt Nam nữa nên tháng 8 này cưới.
Bọn mình tổ chức ăn hỏi rồi cưới luôn 1 ngày, cách đây 2 tháng thì 2 nhà đã gặp mặt nhau rồi, dạm ngõ hết rồi… nhưng cuối cùng đợt này dịch bùng phát trở lại nên lại phải hoãn.
Bài viết được đăng tải trên mạng xã hội.
Hai gia đình quyết định để đến cuối năm nay xem như thế nào, không thì cùng lắm là sang năm. Tiền đặt cọc chụp ảnh cưới này, tiền đặt cọc cỗ cưới này tất cả đặt hết rồi nhưng vẫn có thể được bảo lưu, lùi lịch được thoải mái. Phòng dịch vẫn là trên hết mà.
Thật ra mình vẫn hay kiểm tra tin nhắn và các tài khoản mạng xã hội của người yêu. Dạm ngõ rồi nhưng vẫn phải vậy cho chắc nhưng mình không ngờ được là anh ta hẹn hò qua Gmail.
Mà ko phải là hộp thư đến hay đi, nó nằm ở mục ‘Thư rác’ của Gmail. Tin/thư ở đây sau 30 ngày là xoá vĩnh viễn. Lúc mình phát hiện ra thì còn không biết, tưởng tin bị xoá rồi là xoá hẳn, ai ngờ xoá rồi nó vào mục thùng rác, 30 ngày sau mới mất.
Và đó, còn nguyên đống tin nhắn nhưng phần lớn là địa chỉ, thời gian (2 người này hạn chế nói chuyện tâm tình, chắc là chỉ có gặp nhau trực tiếp thì nói chứ không phải nhắn tin qua lại hằng ngày).
Người đó không ai khác, chính là cô bạn thân của người yêu cũ, chị này thì có 1 con gái và bỏ chồng rồi, lấy chồng từ năm 21 tuổi.
Mình cũng chỉ check được 30 ngày đổ lại thôi còn trước đó thì không biết nhưng thôi, đâu còn quan trọng gì nữa.
Mình về nói với bố mẹ luôn và tất nhiên, chả có cái đám ăn hỏi, đám cưới nào hết. Giải tán sạch, chia tay, nhà kia cũng bị bố mẹ chửi cho 1 trận rồi bảo là không biết con trai mình tồi tệ như vậy.
Nói chung muốn chia sẻ để nhắc nhở chị em là 30 chưa phải là Tết. Nếu muốn ‘cắm sừng’ thì kể cả có là đang bắn pháo hoa vẫn cắm sừng được nhé, còn có thể ‘cắm sừng’ qua Gmail.
Mình không buồn, mình vui, vui vì may quá phát hiện ra sớm chứ không mình đã lấy phải Sở Khanh, cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra, sau này cưới nhau rồi về mới lòi ra thì chỉ khổ mình”.
Video đang HOT
Ảnh đăng kèm bài viết.
Thật sự có những câu chuyện tình cảm lại khiến cho dân mạng cảm thấy những cô gái đáng thương thật nhiều. Quyết định tiến đến đám cưới với ai đó chắc chắn họ đã nghĩ rằng người đàn ông ấy xứng đáng dựa vào. Vậy mà cuối cùng tình cảnh đối mặt lại ai oán như vậy.
Nhưng thật sự cũng may mắn cho cô gái khi phát hiện sự thật trước khi cả hai chính thức là vợ chồng. Người đàn ông như thế này thì cần tránh càng xa càng tốt để thiệt thòi cho chính mình.
Đang dịch Covid-19 mà không muốn hoãn cưới, đây là những cách tổ chức có 1-0-2
Khi các bạn đã lên kế hoạch về chung một nhà nhưng lại va phải Covid-19? Làn sóng dịch thứ nhất vừa qua thì làn sóng thứ hai đã ập tới, an toàn vẫn là trên hết nhưng hạnh phúc lứa đôi cũng không thể trì hoãn mãi được.
Nếu đang dịch mà không muốn hoãn cưới thì sao? Sức sáng tạo là không giới hạn và con người cũng có khả năng thích nghi đáng ngạc nhiên. Dưới đây là những đám cưới có 1-0-2 trong mùa dịch.
Mỗi nhà khiêng một mâm cỗ về ăn
Đó là cách mà một gia đình ở Đắk Lắk đã áp dụng cho đám cưới của con em mình hôm 30/7. Để đảm bảo yêu cầu tránh tụ tập đông người, gia chủ đã chọn cách mỗi nhà bê một mâm cỗ về ăn, sau đó gia đình cô dâu chú rể sẽ đến từng nhà để nhận lời chúc mừng.
Những hình ảnh về đám cưới độc nhất chưa từng thấy này đã thu hút sự chú ý của đông đảo cư dân mạng. Ai cũng tỏ ra thích thú và gửi lời chúc phúc cho đôi trẻ.
Cứ thế này cho nhanh gọn mà lại an toàn.
Bỏ phong bì vào hộp trái tim rồi mang túi đồ ăn về
Cách làm cũng gần giống với đám cưới trên nhưng gọn nhẹ, 'thô mà thật' hơn nhiều. Theo đó, phía bên ngoài rạp cưới hoành tráng, lộng lẫy là tấm biển ghi rõ: 'Đám cưới - Bỏ bao thơ vô Trái tim và Nhận túi thức ăn mang về'.
Một lần chơi lớn xem quan khách có trầm trồ.
Tuy nhiên thực hư của tấm biển 'bá đạo' này đã khiến cộng đồng mạng tranh luận sôi nổi. Có những ý kiến cho rằng đây chỉ là sản phẩm của photoshop, nhằm mua vui cho mọi người. Nhưng dù thật hay ảo thì đây cũng là một ý tưởng khá hay ho cho những đám cưới trong mùa dịch đúng không nhỉ?
Đám cưới không mời tiệc, hai họ đeo khẩu trang kín mít
Đó là đám cưới của chú rể Nguyễn Hoàng Thạch và cô dâu Võ Thị Nguyên ở Quảng Ngãi, diễn ra hôm 28/7. Theo lời chú rể, đám cưới của họ đã phải hoãn, dời lịch nhiều lần do ảnh hưởng của dịch.
Thời điểm cặp đôi tổ chức lễ cưới, Quảng Ngãi có xuất hiện ca nhiễm trong cộng đồng nên tiệc cưới dự kiến 200 khách mời đã bị hủy, chỉ tổ chức nghi lễ với sự chứng kiến của quan viên hai họ.
Tất cả những người đến tham dự đều phải đeo khẩu trang, sát khuẩn tay và đo thân nhiệt. Mọi người cũng được yêu cầu không bắt tay nhau.
An toàn là trên hết.
Đám cưới '2 phút hơn' với vỏn vẹn 6 người tham dự
Có lẽ đây là đám cưới giành được kỷ lục có thời gian tổ chức siêu tốc nhất. Theo Tân Hoa Xã đưa tin, cặp đôi Zhang Long và Chen Xiao ở Sơn Đông (Trung Quốc) đã tổ chúc lễ cưới dài vỏn vẹn hơn 2 phút vào hôm 6/2, thời điểm đại dịch Covid-19 đang rất căng thẳng ở nước này.
Đám cưới 2 phút hơn với 6 người tham dự ở Trung Quốc.
Lễ cưới của cặp đôi được tổ chức theo đúng ngày giờ đã định với những nghi lễ được giản lược đến mức tối đa tại ngay sân nhà cô dâu. Bố cô dâu là chủ hôn, còn mẹ cô dâu làm phó nháy. Đám cưới có tổng cộng 6 người tham gia, gồm cô dâu, chú rể và cha mẹ hai bên.
Lễ cưới trong nhà thờ với dàn khách mời hoành tráng và độc đáo chưa từng thấy
Không muốn hoãn cưới nhưng cũng không muốn lễ cưới của mình trở nên hiu quạnh, cặp đôi Dan Stuglik và Amy Simonson ở Michigan (Mỹ) đã nghĩ ra cách dùng bìa carton làm hình nộm thay thế cho dàn khách mời 160 người.
Chú rể không muốn cô dâu phải bước vào lễ đường mà không có ai chứng kiến, cảm giác sẽ rất cô đơn, vì thế anh đã 'lóe' lên ý tưởng độc đáo này.
Khi đang dịch mà bạn vẫn muốn khách đến tham dự đông đủ.
Ban đầu Dan chỉ định mua vài tấm bìa cứng để tự cắt nhưng không ngờ công ty cung ứng đã nhiệt tình đến nỗi cử hẳn nhà thiết kế đến đo đạc, thiết kế và cắt các hình nộm theo đúng hình dáng của những vị khách mời. Từ già, trẻ, trai gái, cao, thấp, tóc dài, tóc ngắn đủ cả.
Đám cưới ngẫu hứng của các bác sĩ ngay ở tuyến đầu chống dịch
Đó là câu chuyện của hai bác sĩ Shelsun Tsai và Michael Sun ở Bệnh viện Đại học Duke (North Carolina, Mỹ). Họ dự kiến tổ chức lễ cưới vào ngày 11/4 nhưng vì dịch Covid-19 mà phải hoãn lại.
Đám cưới có thể hoãn nhưng hạnh phúc thì không nên trì hoãn. Thế nên các đồng nghiệp của cô dâu chú rể đã giúp họ tổ chức một lễ cưới nhỏ gọn ngay trong khuôn viên của bệnh viện.
Bộ váy cưới cực ấn tượng của các bác sĩ tuyến đầu.
Váy cưới của cô dâu được làm từ giấy và nilon, những chất liệu được tận dụng từ các vật dụng có sẵn trong bệnh viện. Cặp đôi đã trao lời thề nguyện trước sự chứng kiến của mọi người.
Buổi lễ cũng được ghi hình và phát trên ứng dụng Zoom trước sự chứng kiến của bạn bè, người thân qua màn hình. Được biết, cặp đôi dự kiến tổ chức lễ cưới chính thức vào tháng 10 năm nay, nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát.
Làm đám cưới online, livestream cho bạn bè cùng xem, tại sao không?
Đại dịch Covid-19 đã thay đổi nhiều hình thức truyền thông sang online, từ học online, họp báo online, lễ trao giải online.. Vậy thì làm đám cưới online, tại sao không?
Ngày 15/3, nữ diễn viên đài TVB Trang Tư Mẫn và bạn trai doanh nhân đã tổ chức đám cưới online để họ hàng hai bên và bạn bè cùng chung vui với họ. Hình thức này cũng được nhiều đôi trẻ trên khắp thế giới áp dụng.
Diễn viên Trang Tư Mẫn và bạn trai.
Tại Mỹ, ứng dụng trực tuyến WebWed Mobile có liên kết với các tòa án trên khắp nước Mỹ để đăng ký kết hôn điện tử, sau đó giấy chứng nhận sẽ được tòa án gửi cho các cặp vợ chồng. Các cặp đôi vẫn có thể trở thành vợ chồng hợp pháp mà không cần ra khỏi nhà.
Hình thức đăng ký kết hôn online này cũng được áp dụng tại Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), áp dụng cho công dân nước họ và cả người nước ngoài lưu trú tại đây.
Một đám cưới được tổ chức qua ứng dụng Zoom.
Nâng ly qua livestream.
Nhiều cặp đôi ở Mỹ đã tổ chức lễ cưới qua Zoom, livestream để nâng ly cùng bạn bè, quan khách gần xa. Hình thức kết hôn online không mới nhưng đã trở nên phổ biến trong đại dịch Covid-19. Các cặp đôi sẽ không phải lo sửa soạn tiệc chiêu đãi khách, sắp xếp chỗ ngồi, cỗ cưới thế nào cho ngon mà không bị 'ế', thay vào đó họ lo rớt mạng.
Tất nhiên, đây chỉ là hình thức bất đắc dĩ trong điều kiện bất khả kháng, không thể vui trọn vẹn bằng việc tổ chức đám cưới theo cách truyền thống. Tuy nhiên dịch bệnh không có nghĩa là phải hoãn lại hạnh phúc đúng không nào?
"Cắm sừng" người yêu còn quỵt nợ, cô gái đổ lỗi cho kiếp trước nợ nhau Trong thời gian qua, những câu chuyện "cắm sừng" bị bóc trần với muôn kiểu khác nhau đã làm cho cộng đồng mạng đi hết từ bất ngờ này tới bất ngờ khác. Mới đây, lại có một câu chuyện "cắm sừng" được chia sẻ khiến cư dân mạng phải bàn tán. Được biết, câu chuyện đã trôi qua từ lâu nhưng đây...