Hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn của bộ đội chống dịch biên giới Tây Nam
Mới đây, tài khoản mạng xã hội có tên M.T.H đã chia sẻ hình ảnh cùng câu chuyện của một nhóm các chiến sĩ công tác tại biên giới Tây Nam nước ta.
Để giữ cho vùng biên được an toàn, họ đã phải chấp nhận khung cảnh sinh hoạt đầy khó khăn và thiếu thốn.
Bài đăng của M.T.H nhận được sự quan tâm của nhiều người. (Ảnh: Chụp màn hình)
Theo lời kể của M.T.H nhóm bộ đội này bao gồm 9 người, hầu hết là các chiến sĩ từ Hải Phòng vào đóng quân. Nơi ở là một cái chòi vịt đơn sơ, xung quanh đều là ruộng lúa, muốn vào nhà dân phải lội bộ chừng 2 tiếng đồng hồ.
Đây cũng mới chỉ là một trong những khó khăn mà các chiến sĩ phải làm quen trong thời gian công tác. M.T.H viết:
“Nước uống phải vác vai từng can ra chốt. Khoảng đìa trũng cạnh chốt, thôi thì phải lấy nước để tắm giặt, vo gạo rửa rau và tráng lại bằng nước đánh phèn.
Xung quanh nơi ở của các chiến sĩ là “đồng không mông quạnh”. (Ảnh: FB M.T.H)
Mà miền Tây thì trồng lúa, bón bao nhiêu là thuốc bảo vệ thực vật nên cái đìa chắc đầy ứ thuốc trừ sâu. Nước, thôi thì cũng có mấy téc nhựa trữ đựng và vác bình cũng ráng chịu đựng.
Nhưng điện thì khổ lắm. Ngày nắng, cứ thu lu dưới bóng cây mà tránh. Tối phải ăn cơm sớm kẻo muỗi mòng lao vào bu đen kín bát cơm. Đêm le lói cái đèn năng lượng mặt trời được tặng, giờ hỏng cứ chập chờn như đom đóm ma chơi.”
Nơi ở chỉ là chòi vịt được lợp tạm bằng các miếng tôn. (Ảnh: FB M.T.H)
Dù vất vả, thiếu thốn nhưng các chiến sĩ vẫn nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ chống dịch. (Ảnh: FB M.T.H)
Thấy bộ đội quá khổ, người sống trong xóm gần đó cũng cho mượn mấy bình điện nhưng tuần nào cũng phải khênh lại vào để sạc mà cũng chỉ đủ để thắp sáng bóng đèn, không sạc được điện thoại. Thế nên mỗi ngày các chiến sĩ lại cử 1 người lội ruộng vào xóm, mang cả chùm điện thoại đi sạc nhờ.
“Anh em bảo, ước ao khát khao nhất là có tí điện, để thắp cái bóng nhìn rõ mặt người ban đêm, sạc cái điện thoại và chạy cái quạt, cho ban ngày dễ thở…” – M.T.H cho hay.
Theo Tuổi Trẻ, chỉ tính riêng các tỉnh miền Tây Nam Bộ từ Long An xuống Đồng Tháp, An Giang qua đến Kiên Giang đã có hơn 384km đường bộ, để từng mét biên giới đều phải nằm trong tầm nhìn 24/24 không phải là chuyện dễ dàng.
Video đang HOT
Càng về đêm, chiến sĩ biên phòng Tây Nam lại càng phải tỉnh táo, quan sát kĩ xung quanh. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Ai rồi cũng phải thích nghi với hoàn cảnh khó khăn. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Bộ đội biên phòng và các lực lượng địa phương khác đã được huy động tổng lực, làm quen với cuộc sống trong điều kiện tạm bợ ở các tổ, chốt lưu động hơn 1 năm qua mới có thể hạn chế được tối đa nguy cơ lây lan dịch bệnh vào trong nước.
Trước những hình ảnh này, không ít bình luận đã được để lại bên dưới, cảm ơn sự hy sinh của các chiến sĩ trong nỗ lực phòng chống dịch Covid-19.
Dân tình bày tỏ lòng cảm ơn đến sự hy sinh của các cán bộ chiến sĩ. (Ảnh: Chụp màn hình)
- Cảm ơn những chiến sĩ căng mình chống dịch nơi biên giới.
- Cho đến nay giữ vững được bức tường thép biên giới có công lao rất lớn của các cấp, các ngành, cán bộ chiến sĩ…vùng Tây Nam.
- Đó là những anh hùng thầm lặng.
- Thât cảm đông và thương các chiến sĩ biên phòng.
Đúng là nếu không được thấy tận mắt sẽ khó có thể hình dung và hiểu được sự vất vả các cán bộ chiến sĩ nơi biên giới đang phải đối mặt. Dù chưa rõ thực hư về câu chuyện này, cần xác nhận thêm nhưng những gì họ làm rất đáng nhận được lời cảm ơn và trân trọng của cộng đồng.
Các thông tin đời sống xã hội sẽ được liên tục cập nhật tại YAN!
Tăng cường ngăn dịch ở biên giới khi Campuchia gỡ lệnh phong tỏa
Trước viêc Campuchia có thê kết thúc đợt giãn cách xã hội, các tỉnh biên giới Tây Nam đã lên phương án tăng cường siết chặt thêm lá chắn COVID-19 ở biên giới.
Tỉnh Long An tăng cường thêm quân số để kiểm soát đường biên giới - Ảnh: S.LÂM
Trong khi đó, nói vê viêc phòng dịch theo nguyên tăc 5K, ông Nguyễn Thanh Bình - chủ tịch UBND tỉnh An Giang - thăng thăn: "Tôi yêu cầu các địa phương không nhắc nhở đeo khẩu trang nơi công cộng nữa mà phải xử phạt vì đã tuyên truyền nhiêu rồi. Địa phương nào xử phạt nhiều sẽ được khen thưởng. Các huyện phải xây dựng nhiều đội xử phạt, có kế hoạch ai lập biên bản ai xử phạt rõ ràng...".
Tăng quân, lập "sở chỉ huy" ở biên giới
Tại Long An, đại tá Đoàn Văn An - chính ủy Bộ đội biên phòng tỉnh Long An - cho biết vừa tiếp nhận thêm gần 70 sĩ quan, chiến sĩ, dân quân tự vệ từ Bộ chỉ huy quân sự tỉnh này để tăng cường thêm việc siết chặt biên giới.
Hiện tại, gần 133km đường biên giới tỉnh Long An có tất cả 36 chốt, 12 trạm, 9 tổ tuần tra lưu động với gần 700 người ngày đêm canh giữ từng đường mòn, lối mở.
Trong khi đó, chiều 5-5 UBND tỉnh An Giang cũng đã có buổi họp khẩn để bàn các phương án đối phó với trường hợp nhiều người Việt đang ở Campuchia sẽ trở về sau khi nước này tháo lệnh phong tỏa.
Đại tá Bùi Trung Dũng - phó chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh An Giang - cho biêt với nhóm người gốc Việt thì các ngành chức năng tích cực vận động, tuyên truyền họ quay trở lại Campuchia, không thể đưa họ vào khu cách ly.
Với người Việt Nam nhập cảnh về nước chỉ có 2 đường cửa khẩu quốc tế là Vĩnh Xương và Tịnh Biên.
"Nếu ngươi dân về nhiều mà không kịp khai báo y tế thì không thể đưa họ vào chung nhóm cách ly hiện tại được mà phải có khu riêng hoăc phải lập tổ, chốt ở khu vực có nhiêu bà con từ Campuchia về để họ khai báo y tế, tiêp nhân" - đại tá Dũng nói.
Đại tá Đinh Văn Nơi - giám đốc Công an tỉnh An Giang - cho biết thêm công an tỉnh này sẽ chọn địa bàn TP Châu Đốc làm "sở chỉ huy" để chỉ huy hàng trăm công an sẵn sàng sát cánh cùng lực lượng biên phòng tuần tra, kiểm soát và tiếp nhận người khi có tình huống xấu xảy ra.
Hiện tại, Công an tỉnh An Giang đã chuẩn bị hàng trăm quân để sẵn sàng đi đến các địa phương dư báo có đông người về nước, nhằm tiếp sức lực lượng y tế và biên phòng. Xe cứu thương vận chuyển người không nên đưa sâu vào nội địa mà ưu tiên cho 5 huyện biên giới.
Ông Từ Quốc Tuấn - giám đốc Sở Y tế tỉnh An Giang - cũng cho biết đã quyết định chọn Trung tâm Y tế huyện Châu Thành làm bệnh viện dã chiến vì nơi này mới xây dựng gần đây, có đủ cơ sở và trang thiết bị y tế nên rất phù hợp làm bệnh viện dã chiến.
Đặc biệt, khu vực này có quỹ đất rộng nên có thể tăng giường hay nâng cấp lên để mở rộng giường điều trị cho người bị nhiễm bệnh.
An Giang cũng chỉ đạo mỗi huyện biên giới phải chuẩn bị sẵn sàng tiếp nhận được 300 trường hợp và tìm cách dự phòng thêm 100 trường hợp phải tiếp nhận người bên kia biên giới trở về.
Phối hợp nước bạn cùng chống dịch
Trong khi đó, ở Kiên Giang, đại tá Nguyễn Thế Anh - chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh - cho hay hiện lực lượng biên phòng tỉnh này đang phối hợp tuần tra chung với các lực lượng bảo vệ biên giới của nước bạn Campuchia.
Theo đại tá Nguyễn Thế Anh, việc phối hợp tuần tra chung giữa các lực lượng 2 nước Việt Nam - Campuchia đã được triển khai từ lâu.
Khi dịch COVID-19 tái bùng phát ở nước láng giềng, công tác phối hợp được thắt chặt trên nhiều mặt. Và tới nay mới chỉ có tỉnh Kiên Giang phối hợp tuần tra chung đường biên với phía bạn.
Ngoài viêc trao đổi thông tin về các nhóm người có ý định vượt biên trái phép từ cả 2 phía, công tác tuyên truyền, vận động được đặt lên hàng đầu.
Tuyên truyền trong nội địa là môt phân, phần quan trọng là tuyên truyền ngoại biên để bà con kiều bào và người dân nước bạn hiểu về tình hình dịch bệnh.
Bộ đội biên phòng tỉnh Kiên Giang đã in hàng ngàn tờ rơi bằng 2 thứ tiếng Việt - Khmer hướng dẫn kiều bào khu vực giáp biên, hoặc khi đi đến khu vực giáp biên phải tuân thủ các biện pháp phòng dịch.
Các chiến sĩ thuộc đồn biên phòng Hà Tiên, Giang Thành còn triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền thiết thực khác như: tiếng loa biên phòng (dùng xe máy, xuồng máy lắp loa phóng thanh tuyên truyền song ngữ - PV), cấp khẩu trang y tế miễn phí, cấp dung dịch sát khuẩn miễn phí...
Ông Lê Quốc Anh - bí thư Thành ủy, chủ tịch UBND TP Hà Tiên - cho biết vừa ký công văn yêu cầu các lực lượng chức năng đóng trên địa bàn, các phường xã khu vực giáp biên tiếp tục duy trì công tác bảo vệ biên giới.
Sở Y tế Kiên Giang cũng đã thành lập các tổ công tác tiền phương gồm nhiều bác sĩ giỏi, kể cả sự hỗ trợ từ tuyến trên, để tăng cường cho tuyến đầu chống dịch.
Hiện tại, các địa bàn giáp biên của Kiên Giang có năng lực tiếp nhận, cách ly khoảng 2.000 người, khi cần sẽ huy động cơ sở y tế từ tuyến sau tăng cường.
Việc xây dựng bệnh viện dã chiến đã gần như hoàn tất, sẵn sàng tiếp nhận cách ly và điều trị cho bệnh nhân COVID-19 nặng, nguy kịch.
Ngày 5-5, theo Phnom Penh Times, đên nay đã có tông công 16.416 ca nhiễm liên quan tới sự kiện cộng đồng ngày 20-2. Còn theo Khmer Times, tỉnh Sihanoukville đã ghi nhận thêm 118 ca nhiễm mới trong sáng 5-5, nâng tổng số ca nhiễm tại tỉnh này lên 2.141.
Là khu vực có số ca COVID-19 cao thứ 2 tại Campuchia, sau Phnom Penh, nhưng tỉnh trưởng Sihanoukville Kouch Chamroeun đã quyết định bỏ yêu cầu cách ly với du khách bay từ Phnom Penh và Siem Reap tới đây.
Theo Khmer Times, Sihanoukville áp dụng yêu cầu cách ly từ ngày 29-4 đến cuối ngày 5-5 để giới hạn dịch bệnh lây lan. Tuy nhiên, chính quyền tỉnh này đã dỡ bỏ quy định này cùng lúc với lệnh phong tỏa tại đây hết hiệu lực. VŨ NGUYÊN
Nghỉ lễ 30.4 1.5: Dân mạng kêu gọi 'góp ý thức' nghỉ lễ an toàn chống Covid-19 Nhiều người mua tour, đặt chỗ đi du lịch từ sớm dịp lễ 30.4 - 1.5. Nhưng sát lễ, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, dân mạng liền kêu gọi dù là đi chơi hay ở nhà thì hãy chung tay "góp ý thức" nghỉ lễ an toàn. Sau nhiều ngày "chôn chân" ở nhà, từ cuối tháng 3, nhiều người đã đặt...