Hoại tử ruột do bã thức ăn
Bệnh nhân nữ 63 tuổi đau bụng dữ dội, nôn nhiều dịch tiêu hoá , bụng chướng to, đi khám bác sĩ phát hiện có khối bã thức ăn cứng 5 cm trong ruột.
Bệnh nhân có biểu hiện bệnh 10 ngày này, không nhớ rõ mình đã ăn gì, được đưa tới Bệnh viện Trung ương Quân Đội 108 tuần trước.
Kết quả chụp CT thấy tình trạng tắc ruột, nghi ngờ do khối bã thức ăn. Bệnh nhân được chuyển mổ cấp cứu, lộ ra khối bã thức ăn cứng với kích thước 4×5cm. Đây là khối xơ không tiêu hóa được, chèn ép vào thành ruột gây thiếu máu, hoại tử và thủng cả thành ruột.
Các bác sĩ đã lấy khối bã này, cắt đoạn ruột bị hoại tử và nối rỗng tràng lại với nhau. Sau phẫu thuật, sức khỏe của bệnh nhân hồi phục tốt, sinh hoạt bình thường.
Tắc ruột là tình trạng ứ trệ, không lưu thông được thức ăn trong lòng ống tiêu hóa, điều này dẫn tới phía trên chỗ tắc các quai ruột giãn to, chứa nhiều dịch và thức ăn trong khi phía dưới ruột xẹp, không có thức ăn. Tình trạng này dẫn tới cơn đau bụng, buồn nôn, ảnh hưởng tới sự hấp thu chất dinh dưỡng của ruột, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ người bệnh.
Bệnh nhân hồi phục sau mổ lấy bã thức ăn. Ảnh: Lan Hương.
Video đang HOT
Bác sĩ Phạm Văn Hiệp, Khoa Phẫu thuật Ống tiêu hóa, cho biết trong các nguyên nhân gây tắc ruột, bã thức ăn là nguyên nhân hiếm gặp. Khối bã thức ăn này có thể là bã thực vật (do người bệnh ăn thực phẩm chứa quá nhiều chất tanin: hồng xiêm, ổi…), bã thức ăn động vật: vô tình nuốt phải xương hoặc nuốt chửng cả miếng thức ăn. Nhiều trường hợp, khối bã này là lông tóc do thói quen ngậm, ăn tóc.
Tắc ruột do bã thức ăn thường gặp nhất ở người cao tuổi do răng rụng, nhai kém. Ngoài ra, bệnh hay gặp ở người bệnh viêm tụy mạn hay sau mổ cắt dạ dày.
Gia đình có người già, người mắc bệnh lý viêm tụy, sau mổ cắt dạ dày,… cần hướng dẫn bệnh nhân ăn chế độ dễ tiêu, tránh nuốt chửng hoặc ăn các loại hoa quả có chứa nhiều tanin.
Người đàn ông cao thêm 34 cm sau 10 năm không thể nằm ngửa
Lưng anh Q. bị cong gập như sâu đo, khiến anh không thể nằm ngửa và việc đi lại cũng gặp không ít khó khăn.
Bệnh nhân không thể nằm ngửa suốt 10 năm. Ảnh: BVCC
Zing.vn đưa tin, ngày 24/4, các bác sĩ khoa Chấn thương Chỉnh hình cột sống, Viện Chấn thương Chỉnh hình, bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội), cho biết đã nắn chỉnh thành công cột sống biến dạng "siêu gù" cho bệnh nhân L.Đ.Q (nam, 44 tuổi, Bắc Ninh).
Anh Q. bị bệnh viêm cột sống dính khớp cách đây 23 năm, và bị gù cột sống từ 15 năm. Bệnh nhân không thể nằm ngửa được suốt 10 năm nay. Ba năm nay luôn đi lại trong tư thế cúi gằm mặt xuống đất, tầm nhìn chỉ khoảng 2 mét trở lại bàn chân. Bệnh nhân phải chịu đựng gù cột sống trong rất nhiều năm, chất lượng sống giảm xuống nghiêm trọng. Bệnh nhân luôn tự ti và mặc cảm về hình thể, không lập gia đình được.
Tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108, anh được chẩn đoán bị gù rất nặng toàn bộ cột sống, đỉnh đầu còn thấp hơn cả vùng đỉnh gù cột sống, tầm nhìn chỉ 1-2 mét. Bệnh nhân mệt khi đi lại nhiều (200-300 mét). Bụng gấp hết mức, có rất nhiều nếp gấp lằn bụng, mặt cúi gần sát đất. Các khớp vai, khớp háng, khớp gối vận động bình thường.
Sau khi làm các xét nghiệm cận lâm sàng, bệnh nhân được chẩn đoán gù toàn bộ cột sống do viêm cột sống dính khớp. Qua hình ảnh phim X-quang cho thấy góc gù toàn bộ cột sống T7L4 112 độ, khoảng cách từ đường dây rọi C7 đến đốt sống 25 cm. Bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật nắn chỉnh biến dạng gù cột sống.
Kíp phẫu thuật do TS, BS Phan Trọng Hậu, Chủ nhiệm khoa Chấn thương, Chỉnh hình cột sống đứng đầu đã tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân cố định cột sống T8-S1, cắt V xương thân đốt L4, L1, nắn chỉnh biến dạng gù và ghép xương.
Khó khăn, thách thức nhất của ca phẫu thuật là làm sao nắn chỉnh biến dạng gù này tối đa nhất mà không để gây liệt hai chi dưới. Sau gần chín giờ phẫu thuật, bệnh nhân được nắn chỉnh biến dạng gù bằng cách phẫu thuật cắt V xương hai thân đốt L1, L4 và cố định cột sống, thay đổi tư thế bàn mổ và nẹp ép giữa các vít.
Bệnh nhân cải thiện tình trạng gù sau phẫu thuật. Ảnh: BVCC
Diễn biến hậu phẫu trong 2 tuần thuận lợi, bệnh nhân đã hồi phục tốt, tập đi lại tốt, không liệt. Biến dạng gù cột sống được nắn chỉnh, bệnh nhân cao hơn 34 cm so với trước mổ. Dáng ngồi, đứng và đi lại của anh Q. cải thiện rõ rệt. Tầm nhìn của bệnh nhân về như người bình thường. Bệnh nhân cũng có thể nằm ngửa được. Các nếp lằn bụng (6 nếp) đều được giãn ra nhiều ngay sau mổ.
"Đây là trường hợp bị gù toàn bộ cột sống do bệnh lý viêm cột sống dính khớp mức độ biến dạng nặng nhất từ trước đến nay. Việc lập kế hoạch phẫu thuật cũng rất khó quyết định, đặc biệt là tính toán vị cắt V xương thân đốt qua cuống, số lượng xương cần cắt để đạt được hiệu quả nắn chỉnh tốt nhất trong khi vẫn bảo đảm được việc hạn chế nguy cơ tổn thương thần kinh. Kết quả cuối cùng thật ấn tượng, bệnh nhân hồi phục nhanh, có thể nói kết quả điều trị vượt quá sự mong đợi của kíp phẫu thuật, không để xảy ra tai biến, biến chứng", TS Phan Trọng Hậu chia sẻ với Nhân dân.
Bệnh viêm cột sống dính khớp là bệnh lý viêm mạn tính kéo dài đặc trưng bởi tình trạng đau và cứng cột sống tiến triển.
Nguyên nhân của bệnh chưa được biết rõ hoàn toàn. Có 2 đặc điểm chính là hiện tượng viêm và xơ hóa, canxi hóa các dây chằng, bao khớp đặc biệt tại vị trí cột sống, các điểm bám gân.
Gù cột sống nặng không chỉ ảnh hưởng thẩm mỹ mà còn làm hạn chế chức năng hô hấp, đau thắt lưng do mất vững cột sống.
Quỳnh Chi (T/h)
Phẫu thuật nắn chỉnh cột sống cho bệnh nhân 10 năm không được nằm bình thường Ca phẫu thuật vừa được thực hiện tại Bệnh viện trung ương Quân đội 108 cho bệnh nhân 44 tuổi bị viêm cột sống dính khớp, 10 năm không thể nằm bình thường. Bệnh nhân trước phẫu thuật - Ảnh: Bệnh viện cung cấp Bệnh nhân là ông Q., 44 tuổi, ở Bắc Ninh, bị viêm cột sống dính khớp cách đây 23...