Hoài niệm về cộng đồng eSport của một game thủ 9x
Tôi được chơi game từ rất sớm và tham gia các cộng đồng lớn e-Sport từ ngày còn là 1 đứa trẻ con 12, 13 tuổi, đến nay cũng đã 8 năm và chứng kiến biết bao niềm vui nỗi buồn của giới gamer.
E-Sport ngày xưa
Những người tham gia cộng đồng e-Sport ngày xưa chắc không còn lạ gì với các game nổi tiếng như AoE, DotA hay CS 1.1. Ngày đó tôi thường ra hàng net để chơi cùng bạn bè. Những trận chiến AoE hay DotA làm cả hàng net như rung lên bởi tiếng cười nói khi chiến thắng cùng tiếng kêu gào lúc thất bại.
Việc chia sẻ kinh nghiệm tại forum và những buổi offline luôn thu hút đông đảo thành viên. Khi đó cũng là lúc forum game như GameVN, VNSharing, Game4V,…hoạt động mạnh mẽ và tạo dựng được một sân chơi vui vẻ và bổ ích cho gamer.
Các giải đấu rầm rộ liên tục được tổ chức vì chỉ cần mỗi forum có 1 đến 2 đội tham gia là đã có thể kiến tạo được 1 giải “ao làng” để anh em vui chơi. Thậm chí tôi đã tự tổ chức giải e-Sport cho các trường cấp 3 như Phan Đình Phùng, Chu Văn An…
Số tiền thưởng tuy ở mức 1 đến 4 triệu đồng nhưng mọi người vẫn tham gia với tinh thần chiến đấu hào hứng để mang danh hiệu về cho cộng đồng/forum của mình. Việc gây hấn giữa các cộng đồng forum cũng có xảy ra nhưng họ làm việc đó để bảo vệ niềm tin và nơi mình hoạt động chứ không phải vì tiền bạc hay sự nổi tiếng nhất thời mà vùi dập đối thủ.
Video đang HOT
E-Sport ngày nay
Các tựa game huyền thoại mất dần lượng người chơi và nền e-Sport cũng có sự biến chuyển theo chiều hướng khác. Cùng với việc đó, liên tục các tựa game mới ra mắt như Liên Minh Huyền Thoại, Dota 2, Thời Đại Anh Hùng,… xuất hiện trên thị trường và cách thức chơi đã có sự biến đổi khi kèm theo yếu tố lên cấp độ và leo thứ hạng mặc định.
Số lượng fan của những tựa game trên không ít, thậm chí được nói là khá khủng nhưng đa phần là các gamer thuộc thế hệ trẻ. Các giải đấu cũng vẫn được tổ chức nhưng thường là do các công ty/tổ chức lớn chứ khó có thể tổ chức theo quy mô “ao làng” ngày xưa nữa.
Chuyển biến tốt hay xấu??
Niềm vui là khi được chứng kiến các tựa game mới ra mắt làm phong phú thêm cho làng e-Sport của chúng ta. Lượng người chơi tăng lên đột biến với nhiều độ tuổi hơn. Các giải đấu không còn bó hẹp trong cái “ao tù” nữa mà quy mô hoành tráng gấp nhiều lần vì được các công ty/tổ chức lớn như VED, VTC, FPT,… đứng ra tổ chức và tài trợ.
Các forum bị sập cũng là lúc cộng đồng tan rã dần, mỗi người một hướng và cũng là lúc làng e-Sport biến chuyển mạnh mẽ như trên. Nhưng có lẽ là với sự hoài cổ cố hữu của mình, tôi đã dần mất đi hứng thú khi tham gia vào cộng đồng e-Sport hiện nay. Nó quá xô bồ và thiếu thốn sự chia sẻ kinh nghiệm cũng như giao lưu. Các gamer sống thích ngồi online cày cấp độ và leo hạng, thích buôn bán vật phẩm trong game hơn và một phần ít cũng đã bị “ảo hóa”.
Dùng game kiếm tiền không xấu nhưng nó xây dựng cộng đồng thân thiện để giúp đỡ nhau đi lên mới là bản chất của một cộng đồng e-Sport đúng nghĩa. Dù không muốn nhưng bản thân tôi phải công nhận rằng game MOBA nói riêng cũng như e-Sport nói chung đang bị linh hồn của Game Online xâm nhập lúc nào không hay.
Phải tìm nơi đâu để thấy một buổi mọi người vui vẻ bắn CS hay chơi 1 ván AoE với bạn bè cùng hàng net???
Theo VNE
Hậu TI4: Những vị tướng hot đã trở nên "lỗi thời"?
Thành công của NewBee trong giải TI4 năm nay là nhờ những chiến thuật xoay quanh các tướng có skill AOE khủng, tham gia combat tốt. Giải đấu cũng là một minh chứng cho việc, các tướng "hot" một thời nay rất có thể sẽ thành phế nhân.
1. Earthshaker
Earthshaker là tướng tham gia combat khá tốt, support quá ổn với 3 skill stun ở level 6, nhưng core item buộc phải có blink mới tham gia combat được. Ở giải đấu này, Earthshaker vẫn được nhiều team trọng dụng, nhưng càng gần cuối, vị tướng này càng "đuối" sức.
2. Doom
Doom là tướng bậc nhất trong môn DotA 2, dù vậy theo số liệu thống kê tại giải đấu vị tướng này lại có kết cục khá "tệ", với số lần pick là 2 trên 12 trận trong phase 3. Skill của Doom rất tốt, với lượng farm tăng vọt nhờ skill 1, ulti xuyên BKB, có thể nói đây là tướng gây ức chế nhất cho người chơi, việc Doom bị ban khá nhiều trong giải TI4 cũng là điều dễ hiểu.
3. Razor
Từ việc rush các đồ tank trở thành một "bao cát di động" cho đến việc biến mình thành một ác mộng cho team bạn, Razor đã trở thành tướng hot với số lượng pick lên đến 76 lần trong vòng bảng TI4. Nhưng càng tiến sâu vào trong, Razor càng trở nên "vô hình", vì hắn càng ngày càng dễ bị counter.
4. Clockwerk
Đây là tướng có đầy đủ khả năng gank, farm, disable, kiểm soát map, anh chàng người máy nhanh chóng được nhiều game thủ ưa chuộng trong hàng loạt giải đấu lớn nhỏ khác nhau. Tuy nhiên, dù được pick khá nhiều trong vòng bảng TI4 nhưng hắn lại sớm trở thành cái bóng của chính mình, không còn những pha combat thần thánh, cũng như không còn những hình ảnh làm mưa làm gió như trước nữa.
Một thời đáng nhớ của Clockwerk mùa TI3
Mùa TI4 năm nay thật đáng buồn đối với các fan của DotA 2, mọi thứ trở nên dập khuôn khi chiến thuật mới xuất hiện quá ít. Chúng ta hãy mong chờ mùa giải The International năm sau sẽ xuất hiện những chiến thuật mới lạ, những cách đánh có thể thay đổi bàn cờ chiến lược chỉ sau vài phút đồng hồ. Đồng thời là cũng là nơi khẳng định tên tuổi và vị thế của các vị tướng mới trong DotA 2.
Theo VNE
Tâm gương sáng của game thủ Nguyễn Đức Bình (chimsedinang) Phong cách thi đấu rất "giảo hoạt" nhưng lối sống lại rất giản dị. Với những thành công trong mọi cấp độ quốc nội đến quốc tế, so với độ tuổi được gọi là thần đồng, song, Bình luôn tỏ ra khiêm tốn trong cách ứng xử cùng cộng đồng AoE tại Việt Nam. Đam mê chứ chẳng ham mê AoE: Nguyễn Đức...