Hoài nghi về độ chính xác của thiết bị đo thân nhiệt
Nếu để máy đo thân nhiệt quá xa, nó sẽ cho kết quả thấp, nếu để gần quá, kết quả lại quá cao.
Máy đo thân nhiệt được trang bị cảm biến hồng ngoại, có thể đo nhanh nhiệt độ cơ thể mà không cần tiếp xúc với da người. Trong những năm gần đây, thiết bị này trở thành công cụ quan trọng của các quốc gia trong việc chống bùng phát virus. Máy đo thân nhiệt được sử dụng rộng rãi trong nỗ lực giảm lây lan của SARS ở Trung Quốc vào đầu những năm 2000. Một thập kỷ sau đó nó tiếp tục được dùng để ngăn chặn sự bùng phát dịch Ebola ở Tây Phi.
Máy đo thân nhiệt giúp phát hiện sớm người có khả năng nhiễm bệnh, nhưng cũng có thể bỏ qua người bệnh vì hoạt động không chính xác.
Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chứng minh, những thiết bị này vẫn có thể hoạt động không chính xác dẫn đến để lọt người nhiễm virus corona. Nguyên nhân do nhiệt kế trong máy xác định nhiệt độ bằng cách đo nhiệt lượng tỏa ra từ bề mặt cơ thể. Thực tế, nhiều người dùng sai cách dẫn đến kết quả không chính xác. Nếu để quá xa nó có thể cho kết quả thấp bất thường hoặc để quá gần, thiết bị sẽ nhảy số cao. Kết quả đo thân nhiệt còn bị ảnh hưởng bởi môi trường như lề đường hoặc nơi nhiều bụi bặm.
Trên mạng xã hội Weibo Trung Quốc, nhiều người cũng phàn nàn rằng khi đi qua các trạm kiểm soát, họ đã đo được nhiệt độ thấp một cách phi thực tế ,trong một số tình huống lại cao đến giả tạo. Ví dụ, một du khách được đo khi ngồi trong một chiếc xe hơi nóng. “Tôi biết máy đo thân nhiệt không chính xác, người bảo vệ cũng biết, nhưng không ai nói gì vì đó là một phần của quy trình”, một tài khoản viết trên Weibo.
Một công cụ đo hồng ngoại nói ai đó có nhiệt độ cao không có nghĩa người đó nhiễm bệnh. Jim Seffrin, chuyên gia về các thiết bị hồng ngoại tại Viện Infraspection ở New Jersey (Mỹ) nói, những người có thân nhiệt cao có thể do họ vừa tập thể dục hoặc đang dùng một số loại thuốc nhất định. Một người đang chạy cố để kịp chuyến bay hoặc buổi hoà nhạc cũng sẽ cho kết quả đo thân nhiệt cao hơn bình thường, dù anh ta hoàn toàn khoẻ mạnh.
Mặc dù không có độ chính xác cao, máy đo thân nhiệt vẫn cháy hàng. Thiết bị này ngày càng đắt đỏ vì nhu cầu của người dân, trường học, nhà máy và cả cơ quan chính phủ tăng cao.
Video đang HOT
Mo Yingchun, một nhà máy tại Thâm Quyến, Trung Quốc, có thể sản xuất 2,5 triệu máy đo thân nhiệt mỗi năm. Dịch bệnh bùng phát dẫn theo chi phí nguyên liệu tăng, nhân công bị xáo trộn khiến các thiết bị đắt gấp 3 đến 5 lần mà vẫn không đủ hàng bán. Ông Mo, Giám đốc công ty, cho rằng thông thường các thiết bị chỉ dùng để đo thân nhiệt trẻ sơ sinh. Nó chỉ dùng để sàng lọc nhanh chứ không chính xác như nhiệt kế truyền thống.
Mặc dù các thiết bị đo thân nhiệt có thể phát hiện sớm và sàng lọc bệnh nhân, những sai số này cũng có thể để lọt người nhiễm bệnh khiến dịch bệnh có thể lan rộng hơn. Vì vậy, người dùng không nên quá chủ quan và tin tưởng tuyệt đối vào kết quả của máy đo thân nhiệt.
Theo vnexpress
Chu kì kinh nguyệt 35-40 ngày: Cách tính ngày rụng trứng
Tính ngày rụng trứng như thế nào với chị em có chu kỳ kinh nguyệt 35 - 40 ngày? Cùng tìm hiểu để lên kế hoạch thụ thai, tránh thai phù hợp nhé!
Chu kỳ kinh nguyệt 35 - 40 ngày có bình thường không?
Nếu có chu kỳ kinh nguyệt 35 - 40 ngày, chị em cũng đừng quá lo lắng vì thật ra điều này hoàn toàn bình thường. Ở phái nữ, mỗi người sẽ có sự chênh lệch và xê dịch khác nhau trong chu kỳ, ít ai có vòng kinh đều đặn đúng 28 hoặc 30 ngày. Khi chu kỳ kinh trên 35 ngày, đó được gọi là vòng kinh dài, còn dưới 22 ngày thì là vòng kinh ngắn.
Đặc biệt, với vòng kinh dài thì thời điểm trứng rụng cũng sẽ thưa hơn, nên chị em sẽ có khả năng thụ thai thấp hơn vòng kinh bình thường.
Tính ngày rụng trứng cho chu kỳ kinh nguyệt 35 - 40 ngày như thế nào?
Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ luôn được chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn hình thành nang mạc (từ lúc hành kinh cho đến ngày thứ 14)Giai đoạn rụng trứng (24h tiếp theo)Giai đoạn hoàng thể (14 ngày sau)
Khi kết thúc giai đoạn hoàng thể, một chu kỳ hình thành nang trứng mới sẽ bắt đầu, cũng là "ngày đèn đỏ" đầu tiên của chu kỳ mới.
Và dẫu hội chị em có chu kỳ kinh nguyệt 35 - 40 ngày thì giai đoạn hoàng thể vẫn luôn cố định với 14 ngày. Từ đó, ta có công thức tính ngày rụng trứng cực đơn giản như sau:
Ngày rụng trứng: n - 14 (n = số ngày chu kỳ kinh nguyệt)
Thời gian dễ thụ thai: ngày rụng trứng - 2 & ngày rụng trứng 2
Ví dụ chị em có vòng kinh là 35 ngày, thì ngày rụng trứng sẽ là: 35 - 14 = 21. (ngày rụng trứng là ngày thứ 21 trong chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng)
Nhưng cần lưu ý nhé chị em gái, rằng công thức này chỉ áp dụng được cho chu kỳ kinh nguyệt đều đặn mà thôi. Nếu có dấu hiệu chu kỳ kinh nguyệt rối loạn, mỗi tháng mỗi khác thì không thể tính được chính xác ngày rụng trứng do không xác định được vòng kinh. Trong trường hợp này, hội chị em có thể tham khảo một số phương pháp khác bên dưới nhé.
Các phương pháp khác để xác định ngày rụng trứng
Dưới đây là một số cách khác để hội chị em với chu kỳ kinh nguyệt 35 - 40 ngày có thể xác định thời điểm rụng trứng:
- Dùng que thử rụng trứng: Nếu nồng độ hormon lutein hóa (luteinizing hormone) trong nước tiểu tăng, đây là báo hiệu của việc rụng trứng.
- Quan sát chất nhầy âm đạo: "Cô bé" xuất hiện huyết trắng trong và dai như lòng trắng trứng gà, có thể kéo thành sợi liên tục, có khi dài đến 10cm.
- Nhiệt độ cơ thể tăng: Nếu thân nhiệt tăng khoảng 0,5 độ C mà không phải do bệnh, thì có thể chị em sẽ rụng trứng vào ngày hôm đó hoặc sau đó 1 - 2 ngày đấy.
Theo Grilspace
Thanh niên Việt tại Czech tặng khẩu trang, găng tay cho bà con Vĩnh Phúc Chuyến hàng hỗ trợ đầu tiên gồm khẩu trang, găng tay, quần áo chống dịch... từ Hội Thanh niên sinh viên Việt Nam tại Cộng hòa Czech đã được chuyển đến Bình Xuyên, Vĩnh Phúc. Chuyến hàng đầu tiên được Hội Thanh niên sinh viên Việt Nam tại Cộng hòa Czech hỗ trợ bà con Bình Xuyên kêu gọi cộng đồng quyên góp...