Hoài nghi độ chính xác xét nghiệm nCoV của Mỹ
Mỹ cho phép nhiều đơn vị xét nghiệm sàng lọc nCoV nhằm cải thiện sự thiếu hụt bộ kit, song nhiều chuyên gia lo ngại không đảm bảo độ chính xác.
Chính sách mới được Stephen Hahn, ủy viên Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) công bố ngày 16/3. Stephen cho rằng chính sách này có thể có rủi ro, song “được đảm bảo trong các tình huống”.
“Quyết định cho phép các công ty ttriển khai dịch vụ xét nghiệm trong bối cảnh khẩn cấp quốc gia là một ý tưởng hay ho”, Paul Fey, Giám đốc Nghiên cứu Y tế tại Trung tâm Y tế Đại học Nebraska nói. “Song, những cuộc xét nghiệm này có thể không được tiến hành tốt”.
Tình trạng thiếu các bộ xét nghiệm gây không ít khó khăn cho Mỹ khi đối phó với Covid-19. Thông thường, bệnh nhân muốn làm xét nghiệm nCoV cần được sự đồng ý của bác sĩ. Kết quả xét nghiệm không chính xác dẫn đến nhiều vấn đề.
Kết quả âm tính giả, tức một người được coi là khỏe mạnh trong khi đang bị bệnh, có thể khiến người bệnh vô tình lây cho người khác mà không hay biết. Ngược lại, kết quả dương tính giả lại khiến một người đang khỏe mạnh phải nhập viện, gây lãng phí tài nguyên y tế.
“Về mặt khoa học, không thể chỉ nói ‘Điều gì đã xảy ra thế’ sau khi đưa ra kết quả xét nghiệm sai, rồi vẫn tiến hành các xét nghiệm khác một cách thiếu cẩn trọng”, Diana Zuckerman, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Quốc gia nói. “Kết quả xét nghiệm không chính xác sẽ để lại nhiều hậu quả nặng nề”.
Ravi Thadhani, Giám đốc Partners HealthCare – một nhóm các bệnh viện tại khu vực Boston, trong đó có các bệnh viện giảng dạy của Harvard – cho biết: “Khả năng đưa ra kết quả xét nghiệm không chính xác còn cao hơn so với thống kê của FDA”.
Tiến sĩ Hahn, làm việc tại FDA cho biết cơ quan này luôn đảm bảo sự cân bằng giữa tốc độ và tính khoa học. Phát biểu trong một cuộc họp báo, ông nói: “Việc chẩn đoán thiếu chính xác giữa thời điểm dịch bệnh đang bùng phát có thể làm giảm nỗ lực phòng ngừa, trì hoãn việc điều trị thích hợp”.
Trong thông báo của mình, FDA cho biết sẽ cố gắng loại bỏ các xét nghiệm xấu bằng cách yêu cầu các công ty, phòng thí nghiệm gửi dữ liệu chứng minh tính chính xác trong vòng khoảng hai tuần kể từ khi các xét nghiệm được đưa ra.
FDA cũng cho biết nhằm nhanh chóng cải thiện khả năng chẩn đoán, các bang sẽ được trao quyền phê duyệt xét nghiệm của các công ty.
Trong khi đó, dịch vụ xét nghiệm chẩn đoán nCoV đang được triển khai rộng rãi ở nhiều địa phương.
Video đang HOT
Một bộ xét nghiệm Covid-19 tại Trung tâm Y học tiên tiến của Northwell Health. Ảnh: Bloomberg
Các nhà bán lẻ bao gồm Walmart Inc. và ba chuỗi nhà thuốc lớn nhất nước Mỹ hợp tác với các quan chức nhằm thiết lập các điểm xét nghiệm bên ngoài phạm vi cửa hàng của họ. CVS Health Corp., Walgreens Boots Alliance Inc. và Rite Aid Corp cùng nhau vận hành gần 20.000 nhà thuốc Mỹ.
Chỉ các địa điểm được chọn mới cung cấp dịch vụ xét nghiệm. Những người được xét nghiệm sẽ được yêu cầu ở lại trong xe của họ, không được phép vào bên trong các cửa hàng.
Heyward Donigan, Giám đốc điều hành Rite Aid cho biết trong một tuyên bố hôm 17/3, Rite Aid đang đánh giá cơ hội bán bộ kit cho người dùng.
“Chúng tôi đang thực hiện nhiều biện pháp phòng ngừa chủ động để giảm thiểu rủi ro trong các cửa hàng, văn phòng và trung tâm phân phối”, Heyward nói.
Một vài bệnh viện tại hạt Montgomery, ngoại ô Washington, đã dựng lều để triển khai dịch vụ xét nghiệm Covid-19 cho mọi người. Target Corp và Walmart cho biết tuần trước các nhà bán lẻ cung cấp địa điểm để xét nghiệm, song chưa đưa ra thông tin chi tiết. Đại diện từ Target và Walmart từ chối bình luận vào hôm thứ ba.
Thiếu bộ xét nghiệm là một vấn đề nghiêm trọng trong vài tuần qua tại Mỹ. Nước này hiện không nắm được chính xác bao nhiêu người nhiễm nCoV.
Trung Quốc và Hàn Quốc đã sớm xét nghiệm sàng lọc nCoV hàng nghìn người. Tuy nhiên tại Trung Quốc, các bác sĩ báo cáo có tới 47% số người được xét nghiệm sàng lọc nCoV bằng bộ kit chẩn đoán có kết quả dương tính giả.
Lê Hằng (Theo Wall Street Journal)
Tỉ phú thế giới ở đâu giữa đại dịch COVID-19?
Các tỉ phú thế giới đang ở đâu? (Where are the billionaires?) - Đó là tiêu đề bài báo của tạp chí The Atlantic (Mỹ).
Từ trái sang: Jack Ma, Zeff Bezos, Bill Gates và Michael Bloomberg - Ảnh: The Atlantic
Câu trả lời của tạp chí The Atlantic là những người giàu nhất thế giới đang đóng góp hỗ trợ chống lại dịch bệnh bằng nhiều cách khác nhau, nhưng họ không thể thay thế vai trò của chính phủ.
Jack Ma, cựu chủ tịch và đồng sáng lập Tập đoàn Alibaba, Trung Quốc, đã quyên góp hàng triệu bộ xét nghiệm cùng khẩu trang cho các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19. Trong đó có 500.000 bộ xét nghiệm và 1 triệu khẩu trang gửi đến Mỹ.
Tỉ phú sáng lập Tập đoàn bán lẻ Amazon Jeff Bezos tuyên bố công ty của ông sẽ thuê 100.000 công nhân với mức lương cao để xử lý nhu cầu vận chuyển tăng vọt và ưu tiên giao các đơn hàng vật tư y tế và đồ gia dụng thiết yếu.
"Chúng tôi nhận ra rằng vào thời điểm như hiện nay, các công ty lớn thật sự có thể giúp đỡ xã hội và chúng tôi luôn sẵn sàng làm thế", người phát ngôn của Amazon cho hay.
Tại Mỹ, hai trong số các nhà từ thiện y tế công cộng hàng đầu là Bloomberg - người được đặt tên cho Trường Y tế công cộng Johns Hopkins Bloomberg, và Bill Gates - đồng sáng lập Microsoft - đang sống ở hai điểm nóng về dịch COVID-19 ở Mỹ: thành phố New York và bang Washington.
Cả Gates và Bloomberg, thông qua các quỹ cùng tên, đã cam kết chi hàng trăm triệu USD để ứng phó với dịch ở Mỹ và nước ngoài chứ không trực tiếp tài trợ cho việc mua sắm vật tư y tế.
"Quỹ thường không trực tiếp tài trợ cho việc mua sắm thiết bị hay vật tư y tế", người phát ngôn của quỹ Bill & Melinda Gates cho biết.
Người này nói thêm trong những trường hợp khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu, mục tiêu của quỹ là cung cấp tài chính nhanh chóng và linh hoạt cho các cơ quan chính phủ, các tổ chức đa phương và những tổ chức khác ở tuyến đầu chống dịch. Điều này cho phép các đối tác của quỹ có thể nhanh chóng mua vật tư y tế khi cần thiết.
Quỹ Gates đang hướng nguồn tài chính vào các nỗ lực phát hiện, cách ly, điều trị, cũng như nghiên cứu văcxin. Quỹ cũng cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các cơ quan chính phủ đang nghiên cứu về văcxin.
Quỹ Bloomberg Philanthropies đưa ra 2 sáng kiến. Thứ nhất, bắt đầu từ tuần này, triệu tập các quan chức hàng đầu và các chuyên gia y tế công cộng từ khắp nơi trên đất nước dự cuộc họp thực tế ảo để cập nhật thông tin về virus và huấn luyện xử lý khủng hoảng.
Sáng kiến thứ hai là hợp tác với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) triển khai dự án trị giá 40 triệu USD để ứng phó với dịch ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, đặc biệt là các nước châu Phi.
Nhà dịch tễ học, tiến sĩ Kelly Henning cho hay tại thời điểm hiện tại, việc mua sắm trang thiết bị y tế không phải là điều mà các quỹ nói trên tạo ra tác động nhiều nhất và bà hi vọng chính phủ sẽ hỗ trợ các nỗ lực giúp đỡ này.
Bà Henning cũng nói rằng tuy khu vực phi lợi nhuận và từ thiện thường vận hành nhanh và linh hoạt hơn các chính phủ lớn, nhưng vai trò của những tổ chức này chỉ là lấp đầy khoảng trống chứ không phải bù đắp cho sự thiếu sót của chính phủ.
"Vấn đề không phải là tiền mà là hành chính và quản lý. Đây thực sự là vấn đề cốt lõi của chính phủ. Có một số sáng kiến từ quỹ tư nhân như xét nghiệm rộng rãi người dân, nhưng đây thực sự là việc mà chỉ có chính phủ mới có thể làm" - Frieden, cựu quan chức y tế ở New York thời ông Bloomberg còn làm thị trưởng, nói.
Hơn cả gây quỹ, những thách thức lớn nhất của chính phủ liên bang là tốc độ và khả năng hậu cần để cung cấp cho các bang thiết bị y tế, khẩu trang, găng tay, máy thở hay thậm chí là giường và không gian điều trị.
Bác sĩ Lewis Kaplan - chủ tịch Hội Hồi sức tích cực Mỹ, tổ chức chuyên theo dõi việc cung ứng giường bệnh, thiết bị cấp cứu và nhân sự - khẳng định Mỹ có khả năng đáp ứng nhu cầu y tế khi xảy ra dịch. Nhưng câu hỏi đặt ra là có đủ sức đáp ứng số lượng lớn trong thời gian ngắn hay không, đủ nhân lực và vật lực hay không?
Quy mô của cuộc khủng hoảng sức khỏe đang nhanh chóng làm giảm khả năng của các nhân vật giàu nhất thế giới trong việc tạo các tác động mang tính quyết định, ngược lại với các chính phủ. Suy cho cùng, một vài tỉ đôla từ các tỉ phú khó có thể so sánh với hàng nghìn tỉ đôla mà chính quyền ông Trump dự kiến đổ vào nền kinh tế.
Điều đó không có nghĩa là người giàu không cần thiết với một quốc gia. Vào những lúc thế này, họ có thể giúp đỡ đáng kể.
MINH KHÔI
Mỹ: Vì sao nhiều bác sĩ không dám lấy dịch mũi người nghi mắc Covid-19 để xét nghiệm? Bất chấp biện pháp hợp tác xét nghiệm Covid-19 công - tư mà Nhà Trắng đưa ra, nhiều bác sĩ tại Mỹ cho biết, họ không thể làm xét nghiệm cho bệnh nhân vì thiếu thốn khẩu trang và đồ bảo hộ y tế. Anjali Viswanathan, một bác sĩ làm việc tại bệnh viện New Jersey cho biết, cô không dám thực hiện...