Hóa thạch 68 triệu năm tuổi ở Nam Cực là trứng bò sát khổng lồ
Hóa thạch 68 triệu năm tuổi với hình dạng của quả bóng bầu dục xì hơi được các nhà khoa học xác định là trứng của một loài bò sát khổng lồ từng sống cùng thời với khủng long.
Theo Reuters, hóa thạch hình bầu dục có chiều dài 29 x 20 cm được tìm thấy trên bờ biển đảo Seymour ở châu Nam Cực, và nó được xác định là trứng của một loài bò sát biển khổng lồ từng sống cùng thời với khủng long.
Đây là quả trứng lớn thứ 2 trong lịch sử, chỉ nhỏ hơn một chút so với trứng của loài chim khổng lồ ở Madagascar mới tuyệt chủng cách đây vài thế kỷ.
Trong khi trứng của các loài chim, cá sấu và nhiều loài khủng long có vỏ cứng, thì quả trứng được tìm thấy ở châu Nam Cực có vỏ mềm như da.
“Đây là quả trứng hóa thạch đầu tiên được tìm thấy ở châu Nam Cực và là loại trứng vỏ mềm lớn nhất từng được phát hiện”, ông Lucas Legendre, chuyên gia ngành cổ sinh vật học của Đại học Texas, tác giả chính của nghiên cứu, nhận định.
“Nó nhìn khá giống một quả bóng bầu dục xịt hơi: thon dài, co lại vơi nhiều nếp gấp và nến nhăn trên bề mặt. Một bề mặt bị phẳng cho thấy đây là phía tiếp xúc với đáy biển. Vỏ của quả trứng rất mỏng và có độ khoáng hóa kém, giống với trứng của thằn lằn và rắn”, ông Legendre nói thêm.
Video đang HOT
Quả trứng được cho là thuộc về một loài thằn lằn biển có kích thước lớn sống cùng thời với khủng long. Ảnh: Reuters.
Vào thời điểm đó, sinh vật duy nhất ở Nam Cực có kích thước đủ lớn để sinh ra một quả trứng như vậy là những loài bò sát biển có tên gọi là mosasaur và plesiosaur cổ dài. Quả trứng hóa thạch đã thách thức quan điểm trước đó cho rằng những loài vật này đẻ con chứ không đẻ con.
“Chúng tôi cho rằng những loài bò sát lớn này có cơ chế sinh sản tương tự thằn lằn và rắn ngày nay, chúng đẻ trứng với lớp vỏ rất mỏng, và trứng nở ngay sau khi được đẻ”, ông Legendre nhận định.
Quả trứng không có phôi thai bên trong, và các nhà khoa học cũng không tìm thấy dấu vết hóa thạch nào của con mẹ để xác định chính xác loài nào đẻ ra quả trứng này. 2 ứng viên duy nhất là mosasaur (dài 15 m) và plesiosaur cổ dài (dài 10 m).
Cả hai loài này đều tuyệt chủng vào cùng thời điểm với khủng long, khi một thiên thạch lao vào Trái Đất cách đây 66 triệu năm.
Quả trứng hóa thạch được phát hiện vào năm 2011 bởi các nhà khoa học từ Đại học Chile và Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia của nước này. Sau khi bất ngờ về hình dáng của nó, họ đặt tên cho hóa thạch là “The Thing” – dựa trên bộ phim khoa học viễn tưởng kinh dị ra rạp năm 1982.
Phát hiện hóa thạch trứng thằn lằn lớn nhất thời đại khủng long
Quả trứng có đường kính 30cm, là lớn nhất trong thời đại khủng long và lớn thứ hai trong lịch sử được ghi nhận, chỉ xếp sau trứng của loài Chim voi ở Madagascar đã tuyệt chủng vào thế kỷ 18.
Một mặt của hóa thạch của quả trứng khổng lồ. (Nguồn: news.utexas.edu)
Ngày 17/6, các nhà khoa học Chile thông báo mẫu hóa thạch được phát hiện ở Nam Cực từ trước đó là quả trứng lớn nhất trong thời đại khủng long thống trị Trái Đất.
Quả trứng này có thể là từ loài Mosasaur (thương long), một loài thằn lằn biển sống cách đây hơn 66 triệu năm.
Một nhóm nhà nghiên cứu thuộc Đại học Chile và Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Chile đã tìm thấy một mẫu hóa thạch tương tự như một quả bóng rổ bị biến dạng trong cuộc thám hiểm Nam Cực vào năm 2011, nhưng chỉ đến bây giờ các nhà khoa học mới xác định được rằng vật thể này là một quả trứng với đường kính 30cm.
Quả trứng này có kích thước lớn nhất trong thời đại khủng long và lớn thứ hai trong lịch sử được ghi nhận, chỉ xếp sau trứng của loài Chim voi ở Madagascar đã tuyệt chủng vào thế kỷ 18.
Các nhà khoa học đã sử dụng kính hiển vi điện tử và các thiết bị quang phổ và nhiễu xạ tia X để đi đến kết luận rằng đây là một quả trứng có vỏ mềm, tương tự như của các loài rắn và thằn lằn ngày nay.
Theo Tiến sỹ Alexander Vargas thuộc Đại học Chile, hai nghiên cứu đã được thực hiện để xác định các đặc điểm của quả trứng, cũng như kích thước của loài vật đã sinh ra nó.
Tiến sỹ Vargas cho biết Mosasaur sống trong thời đại khủng long và là một loài thằn lằn khổng lồ thích nghi với môi trường nước và có quan hệ họ hàng gần gũi với các loài thằn lằn như rồng Komodo và các loài rắn.
Ông Vargas cũng lưu ý rằng đảo Seymour tại Nam Cực, nơi quả trứng được tìm thấy, có rất nhiều hóa thạch của của loài Mosasaur và loài Plesiosaur (loài thằn lằn ở bước tiến hóa trước Mosasaur)./.
Úc phát hiện ra hóa thạch khủng long biến thành đá quý Trong số nhiều khoáng sản được tìm thấy tại Úc, có một loại đá quý gọi là đá opal (một loại đá mắt mèo), được coi là báu vật vô giá trong thời Trung Cổ và được người Hy Lạp tôn sùng. Nhưng các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện ra hóa thạch khủng long bằng một cách nào đó đã...