Hóa ra làm game không hề dễ dàng, kể cả đối với các “ông lớn” công nghệ
Như Google và Amazon đều tuyên bố họ sẽ làm game, nhưng đến nay cả hai “ông lớn” công nghệ này đều chưa phát hành được tựa game nào hay.
Nhiều năm qua Google và Amazon đã thay đổi hành vi của người dùng với những ảnh hưởng sâu rộng trên toàn thế giới, nhưng có vẻ như họ sẽ không thay đổi cách mọi người làm game hay. Google đã hoàn toàn từ bỏ kế hoạch tạo ra các tựa game độc quyền trên Stadia của riêng mình, với lý do chi phí phát triển ngày càng tăng.
Amazon hiện vẫn đang bám trụ ở mảng game, mặc dù sau sáu năm cố gắng họ vẫn chưa phát hành một bản hit nào. Họ tiếp tục trì hoãn MMO lớn của mình mang tên New World và đã hủy bỏ nhiều tựa game khác, bao gồm cả tựa game bom tấn Crucible vào năm ngoái. Các bài báo từ Wired và Bloomberg ca ngợi các ông lớn công nghệ này và cho rằng công nghệ, dữ liệu và các nguyên tắc quản lý phù hợp sẽ tạo nên nhiều thương hiệu game trị giá hàng tỷ đô la nhưng đến nay điều đó vẫn chưa xảy ra.
Điều này hẳn khiến những người làm việc tại các studio game lâu đời sẽ cảm thấy tự hào khi hai công ty trị giá hơn 1 nghìn tỷ USD này vẫn chưa tìm ra cách làm ra một tựa game hay.
Làm game rất khó, đâu phải chuyện đùa
Nhiều năm qua, kết luận về việc phát triển game là “rất khó”. Nếu bạn là một studio như BioWare đã phải vật lộn để phát hành một bản hit trong những năm gần đây, điều đó sẽ khiến bạn cảm thấy nhẹ nhõm khi Amazon đã gặp khó khăn như bao người khác.
Tại các studio game lớn, cái “khó” trong việc phát triển game thường được quy trách nhiệm cho những người quản lý tồi. Trong trường hợp của Amazon, để phát hành một game thành công có thể cần một phong cách quản lý khác với kiểu quản lý của một nền tảng thương mại điện tử. Và đặc biệt là văn hoá doanh nghiệp, theo như Bloomberg phản ánh thì “văn hoá anh em” thường thấy tại các công ty game không được khuyến khích tại Amazon.
Ở cấp độ cơ bản, việc tạo ra một game đòi hỏi thứ gì đó không chỉ là công nghệ, dữ liệu, hay chiến lược quản lý dự án một ‘năng lượng sáng tạo’, bất kể điều đó có nghĩa là gì. Ngay cả trong một doanh nghiệp lớn, cần phải có một chút bí ẩn và vui nhộn trong quá trình sáng tạo, phải không? Tuy nhiên, liệu tinh thần sáng tạo có được nuôi dưỡng tốt tại một môi trường dán đầy những khẩu hiệu như “ám ảnh về khách hàng” và “mang lại kết quả” trên tường hay không.
Theo Bloomberg, Mike Frazzini – người đứng đầu Amazon Game Studios thích nói rằng “mọi thứ đều có thể đo lường được”, đây không phải là quan điểm truyền cảm hứng về thiết kế game. Ngược lại, nhà thiết kế Xbox ban đầu – Seamus Blackley nói rằng “không ai thành công bắt đầu từ các số liệu.” Blackley rõ ràng đang thắng cuộc tranh luận hùng biện đó vào lúc này, nhưng liệu có đúng với quan điểm của Frazzini?
Chà, có lẽ một chút. Xét cho cùng, Valve sở hữu tất cả về dữ liệu, thậm chí cả dữ liệu sinh trắc học, và các tựa game của họ luôn có lượt truy cập tốt (ngoại trừ Artifact). Một điểm có vẻ khác đối với Frazzini là sự thành công của Valorant, vốn dựa trên công thức thành công của Counter-Strike, ưu tiên công nghệ chống gian lận và mạng (mối quan tâm lớn của game thủ), và có phong cách đồ họa anime (phong cách được ưa chuộng trong nhóm nhân khẩu học 18-25 tuổi).
Video đang HOT
Nhưng không nhiều người cho rằng thành công của Valve hay Riot có thể nhờ chủ yếu vào nghiên cứu thị trường và dữ liệu người dùng. Dữ liệu không viết ra dòng của GLaDOS và nghiên cứu thị trường không giúp tìm kiếm ý tưởng cho các trò chơi Half-Life mới trong nhiều năm và sau đó hào hứng với VR, giúp đi tiên phong trong công nghệ và sau đó tạo ra một trò chơi VR Half-Life tuyệt vời. Đối với Valorant, đây không phải là một trò chơi mà chỉ bất kỳ ai có bản sao CS: GO và ngân sách đều có thể làm được. Có một thứ gì đó dẫn đến sự thành công của nó, sự xuất sắc của Riot đã biến ‘CS: GO nhưng với các nhân vật’ thành một trò chơi thú vị trong khi nó có thể dễ dàng trở thành một thất bại đáng xấu hổ.
Giống như mọi nhà phát triển khác, Amazon đang phải đối mặt với một thực tế không thể chối cãi rằng việc tạo ra trò chơi đã khó và việc tạo ra những trò chơi thành công dường như khó hơn bao giờ hết, vì game thủ sẽ không chi một khoản tiền tào lao vì họ đang bận chơi một trò chơi co-op vui nhộn về săn ma.
Không có gì đảm bảo thành công
Không có điều gì đảm bảo thành công cho việc phát triển game và điều đó đúng cho dù công ty của bạn được định giá 1,7 nghìn tỷ USD hay bạn là một nhà phát triển nhỏ bé chưa từng nghe đến. Cả hai đều có thể phát hành một trò chơi trên Steam trên cùng một hàng và có thể nói không có cách phân tích nào để biết cái nào sẽ thành công.
Đối với trường hợp của Google đi, không ai biết họ đang nghĩ gì. Google lao vào mảng phát trực tuyến đám mây với Stadia, quảng cáo rầm rộ, thuê Jade Raymond và sau đó hoàn toàn không phát triển trò chơi. Dường như khái niệm về game quá xa lạ với Google đến mức họ không thể tiếp xúc được.
Google và Amazon cũng có thể có tiếng cười cuối cùng. Làm game chỉ là một dự án phụ đối với họ: Họ muốn tự mình kiểm soát ngành game. Đó là lý do tại sao Amazon mua Twitch và tại sao cả hai công ty đều tham gia vào mảng phát trực tuyến trên đám mây. Có thể cuối cùng họ sẽ thành công, và có thể New World sẽ là cú hit khiến mọi thứ liên tục chuyển sang Amazon. Tuy nhiên, đã một thời gian trôi qua có vẻ như mọi thứ vẫn đang im hơi lặng tiếng, hoặc cũng có thể họ đang âm thầm phát triển dự án “khủng” nào đấy và đang chờ một ngày trở thành tựa game yêu thích tiếp theo của chúng ta.
Hồi ức khó quên: Ngắm lại những hình ảnh xao xuyến một thời của những "game thủ" đời đầu
Sự phát triển của xã hội khiến Game online phát triển và những khoảnh khắc này giờ đây mãi chỉ là ký ức.
Trải qua một quãng đường dài: xã hội phát triển, cuộc sống thay đổi, ngay cả làng game Việt cũng có nhiều biến chuyển theo thời gian. Tính đến thời điểm này nhìn lại, "văn hoá game" đã bị "đô thị hóa" rất nhiều, đồng nghĩa với sự phát triển bùng nổ của các thể loại game khác nhau. Giờ đây, nhìn lại những hình ảnh này, các game thủ 8x, 9x không khỏi lưu luyến bởi rất khó để bắt gặp lại một lần nữa...
Những "tượng đài" một thuở
Nhiều năm về trước, trong ký ức của những cậu bé mê game thời bấy giờ, Contra, Mario, "Rambo Lùn"...với nền đồ họa 8 bit nhưng những tựa game chẳng khác nào là những "tượng đài" để mà tiết kiệm từng đồng lẻ bố mẹ cho tiêu vặt hay ăn sáng để đắm chìm vào trong. Tuy chúng chẳng thể nào so sánh được với những quả bom tạ, bom tấn của thời kỳ 64 bit hiện tại, nhưng đối với lũ trẻ, đó là tất cả những gì đẹp đẽ, lưu giữ sâu đậm nhất trong tâm khảm kể từ khi bắt đầu làm quen với game.
"Cắm rễ" chơi game ngoài quán net
Đây chắc chắn là điều yêu thích nhất của các "game thủ" khi ấy trừ việc phải trả 3 ngàn đồng/ 1 giờ ngồi máy.
Việc được tụ tập cùng các "đồng đội" chí cốt để thả mình vào những trận game nảy lửa. Nào là những trận Warcraff căng thẳng, những kèo Counter Strike đầy khốc liệt, những pha "tính gió, căn góc" đầy hack não khi bắn Gunbound, tay mỏi rã vì nhảy Audition, hay những trận đấu FiFa Online 2 tưng bừng cùng đám bạn thân. Đó có thể là những trận đấu cân sức, những chuyến đi Tẩy tủy tuy đơn điệu nhưng không hề nhàm chán vì có bạn đồng hành để tán gẫu.
Chơi game ở quán nét cũng có thể gặp những ức chế, khó chịu khi một ngày đường truyền dở chứng, hay lỡ gặp phải những cheater phá đám game. Hay đôi lần, đứng trước quán game nồng mùi mồ hôi, khói thuốc và những tiếng la hét om sòm, dù có phần tiêu cực nhưng đó là một thời để hoài niệm.
Quán nét xưa và nay.
Những chiếc máy tính "cổ lỗ sĩ"
Ngày ấy, những chiếc máy tính đời đầu, nặng trịch và cồng kềnh nhưng là tuổi thơ của rất nhiều người trong chúng ta. Trên mỗi màn hình còn dán lời nhắc nhở "đình đám": "Nghiêm cấm truy cập những trang web phản động, đồi truỵ" mà hiện nay chẳng mấy cyber nào còn áp dụng.
Chưa kể, do quá lỗi thời nên bộ bàn phím đi kèm cũng tàn tạ không kém. Còn nhớ, mỗi lần chiến Audition thì sau những tiếng "cạch cạch" combat có thể phím sẽ tung lên đầy "bất hạnh".
Sau này, những chiếc laptop với cấu hình vừa tầm, cùng với sự hoà nhập của việc "internet về làng", người chơi game có thể đắm chìm trong những tựa game mình yêu thích mà không phải lo lắng về giờ giấc hay tiền bạc như khi còn chơi game ngoài quán.
Bị phụ huynh "tóm gáy"
Một tình huống quen thuộc: Bạn đang hết sức tập trung, tinh thần tập trung tột độ, gào thét khản cổ, tay di chuột, tay múa phím liên tục. Tưởng như chiến thắng đã đến rất gần rồi thì... "có bàn tay lặng lẽ" cảm giác quen thuộc đặt lên vai, bạn bực bội chẳng thèm quan tâm gạt ra, bạn cố gắng chiến đấu tiếp, nhưng bàn tay đó lại tiếp tục đặt lên vai bạn, không còn cách nào khác, bạn quay lại xem ai mà dám to gan phá đám đến vậy. Và ngay giờ phút ấy, cảm giác như tất cả mọi điều tồi tệ ập đến cùng một lúc, bạn bị lôi xềnh xệch về nhà và một trận đòn nhớ đời là điều khó tránh khỏi...
Cụm từ "game thủ"
Bản thân những người mê game khi ấy chỉ dám tự nhận mình là một người chơi game, đam mê game, thay vì tự gán cho mình cụm từ mang ý nghĩa vô cùng to lớn: Game thủ Việt. Sở dĩ nói vậy là vì, thời đó việc ra quán nét còn coi là "tội đồ", đốt tiền vào những trò chơi vô bổ, không lợi ích gì mà kết quả học tập đi xuống. Nếu phụ huynh biết con mình đặt chân đến chốn đó, nhẹ cũng có ngay một trận đòn nhừ tử.
Định nghĩa "game thủ" không giống nhau.
Tính ra, bước chuyển mình từ thời kỳ SNES đến Internet cũng phải mất đến chục năm. Manh nha bắt đầu xuất hiện những quán café internet phục vụ nhu cầu tra cứu thông tin, truy cập mạng toàn cầu, nhưng phổ biến nhất thời đó vẫn là... chat chit qua Yahoo Messenger, một công cụ đã trở nên quá đỗi quen thuộc với người dùng internet Việt Nam. Internet cũng là công cụ thúc đẩy sự phát triển của game online.
Hơn 20 năm trước, Việt Nam lần đầu tiên tiếp cận Internet cùng thế giới, xem lại biết bao thăng trầm vui buồn ngày xưa được tái hiện qua những hình ảnh thân thuộc này.
Tính đến năm 2021, Việt Nam đã bước sang năm thứ 24 từ khi chính thức hòa mạng Internet với thế giới. Có mặt ở Việt Nam từ những tháng cuối năm 1997, tuy nhiên đến những năm 2000, Internet mới dần trở nên phổ biến ở nước ta. Thêm 1 năm nữa trôi qua, những thế hệ đầu 8x, đầu 9x vẫn đang ngày ngày đón nhận những thay đổi mới của khoa học, hiện đại, nhưng tin chắc rằng khó ai có thể quên những ngày đầu dùng Internet chơi game thế này. Xem lại thấy bồi hồi, xao xuyến quá!
20 game miễn phí cực hay trên Steam nhưng lại ít người biết đến (phần 2) Đã hay lại còn miễn phí, sao các bạn có thể bỏ qua những trò chơi tuyệt vời này? Double Action: Boogaloo Bắt đầu đến vơi Double Action: Boogaloo các game thủ sẽ thấy bất ngờ với hình ảnh của các nhân vật trong game. Những tay súng khoác trên mình những bộ vest sang trọng, thay vì những tên khủng bố ăn...