Hóa ra lá trà không chỉ để uống, mà còn được nấu thành món ăn độc lạ ở Myanmar
Người Myanmar có món salad lá trà độc nhất vô nhị khiến du khách tò mò muốn thử khi đến đây.
Myanmar không chỉ nổi tiếng bởi vô số đền chùa cổ, di tích tôn giáo mang tính biểu tượng mà còn là xứ sở của nhiều món ăn độc đáo, trong đó có món salad lá trà (Lahpet Thoke).
Salad lá trà trứ danh của người Myanmar. (Ảnh minh họa)
Myanmar có một diện tích trồng trà lớn, vì vậy loại thực vật này xuất hiện ở khắp mọi nơi trên đất nước này. Người dân Myanmar uống trà hàng ngày, trong bữa ăn, tiếp khách và họ uống trà nhiều như uống nước lọc. Với suy nghĩ tại sao không sáng tạo ra một món ăn từ lá trà thay vì chỉ sấy khô và pha nước để uống, món salad lá trà được ra đời từ đó.
Đúng như tên gọi, món ăn này có thành phần chính là những lá trà. Tuy nhiên trước khi chế biến, người Myanmar đã đem lá trà đi hấp, ép trong những chiếc hũ, cài vỉ tre, chèn đá nặng lên trên bề mặt và chôn trong lòng đất.
Lá trà được lên men trước khi chế biến thành salad. (Ảnh minh họa)
Quá trình lên men thường kéo dài từ 4 tháng đến 2 năm, không những mang đến hương vị độc đáo cho món ăn mà còn giữ lại những tinh chất quý giá có trong lá trà như chất phenol chống oxy hóa.
Video đang HOT
Ngoài lá trà lên men, món salad này còn có thêm đậu phộng rang, một vài loại đậu khác, một chút tỏi và vừng cho thơm. Tùy theo khẩu vị, đôi lúc đầu bếp còn trộn kèm với cà chua hay cải bắp thái nhỏ. Sau khi cho tất cả nguyên liệu vào đĩa, đầu bếp sẽ vắt thêm một chút chanh, ớt và sau đó là trộn đều tất cả chúng vào với nhau.
Ảnh: @traveleatphotograph
Một số nguyên liệu cơ bản của món salad lá trà. (Ảnh minh họa)
Salad lá trà có vị đắng nhẹ đặc trưng của trà, vị bùi ngọt của các loại đậu và vị thanh mát của cà chua và bắp cải. Món ăn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng tuy nhiên người Myanmar khuyến cáo du khách không nên ăn quá nhiều bởi sẽ rất dễ bị mất ngủ.
Món ăn này khá kén người ăn nhưng một khi đã thử, bạn sẽ ấn tượng với hương vị độc đáo. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, thực khách được khuyến cáo là không nên ăn quá nhiều vì trà sẽ gây mất ngủ. (Ảnh minh họa)
Món ăn này có màu sắc rất đẹp mắt, thường được bày trên bàn ăn sau khi thực khách đã ăn xong các món chính. Hiện tại, trà lên men đã được đóng gói và bày bán ở nhiều siêu thị, du khách có thể tìm mua, kết hợp thêm những nguyên liệu khác để làm thành món salad lá trà độc đáo này của Myanmar.
Cà phê Việt Nam nằm trong danh sách thức uống ngon nhất thế giới
Gần đây, CNN và tạp chí du lịch Canada The Travel đã có những đánh giá cao về cà phê Việt Nam, xem đây là một trong những thức uống ngon nhất thế giới.
Theo đó, Việt Nam được xếp vị trí thứ 10 trong 10 nước có văn hóa cà phê độc đáo trên thế giới.
Cây bút người Canada của tạp chí du lịch The Travel, Robynne Trueman, nhận định ở Việt Nam, cà phê không chỉ là thức uống để bắt đầu một ngày mới giống các nước khác. Cà phê là thứ mọi người thích uống vào cả sáng, trưa và thậm chí là ban đêm.
Hiện Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Brazil. Bên cạnh quy mô doanh số xuất khẩu và nền văn hóa cà phê phong phú, cà phê Việt Nam còn được biết đến nhiều hơn về chất lượng. Trong đó, cà phê robusta chiếm khoảng 97% lượng cà phê được sản xuất tại Việt Nam bởi những hạt cà phê này mang theo hương vị chua của đất và vị đắng nguyên chất với hàm lượng caffein tương đối cao.
Hạt robusta thường được sử dụng để sản xuất cà phê hòa tan rất phổ biến hiện nay. Điều đặc biệt của cà phê Việt Nam là có thể được pha không chỉ sữa và đường. Có năm loại cà phê đặc trưng của Việt Nam, đó là cà phê muối, cà phê trứng, cà phê cốt dừa, cà phê trái cây và cà phê sữa chua. Đặc biệt, cà phê với trứng được biết đến là một trong những loại cà phê độc đáo nhất thế giới từng được làm.
Anh Nguyễn Thanh Tâm, hướng dẫn viên tiếng Pháp, cho biết mỗi ngày trước khi gặp khách, anh có thói quen khó bỏ là phải có một ly cà phê đen không đường. Cà phê vỉa hè Sài Gòn với anh là không chỉ là một thức uống bình dân với mức giá tầm 12.000-15.000 đồng/ly tại chỗ hoặc mang đi mà còn là cả một nền văn hóa Á Đông gắn với tuổi thơ của rất nhiều người Sài Gòn.
Anh kể, cứ mỗi lần dẫn đoàn khách đi Tây Nguyên, sau khi giới thiệu về cà phê, anh tìm mua cà phê hạt arabica hay robusta tại chỗ, còn nếu ở Sài Gòn, anh tìm đến các quán cà phê nổi tiếng như Trung Nguyên, Highlands, Buôn Mê... sau đó về nhà rang lên và tự chế biến cho mình một ly cà phê phin.
Anh Thanh Tâm cùng hai khách Pháp thưởng thức cà phê và chiêm ngưỡng vẻ đẹp Sài Gòn từ tòa nhà Bitexco. Ảnh: Thanh Tâm
Theo CNN, ở Việt Nam, cà phê là thức uống bình dân được đông đảo người dân địa phương yêu thích. Cà phê có vai trò riêng của nó khi mọi người dành thời gian cho gia đình của họ, xây dựng các mối quan hệ của họ và thậm chí cả sự nghiệp của họ. Sau giờ làm việc, quán cà phê là điểm đến của mọi người.
Trong suy nghĩ của người Việt, cà phê không chỉ là nguồn năng lượng mà còn là một phần trong thói quen và lối sống của họ. Bất cứ lúc nào, mọi người có thể đến một quán cà phê và đọc báo, lướt mạng hoặc học tập. Đặc biệt hiện nay, cà phê ngày càng trở nên gắn bó với đời sống của người dân Việt Nam hơn bao giờ hết.
Cà phê rang xay Việt Nam không chỉ được yêu thích bởi hương vị thơm ngon tuyệt hảo mà còn bởi sự độc đáo. Nó còn là một trong những món quà tuyệt vời nhất mà du khách khi đi xa có thể mang về nhà cho bạn bè hoặc gia đình.
Tây Nguyên không chỉ giàu văn hóa và cảnh đẹp thiên nhiên mà còn là nơi trồng cà phê phần lớn của Việt Nam. Trong những năm gần đây, các tour tham quan bảo tàng cà phê và tham quan trồng cà phê đã trở nên rất phổ biến.
Du khách đến thăm các trang trại cà phê có thể lắng nghe lịch sử của cà phê trong khi hòa mình vào thiên nhiên. Bạn cũng có thể tìm hiểu về đặc điểm của thổ nhưỡng và khí hậu giúp tạo ra hương vị đặc trưng của cà phê. Các tour này được thiết kế bài bản để người tham gia có thể trải nghiệm và tìm hiểu về cà phê bằng cả năm giác quan.
Hai du khách Pháp Michel và Florence tham quan một trang trại cà phê chồn ở Đà Lạt trong chuyến tham quan Việt Nam năm 2019. Cả hai cho biết rất say mê và đang tìm hiểu loại cà phê độc đáo này. Ảnh: Thanh Tâm
Kể từ khi người Pháp mang hương vị độc đáo này đến Việt Nam lần đầu tiên vào những năm 1850, nhà nhà người người đều xem nó như một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mình.
Will Frith, một nhà tư vấn cà phê sở hữu một doanh nghiệp cà phê rang xay tại TP HCM cho biết, uống cà phê hay đơn giản hơn là việc gặp gỡ bạn bè. Ông nói rằng những người uống cà phê có xu hướng tụ tập tại các quán cà phê yêu thích, một không gian riêng bên ngoài nhà và nơi làm việc, và họ thường kết giao với chủ quán và nhân viên. Anh tỏ ra ngạc nhiên khi đa số người Việt thay vì chọn ở nhà, họ có thể bỏ cả ngày ở một quán cà phê chỉ vì nơi đây có món uống họ thích và wifi để làm việc.
Frith cho biết một thế hệ mới gồm các nhà rang xay cà phê Việt Nam và các doanh nhân kinh doanh quán cà phê đang tập trung vào chất lượng, kỹ thuật chế biến cà phê cũng như thiết kế một quán cà phê. Trong vài năm gần đây, các cửa hàng cà phê ở đây đang trở nên đa dạng và lạ mắt như bất cứ thứ gì bạn tìm thấy ở London hoặc New York, anh nhận xét.
Cách làm gà ngũ vị ram cháy cạnh, món ngon không thể cưỡng Đã bao giờ bạn được ăn món gà ram ngũ vị với đủ các hương vị độc đáo của bột tỏi, bột hành tây, ngũ vị hương, bột riềng và bột gừng? Nghe lạ nhưng quen lắm phải không nào? Thử nhé! Gà ram ngũ vị cháy cạnh - món ngon không thể tuyệt hơn cho bữa cơm chiều đầu thu Sự kết...