Hóa ra đây là nguồn gốc cũng những vị tướng “nửa người, nửa thú” trong Liên Minh Huyền Thoại
Điểm danh 4 vị tướng lâu đời nhưng thuộc tộc Vastaya, cùng loại với 2 vị tướng LMHT mới thứ 135 và 136.
Như các bạn đã biết, hai vị tướng mới thứ 135 và 136 của Liên Minh Huyền Thoại đã chính thức được ra mắt trong phiên bản 7.8 vừa qua. Đó chính là Xayah và Rakan, hai vị tướng đến từ bộ tộc Vastaya. Nói nôm na, đây là bộ tộc mà các cá thể là những sinh vật lai giữa huyết thống người và một loài động vật nào đấy.
Theo cốt truyện mà Riot Games đưa ra thông qua lời kể của nhà thám hiểm Eduard Santangelo, bộ tộc của Xayah và Rakan bắt nguồn từ “một chốn xa xôi nơi Ionia”. Tuy nhiên, các cá thể của Vastaya lại xuất hiện ở rất nhiều nơi trong thế giới Liên Minh Huyền Thoại. Có thể kể qua như sa mạc Shurima hay nơi băng giá như Freljord đều có dấu chân của tộc này.
Ngay cả trong Đấu Trường Công Lý, cũng có không ít những vị tướng thuộc tộc Vastaya, hãy cùng chúng tôi điểm qua chúng nhé.
Rengar là con của tù trưởng tộc Kiilash nhưng do quá nhỏ con, Rengar bị bỏ mặc và phải sống bằng cây cỏ trong nhiều tuần. Một ngày nọ, Rengar gặp được một thợ săn huyền thoại có tên Markon, và được tha chết vì hình dạng thê thảm của mình.
Rengar theo dõi cách Markon săn mồi, và vô số lần trải qua sinh tử đã dạy cho hắn cách trở thành thợ săn Kiilash mạnh mẽ nhất.
Từ đây, Rengar sống vì sự kích thích khi theo dấu và hạ gục những con mồi nguy hiểm. Hắn đi khắp thế giới để tìm những con ác thú hung hãn nhất, đặc biệt là Kha’Zix, quái thú hư không đã phá hỏng một mắt Rengar. Rengar không săn mồi vì thức ăn hay vinh dự, mà vì vẻ đẹp của cuộc săn lùng.
Nami thuộc tộc Marai sinh sống ở vùng biển phía bắc núi Targon, và là người đầu tiên trong bộ tộc rời biển cả để đến đất liền. Từ rất lâu trước kia, loài Marai đã tìm được một vết nứt dưới biển sâu, nơi bóng tối kinh hoàng và đáng sợ rỉ ra, đe dọa mọi sự sống.
Ở trung tâm làng Marai, họ có một hòn đá Moonstone với sức mạnh màu nhiệm của thiên đường. Ánh sáng của nó bảo vệ loài Marai khỏi những sinh vật trong khe nứt, nhưng mỗi một trăm năm, ánh sáng của viên đá sẽ mờ đi. Khi đó, tộc Marai phải chọn một chiến binh mạnh nhất và trao cho họ danh hiệu Tidecaller (kẻ gọi thủy triều) cùng chiếc quyền trượng Tidecaller.
Video đang HOT
Tidecaller phải tìm được một viên ngọc trai từ trong bóng tối của khe nứt, và mang nó đến bờ biển để trao đổi viên ngọc với một kẻ lang thang bí ẩn từ đỉnh Targon lấy một viên Moonstone mới. Lần này, một Marai trẻ được chọn ra, nhưng anh ta thất bại trong việc tìm kiếm ngọc trai và trở về.
Nami luôn muốn trở thành một Tidecaller, và thể hiện lòng dũng cảm của mình bằng cách một mình bước vào nghe nứt, tìm được chiếc quyền trượng Tidecaller đã mất. Nàng trở thành Tidecaller mới của tộc Marai.
Ahri là một Vastaya có khả năng chuyển đổi phép thuật thành những quả cầu năng lượng, và thích đùa với cảm xúc của con mồi trước khi hút lấy sinh lực của họ. Dù là thú săn mồi, Ahri vẫn có sự đồng cảm khi nhận được những ký ức từ mỗi linh hồn nàng nuốt lấy.Vốn bị bỏ rơi và không biết gì về gia đình mình trừ một cặp ngọc họ để lại, Ahri gia nhập một đàn cáo tuyết và trở thành thành viên của chúng.
Ahri tự học cách sử dụng phép thuật của mình, và những ký ức từ con mồi đưa Ahri đến một khám phá mới: nàng bị họ xem là một con quái vật hung tàn. Ahri cố gắng đè nén cơn thèm ăn, nhưng điều đó chỉ khiến nàng đói khát dữ dội hơn, và nuốt sạch cả một làng chài nhỏ. Bị dằn vặt bởi sai lầm này, Ahri tự nhốt mình vào những hang động tối tăm với mong ước điều khiển được dục vọng của mình.
Nhiều năm sau, Ahri trở lại và mong muốn được trải nghiệm mọi điều của cuộc sống bằng chính mắt mình thay vì qua linh hồn của người khác. Dù vẫn cần phải ăn, Ahri cố gắng không bao giờ tiêu thụ cả sinh mạng của nạn nhân, và bắt đầu tìm kiếm những người khác giống như mình đâu đó trên thế giới.
Wukong
Wukong được giới thiệu là một người Vastaya thuộc bộ tộc Shimon. Bộ tộc này sống trên cây, thông thái và cẩn trọng, yêu hòa bình nên chọn cách sống rời xa những người trên mặt đất, trên đỉnh những cây cao nhất Ionia.Khác với các Shimon bình thường, Ngộ Không lại rất xao động, xảo quyệt và thích sử dụng sức mạnh, sự nhanh nhẹn và trí thông minh để đánh lừa đối thủ nhằm giành lấy tiên cơ.
Sau khi tìm được một người bạn được gọi là Master Yi, Ngộ Không trở thành truyền nhân cuối cùng của môn võ thuật cổ đại Wuju.
Theo GameK
Những vị tướng có khả năng tự cường hóa bộ chiêu thức của mình trở nên lợi hại hơn trong LMHT (Phần 1)
Điểm danh nhóm tướng sở hữu khả năng độc đáo này trên Đấu Trường Công Lý.
Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ đề cập đến một năng lực khá thú vị mà không nhiều vị tướng sở hữu, đó tự cường hóa chiêu thức. Những kỹ năng cường hóa đương nhiên mang lại lợi thế lớn cho vị tướng trong việc trao đổi chiêu thức, giao tranh với đối thủ nhờ sức mạnh vượt trội so với kỹ năng dạng thường. Cùng điểm danh những vị tướng có khả năng khả năng tự cường hóa bộ chiêu thức của chính bản thân trong Liên Minh Huyền Thoại.
Syndra
Nữ Chúa Bóng Tối Syndra là cái tên đầu tiên. Nổi bật với khả năng cấu rỉa, đè đường, dồn sát thương khủng khiếp nhờ bộ chiêu thức giàu sát thương và có tầm thi triển rất xa. Dù đã bị giảm sức mạnh không dưới 2 lần kể từ CKTG 2016 đến nay nhưng Syndra luôn nằm trong nhóm lựa chọn hàng đầu khu vực đường giữa.
Mạnh mẽ khi đi đường là vậy, Syndra còn đáng sợ ở điểm tầm ảnh hưởng của vị tướng này không giảm đi là bao theo thời gian trận đấu nhờ nội tại Tối Thượng. Mỗi chiêu thức của Syndra khi nâng tối đa cấp độ đều được cường hóa. Q Quả Cầu Bóng Tối tăng thời gian tồn tại, W Ý Lực có thể bốc tối đa 3 cầu, E Quét Tan Kẻ Yếu rộng thêm 50% còn chiêu cuối Bùng Nổ Sức Mạnh tăng 75 tầm sử dụng.
Bộ chiêu của Syndra ngay từ những cấp đầu đã nguy hiểm vô cùng, khỏi cần nói về sức đe dọa sau khi nhận hiệu ứng cường hóa từ nội tại nữa. Lượng sát thương tầm xa trên diện rộng, theo thời gian lẫn dồn mục tiêu đều mạnh cùng khả năng đóng góp hiệu ứng, kiểm soát giao tranh đều hoàn hảo. Dễ hiểu tại sao Syndra trở thành hot pick được ưa chuộng đến vậy.
Rengar
Bộ kỹ năng của Rengar thì được cường hóa theo cơ chế sạc điểm. Mỗi kỹ năng Rengar sử dụng sẽ giúp hắn tích trữ Điểm Hung Tợn. Khi đạt đủ 4 điểm kỹ năng kế tiếp nhận được hiệu ứng cường hóa. Đồng thời tăng tốc độ di chuyển cho Rengar sau khi sử dụng chiêu thức cường hóa.
Mỗi kỹ năng cường hóa của Rengar mang công dụng khác nhau, tùy từng trường hợp để người chơi quyết định sử dụng kỹ năng nào phù hợp. Q Tàn Ác để gây thêm sát thương, dọn dẹp quái rừng; W Tiếng Gầm Chiến Trận hồi lượng máu nhiều hơn, gây một chút sát thương phép và E Cú Ném Bola cường hóa trói chân mục tiêu là kỹ năng khống chế cứng duy nhất của Rengar.
Sau khi bị loại bỏ khả năng giải hiệu ứng thì W cường hóa không còn quá nhiều tác dụng như trước, đại đa số trường hợp người chơi chỉ cần cân nhắc giữa Q Tàn Ác và E Cú Ném Bola mà thôi. Rengar hồi chiêu khá nhanh, sạc điểm khi nhảy từ bụi cũng nhanh chẳng kém.
Đó là điểm mạnh nhưng cũng phần nào gây khó khăn với những người chơi vị tướng này chưa đủ thành thạo. Trong giao tranh hỗn loạn đòi hỏi khả năng tư duy, nhanh trí, tính toán sử dụng chiêu thức cực nhanh, thao tác chính xác từ game thủ để tối ưu sức mạnh quân bài Thú Săn Mồi Kiêu Hãnh này.
Kha'Zix
Ở đâu có Rengar là ở đó có Kha'Zix, Riot luôn xây dựng 2 thần rừng hàng đầu Đấu Trường Công Lý này theo hình tượng kẻ thù không đội trời chung từ lối chơi, cốt truyện cho đến bộ kỹ năng. Rengar có thể cường hóa bộ chiêu thức của mình thì Kha'Zix cũng làm được luôn.
Cơ chế cường hóa kỹ năng thì hơi khác một chút, ở các cấp 6, 11 và 16, Kha'Zix được lựa chọn Tiến Hóa một chiêu thức bất kỳ trong bộ kỹ năng của mình. Việc quyết định Tiến Hóa kỹ năng nào sẽ ảnh hưởng quan trọng đến hướng đi, lối chơi của Kha'Zix trong cả trận đấu.
Phong cách thường thấy nhất hiện nay là Kha'Zix tiến hóa W Gai Hư Không ở cấp 6, E Nhảy cấp 11 và cuối cùng là Q Nếm Mùi Sợ Hãi. Gai Hư Không cho Kha'Zix khả năng gây sát thương diện rộng, hồi phục khi dọn rừng, quấy phá từ bên ngoài giao tranh vô cùng khó chịu. Một lối chơi khác cũng tương đối ổn là nâng E Nhảy trước để gia tăng độ cơ động, đột biến khi đi gank.
Thường việc lựa chọn tiến hóa chiêu của Kha'Zix chỉ xoay quanh 3 chiêu thức thông thường, chiêu cuối Đột Kích Hư Không tiến hóa thực tế cũng không mang lại quá nhiều đột biến sức mạnh lẫn lợi ích khi mà khả năng quấy phá, ra vào giao tranh với Đột Kích Hư Không dạng thường đã khá tốt rồi.
Heimerdinger
Heimerdinger, pháp sư có lối chơi kiểm soát, đẩy đường khá thú vị nhưng đang outmeta nặng nề thì không sở hữu khả năng cường hóa chiêu thức vĩnh viễn hoặc liên tục như 3 cái tên ở trên. Nhà Phát Minh Lỗi Lạc cường hóa kỹ năng của mình nhờ chiêu cuối Nâng Cấp!!!. Vâng nghe tên chiêu thức thôi đã hiểu có tác dụng gì rồi phải không.
Chiêu cuối giúp Heimerdinger cường hóa sức mạnh của một kỹ năng mỗi lần sử dụng. Q để giúp Ụ Súng đặt ra trở nên "lực" hơn, nâng cấp W Tên Lửa Hextech cỡ nhỏ trong những pha cần dồn sát thương lên đối thủ, còn E Lựu Đạn Bão Điện Từ được dùng khi cần tạo hiệu ứng trên diện rộng.
Không thể sử dụng liên tục, đồng thời chiêu thức được cường hóa mạnh lên rất nhiều so với cách mà Rengar, Syndra cường hóa chiêu thức của mình nên việc Heimerdinger quyết định dùng chiêu cuối nâng cấp kỹ năng nào sao cho thật hợp lý sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của vị tướng này trong giao tranh.
Lối chơi có phần bị động, phụ thuộc vào vị trí giao tranh có đặt được nhiều Ụ Súng hay không khiến Heimerdinger rất khó có chỗ đứng trên Đấu Trường Công Lý hiện tại. Thay vì chơi như một pháp sư thuần túy trước kia thì lối chơi Heimerdinger chúng ta thường thấy nhất hiện nay là đường trên. Siêu đẩy đường với những trang bị như Thông Đạo Zz'rot, Cờ Lệnh Hiệu Triệu gây sự khó chịu không hề nhẹ.
Theo GameK
Điểm danh những vị tướng bị Riot nerf tan nát trong phiên bản 7.7, gamer chớ chọn nếu không muốn bị tụt rank Điểm danh những cái tên đã bị Riot sờ gáy trong phiên bản 7.7 lần này. Như đã nói thì phiên bản Liên Minh Huyền Thoại 7.7 vừa đến tay game thủ Việt Nam rạng sáng ngày 6 tháng 7 chứng kiến hàng loạt chỉnh sửa tăng giảm sức mạnh các vị tướng. Bên cạnh những cái tên được buff mạnh thì một...