Hóa ra đây là lý do người Trung Hoa cổ đại đi ngủ gối đầu bằng gỗ hoặc sứ
Tại sao người Trung Hoa xưa lại yêu thích những chiếc gối sứ thô cứng đến vậy? Thực ra, việc này không chỉ ảnh hưởng từ văn hóa mà còn liên quan đến mục đích hỗ trợ giấc ngủ và bảo vệ sức khỏe.
Phải công nhận rằng ngay cả trong thời đại khoa học và công nghệ phát triển cao, con người vẫn khó mà gìn giữ sức khỏe tốt nếu không dựa vào những kinh nghiệm sống mà thế hệ cha ông đúc kết lại.
Tại Trung Quốc, có rất nhiều kiến thức y học cổ truyền vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay. Một trong những bí quyết gây sự tò mò nhất đó là: Người Trung Hoa cổ đại khi đi ngủ thường gối đầu trên gỗ hoặc sứ. Nhiều sử sách ghi lại rằng, gối sứ là một phát minh từ thời nhà Tùy (581-618), sau đó được duy trì qua đến nhà Đường (618-907). Đến đời nhà Tống (960-1279), loại gối bằng sứ được sản xuất rộng rãi với họa tiết trang trí tinh tế và đẹp mắt.
Người Trung Hoa xưa đi ngủ gối đầu bằng sứ chứ không phải bằng vải, bông như chúng ta ngày nay.
Nhưng tại sao người Trung Hoa xưa lại yêu thích những chiếc gối sứ thô cứng đến vậy? Thực ra, việc này không chỉ ảnh hưởng từ văn hóa mà còn liên quan đến mục đích hỗ trợ giấc ngủ và bảo vệ sức khỏe.
Lý do người Trung Hoa xưa sử dụng gối gỗ, sứ đi ngủ:
- Sứ là nguyên liệu quen thuộc, dễ kiếm thời đó: Từ thời xưa Trung Quốc đã được mệnh danh là “vương quốc sứ”. Ngoài sử dụng nguyên liệu sứ để làm bát và chai lọ, họ còn phát minh ra gối để kê đầu khi ngủ và cũng để giảm bớt cái nóng mùa hè.
- Giảm nhiệt, ngủ ngon hơn: Thời xưa, công nghệ lạc hậu vì vậy mùa hè nóng bức cũng không thể điều chỉnh nhiệt độ. Người Trung Quốc chỉ có thể thông qua một số vật phẩm tự nhiên để cân bằng nhiệt độ, giúp cơ thể giải nhiệt. Một chiếc gối sứ luôn mịn, mát mẻ và tạo cảm giác rất thoải mái, giúp người xưa ngủ ngon và sâu giấc hơn.
Chiếc gối sứ thời xưa.
- Tránh rắc rối cho tóc: Bên cạnh đó, phụ nữ và đàn ông Trung Quốc thời xưa đều để tóc dài, không được cắt tỉa thường xuyên. Như vậy, một chiếc gối sứ cao có thể cho phép họ hất tóc sang một bên trong khi ngủ mà không bị rối và lộn xộn, đồng thời tiết kiệm thời gian chải đầu vào sáng hôm sau. Ngoài ra, một chiếc gối bằng sứ hoặc gỗ cũng khiến những người tóc dài không cảm thấy bức bối do nóng đầu.
Video đang HOT
- Gối cứng tốt cho cột sống: Theo quan niệm của y học cổ truyền Trung Quốc, những chiếc gối cứng sẽ phù hợp với độ cong sinh lý của cơ thể, đặc biệt đối với những người có vấn đề về cột sống cổ.
- Thuận tiện khi dùng: Gối cứng cũng đem lại nhiều lợi ích khác cho cuộc sống. Ví dụ một cậu học trò ôn thi có thể cất quyển sách của mình vào bên dưới chiếc gối sứ, ngay khi thức dậy có thể lấy chúng ra đọc ngay.
Gối sứ, gối gỗ ngày xưa rất đa dạng trong trang trí.
Tất nhiên, người Trung Hoa xưa không phải lúc nào cũng nằm gối cứng. Sau thời nhà Minh , các loại gối làm bằng sứ và gỗ dần dần giảm xuống. Một số loại gối lụa và bông bắt đầu xuất hiện, tuy nhiên tác dụng của các loại gối sứ hoặc gỗ với sức khỏe đến nay vẫn được con cháu lưu truyền với thái độ vô cùng khâm phục.
Không chỉ gối sứ, y học cổ truyền Trung Quốc cũng từng sử dụng một số loại gối tốt cho sức khỏe như sau:
1. Gối lá: Nguyên liệu chính làm gối là lá dâu, lá tre, lá liễu, lá sen và lá hồng. Nó có tác dụng tốt trong việc hạ sốt, nhức đầu, chóng mặt, đỏ mắt và đau họng.
2. Gối quế: Nguyên liệu chính để làm ra loại gối này đó chính là quế đơn, phù hợp cho việc chăm sóc sức khỏe những người bị huyết áp cao kết hợp với đau đầu, chóng mặt, ù tai, khó chịu, mất ngủ…
3. Gối tơ tằm: Thích hợp cho những người bị đau, ngứa ran ở đầu, cổ, vai và lưng.
7 lợi ích sức khỏe đã được chứng minh của hạt cần tây
Lợi ích sức khỏe của hạt cần tây bao gồm: các đặc tính lợi tiểu mạnh, phòng ngừa và điều trị các bệnh tim mạch, các đặc tính chống ung thư, hỗ trợ giấc ngủ, hỗ trợ gan,...
Giá trị dinh dưỡng của hạt cần tây
Một muỗng cà phê hạt cần tây có chứa 8 calo và gram chất béo. Theo Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, hạt cần tây cũng chứa 35mg canxi và một lượng vừa phải sắt, kẽm, magie, mangan và phốt pho.
Đa số mọi người lựa chọn ăn thân cần tây, tuy nhiên cả lá và hạt của cần tây đều có thể ăn được và chúng cũng đem lại rất nhiều lợi ích. Ảnh: Internet
Lợi ích sức khỏe của hạt cần tây
Đặc tính lợi tiểu
Hạt cần tây có đặc tính lợi tiểu mạnh, có nghĩa là chúng kích thích sự bốc hỏa và vã mồ hôi của cơ thể. Điều này giúp loại bỏ độc tố, cũng như axit uric dư thừa. Bởi vì điều này, hạt cần tây thường được khuyên dùng cho những người bị bệnh gút, một tình trạng gây ra bởi sự tích tụ axit uric. Hạt giống cần tây cũng được khuyến nghị cho bất cứ ai bị sỏi thận hoặc thận ứ nước. Ngoài ra, theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Sage nói rằng, rễ của cần tây là thuốc lợi tiểu và nó được sử dụng để điều trị đau bụng.
Do tính chất kháng khuẩn nhẹ và đặc tính chống nấm của hạt cần tây, nó thường được sử dụng để điều trị cho những người bị nhiễm trùng bàng quang hoặc thận, theo Organicfacts.
Hỗ trợ tim mạch
Hạt cần tây đã được chứng minh là làm giảm huyết áp ở những người có huyết áp trung bình đến cao. Điều này một phần là do hạt cần tây sản sinh ra phthalide, chất này làm giảm mức độ hormone căng thẳng trong cơ thể. Ngoài ra, hạt cần tây có nhiều kali, giúp mạch máu giãn nở, thúc đẩy máu bơm tự do và giảm căng thẳng trong thành mạch máu. Điều này có thể làm giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ, cũng như bệnh tim mạch vành.
Một nhóm các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã công bố trên Tạp chí Nutrient rằng, cần tây có tiềm năng lớn trong việc ngăn ngừa và điều trị các bệnh tim mạch.
Hỗ trợ giấc ngủ
Hạt cần tây cũng là một nguồn magie tự nhiên tốt. Thiếu hụt magie trong cơ thể có thể gây ra tình trạng khó chịu, các vấn đề về điều chỉnh tâm trạng và chu kỳ ngủ không tốt. Việc bổ sung magie đầy đủ có thể làm tăng độ sâu của giấc ngủ và ngủ ngon hơn.
Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Journal of Food Science, các thành phần hoạt động khác nhau trong hạt cần tây có tác dụng an thần trên các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm.
Đặc tính chống ung thư
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Hóa học Nông nghiệp và Thực phẩm, Hoa Kỳ, các polyacetylen, flavonoid và phthalide mà hạt cần tây chứa là chất chống oxy hóa mạnh, giải độc các chất gây ung thư và trung hòa các gốc tự do.
Phòng chống đau nửa đầu
Theo một báo cáo được công bố trên Tạp chí Journal of Head and Face Pain, hạt cần tây cũng chứa coumarin, giúp tăng hiệu suất của các tế bào bạch cầu. Những coumarin này cũng có thể giúp giảm bớt các triệu chứng đau nửa đầu.
Nhiều hợp chất thực vật có lợi được tìm thấy trong hạt cần tây. Ảnh: Internet
Một muỗng canh hạt cần tây cũng chứa 25% lượng mangan được khuyến nghị dùng trong ngày. Mangan là một phần của các enzyme khác nhau liên quan đến việc sản xuất chất chống oxy hóa tự nhiên của cơ thể.
Đặc tính chống viêm
Theo Organicfacts, hạt cần tây có chứa các hợp chất chống viêm có thể giúp giảm sưng và đau do khớp, và giúp giảm bớt ảnh hưởng của bệnh hen suyễn.
Một nhóm các nhà nghiên cứu Singapore đã công bố một báo cáo trong Dược lâm sàng và thực nghiệm và sinh lý học (Clinical and Experimental Pharmacology and Physiology) cho biết rằng, hạt cần tây cũng chứa 3-n-butylphthalide, điều này không chỉ được khuyến cáo cho bệnh thấp khớp mà còn có thể giúp kiểm soát mức cholesterol, bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Hỗ trợ gan
Hạt cần tây có chứa các hợp chất có thể giúp điều chỉnh chuyển hóa lipid và giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, do đó làm giảm nồng độ men gan, Nehal M. Abd El-Mageed, nhà nghiên cứu tại Khoa Dinh dưỡng và Thực phẩm, Khoa Kinh tế Gia đình, Helwan, cho biết.
Nhật Linh
Kịch bản từ chuyên gia về một loại virus corona từ 3 tháng trước: 65 triệu người có thể chết trong vòng 18 tháng Đây là loại virus trong kịch bản mô phỏng của Eric Toner - nhà khoa học từ Trung tâm y tế ĐH Johns Hopkins (Hoa Kỳ). Nó mạnh hơn nCov rất nhiều, thậm chí hơn cả dịch SARS trước kia. Dịch viêm phổi do virus corona 2019-nCov tại Vũ Hán gây ra đang khiến dư luận thế giới hết sức hoang mang. Ở...