Hóa ra, bất cứ nhân gì cũng có thể cho vào bánh Trung thu, chỉ cần người làm dám thử
Không hiểu những người mê bánh Trung thu sẽ đón nhận những hương vị mới lạ này như thế nào?
Bánh Trung thu ngày nay vô cùng phong phú, từ loại truyền thống đến loại cách tân, từ nhân trứng muối mặn mòi đến nhân sữa dừa ngọt lịm. Nhưng chắc chắn dù cho có trí tưởng tượng bay bổng đến đâu, bạn cũng khó có thể hình dung, trên đời này lại có những biến tấu về bánh Trung thu như dưới đây. Những loại bánh này ngon hay không, còn phải qua thẩm định dài dài, nhưng độ sáng tạo thì chắc chắn giành ngôi “hoa hậu”.
Bánh nướng nhân hẹ
Hẹ ở Trung Quốc là nguyên liệu quốc dân như hành hoa ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc đưa hẹ trở thành nguyên liệu chính để làm nhân bánh Trung thu thì quả là một phá cách không phải ai cũng dám thử. Được biết, loại bánh này được làm theo kiểu bánh nướng, có phần vỏ bánh vị trà xanh hoặc vị rau, phần nhân là hẹ được xào cùng tóp mỡ, thịt khô… Thực ra, nếu nghĩ đơn giản đây là một loại bánh mặn thì dễ chấp nhận hơn, nhưng nếu đây là bánh nướng ăn lúc thưởng trăng thì không phải ai cũng dám thử.
Bánh Trung thu vị ớt, mù tạt
Một tiệm bánh ở Trùng Khánh đã tung ra thị trường những chiếc bánh Trung thu có vị ớt và mù tạt trong phần nhân để thực khách có trải nghiệm mới. Theo chủ doanh nghiệp, vị bánh Trung thu thông thường đã trở nên quá nhàm chán, nên ông muốn tạo ra những hương vị mới. Rất tiếc là có vẻ như sự sáng tạo này không nhận được nhiều ủng hộ.
Bánh Trung thu nhân toàn lạp xưởng
“Biệt đội” mê lạp xưởng chắc coi đây là tin mừng chăng?
Lạp xưởng là một phần nguyên liệu của nhân bánh Trung thu truyền thống. Có nhiều người yêu thích vị của lạp xưởng đến nỗi thường lọc riêng phần nguyên liệu này để ăn cho đỡ thòm thèm. Để chiều lòng những đối tượng thực khách này, một hãng bánh ở Liễu Châu, Trung Quốc đã tung ra sản phẩm bánh nướng toàn nhân lạp xưởng. Tuy nhiên, khi mọi thứ trở nên quá đủ đầy, người ta lại không còn hứng thú. Những người thử qua bánh nướng “siêu lạp xưởng” này đều nhận xét họ không ăn hết nổi một miếng vì quá ngấy và vị lạp xưởng át hết hương vị vốn có của bánh.
Video đang HOT
Đúng như tên gọi, bánh cho ngày Rằm tháng 8 này được chế biến hoàn toàn từ rau mùi, kể cả phần vỏ lẫn phần nhân. Theo thợ làm bánh này, phần vỏ được trộn từ bột bánh, nước rau mùi và nước mãng cầu, tạo hương thơm dịu dàng.
Phần nhân được tạo thành từ bột rau mùi xay, trứng và sữa. Khó có thể nói loại bánh mới mẻ này có hấp dẫn hay không, nhưng người làm bánh cũng đã hết sức có tâm khi in chữ bánh “rau mùi” lên trên mặt bánh, để người ăn có thể chuẩn bị tinh thần trước.
Bánh Trung thu là loại bánh có vị ngọt, thậm chí ngọt hơn bình thường, dùng kết hợp với trà khi thưởng trăng ngày rằm. Tuy nhiên, nếu đã chán hương vị truyền thống, bạn có thể thử món bánh trung thu chua cay, với phần nhân là rau củ muối chua trộn cùng quả sơn trà, đã tẩm ướp thêm chút ớt để tạo vị cay. Loại bánh này do thương hiệu nổi tiếng Lao Gan Ma, Quý Châu, Trung Quốc đưa ra thị trường. Trên mặt bánh cũng ghi rõ chữ “Chua Cay” để khách hàng tự do lựa chọn.
“Fan” mì tôm có thích món bánh này không?
Thêm chút mỳ tôm vào bánh Trung thu truyền thống chắc chắn sẽ đem đến một hương vị siêu đặc biệt kích thích trí tò mò của thực khách. Bạn có sẵn sàng thử món bánh sáng tạo này.
“Team” trà sữa hẳn sẽ mừng lắm nhỉ!?
Một hãng bánh ở Malaysia đã ra mắt bánh Trung thu có nhân trân châu. Đây hẳn là tin mừng cho “biệt đội” mê trà sữa. Vỏ bánh được làm mỏng vừa phải, phần nhân nhuyễn sẽ có vị trà sữa còn ở giữa sẽ có trân châu dẻo dai cùng với sốt đường nâu tan chảy.
Một số đầu bếp nhà hàng tại Liễu Châu, Quảng Tây đã nghĩ ra những nguyên liệu làm nhân bánh mới lạ có tên là Luosifen. Nhân bánh được làm từ tráng, mì gạo, nấm đen, thậm chí là cả phần thịt của những con ốc và rất nhiều thứ khác tạo nên loại nhân bánh thập cẩm vô cùng khác lạ. Có lẽ chiếc bánh được ra đời dựa trên món đặc sản phở ốc Lousifen của vùng Liễu Châu này.
Chiếc bánh Trung thu phở ốc khổng lồ.
Chọn mua bánh Trung thu thế nào vừa ngon lại an toàn?
Tết Đoàn viên sắp đến, thị trường bánh Trung thu lại nhộn nhịp với đủ loại từ trong nước đến nhập khẩu. Ngoài sản phẩm của một số thương hiệu uy tín là ma trận các loại bánh với đủ giá khác nhau.
Bánh Trung thu là món ăn không thể thiếu trong Tết đoàn viên.
Bánh giá rẻ, to như pizza
Hiện, trên thị trường xuất hiện rất nhiều các loại bánh Trung thu có nguồn gốc từ Đài Loan, Trung Quốc với giá chỉ từ 2.000 đồng/chiếc. Bánh được quảng cáo có nhiều vị khác nhau, từ đậu xanh, đậu đỏ, thập cẩm đến sầu riêng, trứng muối. Bánh không có hạn sử dụng mà chỉ ghi thời gian sản xuất.
Theo một số người bán, bánh luôn trong tình trạng cháy hàng ở Hà Nội và TPHCM. Mới đây, cơ quan chức năng bắt giữ lô 1.000 bánh trung thu nhập lậu tại một cửa hàng nông sản ở La Phù, Hoài Đức, Hà Nội. Lô hàng này đựng trong các bao tải, không có thông tin về hạn sử dụng.
Một loại khác có giá "hấp dẫn" là bánh Trung thu Hồng Kông. Bánh có đường kính lên tới 22cm, nặng 700g, nhân được quảng cáo là làm từ đậu đỏ và hạt óc chó... Giá bán "siêu rẻ", chỉ từ 60.000 - 70.000 đồng/chiếc. Nếu mua số lượng lớn giá chỉ còn 50.000 đồng/chiếc.
Chủ tài khoản Facebook Thảo Xinh cho biết, loại bánh này được mối sỉ cho biết xách tay từ Hồng Kông về với số lượng lớn, giá khá hấp dẫn. Lấy sỉ mỗi thùng 100 chiếc giá chỉ 40.000 đồng/cái nên bán ra 70.000 đồng. Bánh có vỏ mềm, ướt, nhân ngọt và khá ngấy. Rất nhiều chị em mua về cho con nhỏ ăn.
Biến "thực phẩm rác" thành bánh
Một số người để bánh vào ngăn đá ăn trong vài tháng. Điều này cũng có thể được nhưng bánh sẽ mất đi độ ngon, ăn khô, cứng. Sau khi bỏ từ ngăn đá ra mà nướng lại thì bánh sẽ thơm ngon hơn.
Tiến sĩ Từ Ngữ, Tổng Thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam cho biết, để làm bánh phải có quy trình từ bột, nhân, khuôn, nướng... Đặc biệt là vấn đề vệ sinh, nếu thực hiện đúng các quy trình thì đòi hỏi phải đầu tư rất lớn. Muốn giá rẻ thì quy trình phải thay đổi và nguyên liệu cũng phải rất rẻ.
Quan sát những chiếc bánh Trung thu giá rẻ này thì thấy phần nhân của chúng không rõ ràng. Đáng lẽ nhân bánh phải thể hiện rõ là nguyên liệu gì. Còn loại bánh này không nhìn thấy nhân do đã được làm nhuyễn ra.
Với mức giá rẻ khó tin, TS Từ Ngữ cho rằng, nhiều khả năng nhân bánh được làm từ thực phẩm rác. Đó là các loại thực phẩm được trữ đông, lưu cữu lâu ngày với nhiệt độ -20 hoặc -30 độ C. Do đã hết hạn sử dụng nên có giá thành rất rẻ.
Nếu dùng nguyên liệu rác thì vì sao bánh có mùi thơm, được nhiều người ưa thích? Theo TS Từ Ngữ, đó là bởi chất phụ gia. Phụ gia làm mất đi mùi vị gốc của thực phẩm. Họ trộn hương liệu gần giống với thực phẩm đầu vào.
Có thể các loại bánh không gây ngộ độc cấp nhưng ảnh hưởng lâu dài thì chưa được kiểm chứng. Đặc biệt, phụ gia, thực phẩm rác sẽ tác động lên gan, thận, đường tiêu hóa... có nguy cơ gây nên những bệnh mãn tính như xơ gan hoặc ung thư.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học, Công nghệ Thực phẩm cho rằng, không thể nhận biết chất lượng bánh khi quan sát bằng mắt. Muốn biết có đảm bảo an toàn thực phẩm không thì cần đem đi xét nghiệm
Theo một số chuyên gia, bánh Trung thu hay các loại bánh kẹo khác chỉ là đồ ăn chơi. Trong bánh Trung thu, lượng đường rất cao, lipit rất lớn, ăn nhiều sẽ có nguy cơ thừa cân béo phì.
Bánh Trung thu tự làm không hẳn đã yên tâm
Lo ngại bánh Trung thu có chất bảo quản, nhiều người chọn mua bánh handmade (bánh tự làm). Loại bánh này có ưu điểm là yên tâm về nguyên liệu. Nhưng quá trình chế biến, vi sinh vật rất dễ xâm nhập nếu không được thực hiện đúng cách.
Với bánh tự làm, thời gian sử dụng tốt nhất là 5 - 7 ngày (bánh nướng) và 3 - 5 ngày (bánh dẻo). Bánh Trung thu công nghiệp thường có hạn dùng từ 1 - 1,5 tháng. Nên cẩn trọng với các loại bánh có hạn dài đến sau Tết Trung thu.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết, thời hạn sử dụng của bánh Trung thu chỉ khoảng từ 1 - 2 tháng. Thế nhưng, có những chiếc bánh thời hạn đến 6 tháng hoặc lâu hơn. Hạn sử dụng của bánh Trung thu thường ngắn do nguyên liệu là thực phẩm dễ ôi thiu.
Bánh truyền thống nguyên liệu thường là dăm bông, lạp xườn, hạt sen, mỡ, đường... lại càng khó bảo quản. Đây cũng là loại nguyên liệu dễ bị ô nhiễm, thuận lợi cho vi sinh vật phát triển.
Thực tế, bánh Trung thu sản xuất theo dây chuyền công nghiệp thường khó bị nhiễm vi sinh vật. Nhưng dù là bánh truyền thống hay công nghiệp, khi sử dụng không nên chỉ căn cứ vào hạn sử dụng. Cần căn cứ thêm vào các yếu tố cảm quan như màu sắc, mùi vị, độ mềm cứng... Khi bánh còn hạn sử dụng nhưng vỏ bánh bị nhũn, nhân bánh không còn mùi thơm, đặc biệt là xuất hiện các đốm mốc thì nhất thiết phải bỏ.
Theo các chuyên gia, về cảm quan, bánh Trung thu ngon, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm thường có mặt bánh vàng đều, da bánh mỏng, nhân khi cắt ra không bị vụn. Nên mua bánh Trung thu ở các cơ sở có tên tuổi đã có sự giám sát, kiểm tra của cơ quan chức năng. Phải xem xét kỹ nhãn mác ghi đầy đủ thông tin về ngày sản xuất, thời hạn sử dụng.
Bánh Trung thu để lâu hoặc ở môi trường nóng, ẩm rất dễ bị mốc. Vì vậy, dù còn thời hạn sử dụng thì vẫn nên kiểm tra trước khi mua. Chỉ ăn bánh không bị dập nát biến dạng, bao bì lành...
Mới rằm tháng 7 nhưng chị em đã đua nhau khoe món bánh thưởng trăng thơm ngon tuyệt vời Đêm Trung Thu trăng sáng vằng vặc, cùng gia đình quây quần, vừa ăn bánh vừa nhâm nhi ly trà thơm thì còn gì tao nhã và hạnh phúc bằng. Tết Trung Thu hay còn gọi là Tết Thiếu Nhi không chỉ là một lễ hội lớn trong năm dành cho trẻ em mà nó còn là dịp để những người thân trong...