Họa phúc đều từ miệng mà ra
Lời ăn tiếng nói hàng ngày là phúc nhưng cũng có thể là họa. Vì thế, quản cho tốt cái miệng của mình cũng chính là giữ phúc đức cho bản thân vậy.
Miệng có thể tích phúc tăng phú quý, cũng có thể làm tổn hao phúc báo, dẫu phúc khí lớn hơn nữa cũng sẽ vì thế mà mất đi.
Đổ lỗi cho người khác
Trên đời này không có người nào hoàn hảo, ai cũng có khuyết điểm và mắc sai lầm. Nhưng trong nhiều trường hợp, khi đối mặt với lỗi lầm của người khác, chúng ta phải học cách khéo léo nói ra, thẳng thắn quá có thể làm tổn thương lòng tự trọng của đối phương, không cho người khác một chút thể diện cũng sẽ khiến đối phương xấu hổ.
Tôi nhớ khi tôi mới vào công ty có một giám đốc kinh doanh, tuy anh rất giỏi nhưng lại là người khó tính, dù là ai thì cũng sẽ trách thẳng mặt cho dù mắc sai lầm gì. Trong một cuộc họp, cấp trên đã sơ suất một cách tình cờ. Anh giám đốc kia đã lập tức chỉ ra lỗi sai thậm chí mâu thuẫn với cấp trên. Cuối cùng anh đã bị sa thải.
Ảnh minh họa.
Trong cuộc sống, chúng ta phải ăn nói có chừng mực, khéo léo nói ra lỗi sai của người khác, chỉ khi bạn tôn trọng họ, họ mới sẵn sàng chấp nhận yêu cầu của bạn hơn. Nhiều người nói năng không quản ngại, cho rằng lời nào mình nói ra cũng đúng nên sẽ tỏ ra kiêu căng. Đừng quá kiêu ngạo khi đối xử với người khác.
Video đang HOT
Để lộ bí mật
Những mối quan hệ thân thiết sẽ có nhiều chuyện riêng tư, nắm giữ của nhau nhiều bí mật. Nếu đối phương sẵn sàng nói cho bạn biết điều thầm kín trong lòng, điều đó thể hiện sự tin tưởng của họ dành cho bạn. Bạn không nên phản bội lòng tin của đối phương.
Giúp người khác giữ bí mật cũng là cách để tôn trọng họ. Học cách quản lý miệng của mình và tôn trọng đời tư của người khác cũng là một phẩm chất và sự tu dưỡng của bản thân, đừng đặt hạnh phúc của mình lên trên đau khổ của người khác.
Chỉ những người có thể kiểm soát được cái miệng của mình thì mới có được sự tin tưởng và ủng hộ từ những người xung quanh
Nói lời chế giễu
Đừng cười vào vết sẹo của người khác, đó chỉ là những tổn thương mà bạn chưa trải qua. Trong con mắt của người khác thì chúng ta cũng là kẻ có khuyết điểm đầy mình.
Trong đối nhân xử thế, chúng ta nên nhìn ra điểm mạnh của người khác, thay vì chỉ chăm chăm vào điểm yếu của họ. Học cách khen ngợi cũng là một cách tôn trọng bản thân và mọi người, đừng cười nhạo điểm yếu của bất kì ai vì điều đó cuối cùng sẽ chỉ làm tổn thương mình mà thôi.
Ảnh minh họa.
Nói quá thẳng
Đôi khi nói thẳng là điều tốt nhưng cũng có khi không, tâm lý chịu đựng của mỗi người sẽ khác nhau, vì vậy khi giao tiếp, chúng ta phải chú ý đến nghệ thuật ăn nói. Dừng làm tổn thương lòng người khác quá nhiều vì lời nói của mình
Học cách hiểu và tôn trọng đối phương cũng là nguyên tắc cơ bản nhất. Trong nhiều trường hợp, bạn có thể chịu được câu này nhưng người kia không thể chấp nhận được, vì vậy bạn cũng nên chú ý bảo vệ lòng tự trọng của đối phương.
Phật dạy: “Búa để trong miệng, sở dĩ giết người, đều là do lời ác”. Họa phúc đều từ miệng mà ra. Nếu không biết quản cho tốt cái miệng của mình, phúc đức tích được bao nhiêu, cũng sẽ hóa thành tro bụi. Có câu cổ ngữ rằng: “Bệnh theo miệng mà vào, họa theo miệng mà ra”. Nói nhiều quá rất dễ gây chuyện thị phi. Nghệ thuật ăn nói cũng như học cách quản lý cái miệng của mình thực sự là một kỹ năng. Nếu làm tốt sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi thế.
Chồng 'hiện nguyên hình' sống bẩn sau khi kết hôn, vợ định buông bỏ nhưng thử 'dạy dỗ' và kết quả vô cùng bất ngờ
Sống với nhau một thời gian, chồng 'hiện nguyên hình' một gã lười nhác, bẩn người, bẩn cả tính nết.
Lấy nhau rồi tôi mới biết chồng mình có quá nhiều yếu kém và cả thói thư tật xấu đúng về mọi nghĩa. Khi yêu, anh lãng mạn, hào nhoáng đến hết thảy cùng với sự bồng bột, mê đắm của tuổi trẻ đã làm cho tôi lóa mắt, yêu quên đường về. Tôi cứ ngỡ, mình như đang sống trong một giấc mơ, lấy chồng sẽ có một gia đình êm ấm sống trong yêu thương, nhung lụa.
Sống với nhau một thời gian, chồng tôi hiện nguyên hình một gã lười nhác, bẩn người, bẩn cả tính nết. Trước kia, khi đi chơi với tôi anh rất chải chuốt, bóng bẩy áo quần sạch sẽ, thơm tho, ăn nói có duyên. Giờ thì lười tắm đến hôi rình, áo quần luộm thuộm vớ được gì mặc nấy, hơi tí là cáu giận. Nói năng với vợ thì cộc lốc, thô lỗ chẳng chút ngượng ngùng, tính gia trưởng bề trên áp đặt đủ thứ với vợ.
Đã vậy còn hay giấu diếm một phần tiền lương vào "quỹ đen" để bù khú nhậu nhẹt, lô đề. Biết chồng như vậy, đời nào tôi lấy. Bây giờ cứ kéo dài tình trạng này thì mòn kiếp sống cảnh cơ cực.
Ảnh minh họa.
Tôi buồn rầu, giận mình nông nổi, giận chồng vô tâm đoảng tính thành ra bỏ thì không đành mà vương mãi thì tội nợ. Nghiền ngẫm mãi rồi cuối cùng tôi tính tới nước phải "dạy dỗ", rèn luyện chồng hư thành chồng chăm ngoan. Ban đầu tôi nịnh nọt chồng hết cỡ phải thay đổi lại một số đồ dùng trong nhà cho gọn gàng, sạch đẹp để có một tổ ấm đúng nghĩa và cũng đỡ ngượng khi bố mẹ, bạn bè, đồng nghiệp tới chơi. Tôi cùng chồng còng lưng ra dọn dẹp lại đồ đạc, vá víu những chỗ tường hỏng... và mua thêm tranh về treo. Tiếp đó là trồng hoa, cây cảnh để nhà thêm đẹp.
Cứ đến dịp cuối tuần tôi lại hò chồng cùng sắp xếp lại mấy thứ vì chưa ưng mắt, hay bắt đầu trồng các loại cây, hoa đòi hỏi phải chăm chút tỉ mẩn thì cây mới tươi tốt, ra hoa như lan, hồng... Dù công việc chiếm nhiều thời gian, sức lực của cả hai vợ chồng nhưng càng làm càng vui, càng chăm chút nhiều hơn đến không gian sống dù còn đơn sơ nhưng đẹp và ấm cúng. Càng làm, chồng tôi lại càng thấy thích thú, đam mê với việc nhà và "nghiện" sạch đẹp lúc nào không hay. Hễ đâu có bụi bẩn là anh lập tức lau dọn từng li từng tí, chỗ nào trống anh lại nghĩ ra cách kê đồ đạc hoặc nghiên cứu mua món đồ nào đó để vào...
Làm việc nhà nhiều cũng mệt và phải tắm rửa sạch sẽ mới có thể ăn ngon, ngủ kỹ được, khoản "kém tắm" của anh đã hoàn toàn biến mất từ đó. Nhà đẹp lên cũng là lúc anh cũng khoái "sống ảo" bằng cách chụp và đăng lên trang cá nhân ảnh hoa, cây và khoe cả những bức ảnh chụp cùng những góc đẹp nào đó mà tự tay trang trí mua sắm. Cũng vì thế mà tóc lúc nào cũng cắt gọn gàng, râu ria cạo nhẵn và quần áo cũng được chú ý nhiều hơn. Tôi không ngại tiết kiệm tiền để mua cho chồng những bộ đồ hàng hiệu, nhất là chăm chỉ săn hàng hiệu giảm giá.
Một anh chồng bóng bảy như thủa mới yêu, giờ mỗi khi nói chuyện cũng đều phải góp ý anh nói vui vẻ, tế nhị và nhìn vào cảm xúc của người khác khi trao đổi để đưa ra ứng xử phù hợp. Tôi không ngại đưa ra những lời vừa khuyên vừa nịnh anh, mình đẹp trai thế này thì phải ăn nói duyên thì mới chuẩn soái ca của em chứ, đừng bỗ bã làm giảm đi hình ảnh trong mắt mọi người... Mỗi khi anh không vừa lòng, thắc mắc bất kỳ điều gì tôi cũng đều tâm sự, sẻ chia và cả tư vấn giúp anh nữa. Dần dần, anh nhận ra rằng vợ mình cũng là nơi tin tưởng nhất để sẻ chia và dù thế nào cũng vẫn bên cạnh, yêu thương mình.
Cuộc sống không phải lúc nào cũng mầu hồng, vợ chồng tôi cũng vậy, có những lúc yêu thương, có những lúc giận hờn, khúc mắc... Nhưng cả hai chúng tôi đều nhận ra rằng không ai là hoàn hảo và có những điều sẻ chia, bù đắp cho nhau. Chúng tôi đã học từ nhau lòng bao dung tha thứ, không chấp nhặt nhau, xúc phạm nhỏ nhen. Bài học kinh nghiệm từ cuộc sống vợ chồng của chúng tôi mỗi ngày một nhiều thêm, chúng tôi đã chững chạc, trưởng thành hơn và luôn nắm tay vượt qua mọi khó khăn của cuộc sống.
Giờ đây, tôi tự hào về gia đình bé nhỏ của mình, tự hào về người chồng quan tâm, yêu thương vợ con. Tôi cũng tự hào về bản thân của mình nữa, từ quyết tâm thay đổi mình và thay đổi những tính xấu của chồng. Hạnh phúc, đôi khi chỉ là những điều đơn giản vậy thôi nhưng cũng mong manh lắm nếu không thực sự trân trọng, giữ gìn.
Cổ nhân dạy: 3 việc tuyệt đối không làm để bảo toàn phúc đức Người chuyên nói xấu sau lưng sẽ mãi là kẻ thất bại, chỉ đứng ở phía sau người khác. Muốn bảo toàn phúc đức, hãy chuyên tâm làm tốt việc của mình. Không nói xấu sau lưng Người chuyên nói xấu sau lưng sẽ mãi là kẻ thất bại, chỉ đứng ở phía sau người khác. Chỉ có kẻ tiểu nhân đắc chí...