Hòa Phát: Nợ tăng cùng lợi nhuận
Hòa Phát vừa trải qua những thành quả ngọt ngào về kinh doanh sau hơn 3/4 chặng đường năm 2020. Nhưng niềm vui có thể chưa trọn khi cơ cấu tài chính đang biến dạng theo hướng nợ gia tăng.
Nợ phải trả của Hòa Phát đang có xu hướng tăng, từ 37.600 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2018 lên gần 53.000 tỷ đồng cuối 2019 và tiếp tục “leo” lên mức 62.500 tỷ đồng vào cuối quý III/2020.
Niềm vui kinh doanh
Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG, sàn HoSE) cho biết sẽ giao 140.000 tấn thép cuộn cán nóng (HRC) thương mại cho khách hàng từ đầu tháng 11/2020. Tiếp đó, Công ty cổ phần Thép Hòa Phát Dung Quất dự kiến đưa lò cao số 4 vào hoạt động trong tháng 1/2021. Khi cả 4 lò cao của Khu liên hợp đi vào hoạt động đồng bộ, sản lượng thép HRC của Hòa Phát sẽ đạt trên 3 triệu tấn/năm, đáp ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp ống thép, tôn mạ và ngành cơ khí chế tạo khác.
Về hoạt động bán hàng, trong tháng 10/2020, Hòa Phát đã tiêu thụ được 383.000 tấn thép, trong đó phôi thép là 133.000 tấn, thép thành phẩm 250.000 tấn, tăng 13% so với tháng 10/2019. Xuất khẩu thép thành phẩm đạt gần 62.000 tấn, gấp 4,3 lần so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 10 tháng, thép Hòa Phát đạt sản lượng 4,6 triệu tấn thép thô, gấp 2 lần cùng kỳ năm 2019. Sản lượng bán hàng đạt gần 4,14 triệu tấn, trong đó thép xây dựng thành phẩm trên 2,7 triệu tấn, tăng 28,6%. Thép thành phẩm xuất khẩu đạt 435.000 tấn, gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng phôi vuông bán ra đạt 1,4 triệu tấn.
Những động thái trên đang tạo đà tiến khá vừng vàng cho Hòa Phát trước mùa cán đích năm 2020.
Quý III/2020, Hòa Phát đạt 24.900 tỷ đồng doanh thu, tăng 62,7% và 3.785 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 9 tháng, Hòa Phát đạt doanh thu 65.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 8.845 tỷ đồng, lần lượt tăng 40% và 56% so với cùng kỳ năm 2019. Lợi nhuận sau thuế 9 tháng đạt 98% kế hoạch của cả năm. Đây cũng là lần đầu tiên, cả doanh thu và lợi nhuận sau thuế 9 tháng đều vượt mức thực hiện của cùng kỳ năm trước.
Diễn biến chuyện nợ nần
Hòa Phát đã đẩy mạnh đầu tư trong thời gian gần đây. Công ty này cho biết, họ vẫn tiếp tục thực hiện các thủ tục pháp lý nhằm đầu tư mở rộng dự án tại Dung Quất với trọng tâm là sản phẩm HRC. Với tổng vốn đầu tư thêm dự kiến 60.000 tỷ đồng, quy mô sản xuất giai đoạn mở rộng là 5 triệu tấn/năm, trong đó có 3 triệu tấn HRC, 1 triệu tấn thép hình cỡ trung, 0,5 triệu tấn thép dây cuộn chất lượng cao và 0,5 triệu tấn thép tròn chế tạo.
Trong bức tranh tài chính chung, hoạt động tung vốn đầu tư cũng được thể hiện khá rõ trong suốt năm 2019 và 2020. Dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư của Hòa Phát đã ghi nhận âm gần 14.000 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2019 và tiếp tục âm hơn 15.000 tỷ đồng trong 9 tháng năm 2020. Riêng dòng tiền chi cho mua sắm, xây dựng tài sản cố định 9 tháng năm 2019 là 16.300 tỷ đồng và 9 tháng năm 2020 là 7.800 tỷ đồng.
Video đang HOT
Do nhu cầu chi tiêu lớn cho hoạt động đầu tư, dòng tiền hoạt động kinh doanh dù dương cả trong 9 tháng năm 2019 và 9 tháng năm 2020, nhưng không đủ bù đắp dòng tiền đầu tư. Chính vì vậy, giải pháp bù đắp dòng tiền của Hòa Phát là gia tăng vay nợ. Trong 9 tháng năm 2019 và 9 tháng năm 2020, dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính lần lượt dương 13.800 tỷ đồng và dương gần 7.200 tỷ đồng. Lý do là, trong các thời gian trên, số dư tiền vay thu về luôn lớn hơn tiền trả nợ vay. Thu thuần từ tiền đi vay trong 9 tháng năm 2019 lên tới 13.900 tỷ đồng và 9 tháng năm 2020 là 8.600 tỷ đồng.
Với những diễn biến tài chính và đầu tư như trên, nợ phải trả của Hòa Phát đang có xu hướng tăng, từ 37.600 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2018 lên gần 53.000 tỷ đồng cuối 2019 và tiếp tục “leo” lên mức 62.500 tỷ đồng vào cuối quý III/2020. Riêng nợ ngắn hạn tăng khá mạnh trong 9 tháng đầu năm 2020, từ gần 27.000 tỷ đồng vào đầu năm, lên gần 36.000 tỷ đồng cuối tháng 9. Không chỉ gia tăng vay tài chính, “đại gia” này còn biết tận dụng dòng tiền từ việc trì hoãn các nghĩa vụ trả nợ thuế (và khoản nộp ngân sách), thể hiện khoản nợ này tăng vọt từ 478,4 tỷ đồng thời điểm đầu năm, lên 1.161,3 tỷ đồng tại thời điểm cuối tháng 9/2020.
Hàng loạt doanh nghiệp báo lợi nhuận quý III tăng tính bằng lần
Các doanh nghiệp đầu ngành thép như Hòa Phát, Hoa Sen, SMC đều báo lợi nhuận đột biến trong quý III.
Vinamilk lấy lại mốc tăng trưởng lợi nhuận 2 con số kể từ quý I/2018.
Nhiều doanh nghiệp báo lợi nhuận quý III cao kỷ lục trong nhiều năm.
Bất chấp dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên thế giới và tái bùng phát tại Đà Nẵng lan sang nhiều địa phương khác trong quý III, nhiều doanh nghiệp báo cáo lợi nhuận tăng đột biến, có đơn vị lập kỷ lục trong nhiều năm.
Doanh nghiệp thép bứt phá lợi nhuận
Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) thông báo doanh thu quý III đạt 24.900 tỷ đồng, tăng 62,7% và lợi nhuận sau thuế 3.785 tỷ đồng, gấp 2,1 lần so với cùng kỳ năm trước. Công ty tiếp tục lập kỷ lục về lợi nhuận tính theo quý.
Lũy kế 9 tháng, doanh thu doanh nghiệp thép đạt 65.000 tỷ đồng, tăng 40%; lợi nhuận sau thuế 8.845 tỷ đồng, tăng 56% so với cùng kỳ 2019. Như vậy, sau 9 tháng, Hòa Phát thực hiện 75,6% kế hoạch doanh thu và 98% kế hoạch lợi nhuận năm.
Lĩnh vực sắt thép và nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong đà tăng trưởng của Hòa Phát. 9 tháng, Hòa Phát tiêu thụ 4 triệu tấn thép thô, gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2019. Trong khi hoạt động nông nghiệp đóng góp khoảng 12% doanh thu và 15% lợi nhuận, tương ứng khoảng 7.800 tỷ đồng và 1.326 tỷ đồng.
Đơn vị: tỷ đồng
Tập đoàn Hoa Sen (HoSE: HSG) vừa công bố ước lợi nhuận sau thuế quý IV niên độ tài chính 2019-2020 (từ ngày 1/7 đến ngày 30/9) đạt 400 tỷ đồng, gấp 4,8 lần cùng kỳ niên độ trước và là mức cao nhất tính từ quý II niên độ 2016-2017. Đồng thời, sản lượng tiêu thụ và doanh thu quý vừa qua cũng ghi nhận mức tăng lần lượt 46% và 31% trong khi các quý trước giảm.
Lũy kế cả niên độ, sản lượng tiêu thụ tập đoàn ước đạt 1,62 triệu tấn, tăng 9% so với cùng kỳ và vượt 8% kế hoạch năm. Doanh thu ước đạt 27.538 tỷ đồng, giảm gần 2% và hoàn thành 98,4% kế hoạch; lợi nhuận sau thuế ước đạt 1.100 tỷ đồng, gấp 3 lần so với cùng kỳ và gấp 2,8 lần so với kế hoạch.
Đơn vị: tỷ đồng
Một công ty thép khác, Công ty Đầu tư Thương mại SMC (HoSE: SMC) công bố BCTC hợp nhất quý III với lãi sau thuế đạt 100 tỷ đồng, gấp 2,8 cùng kỳ năm trước. Đây là mức lãi cao nhất SMC ghi nhận trong 1 quý tính từ quý III/2016. Doanh thu trong quý giảm 2,5% nhưng giá vốn giảm mạnh hơn 5,6% giúp lãi gộp tăng 136% đạt 218 tỷ đồng.
Doanh nghiệp lý giải lợi nhuận tăng mạnh nhờ hoạt động sản xuất, gia công phát triển, năng xuất và sản lượng tiêu thụ tăng mạnh. Đồng thời, đơn vị sử dụng vốn tiết kiệm, mua hàng hợp lý và dự trữ tốt, quay vòng vốn nhanh. Giá nguyên liệu tăng đều và ổn định ở mức cao, thuận lợi cho tìm kiếm thêm lợi nhuận.
Lũy kế 9 tháng, doanh thu giảm 13% xuống 11.257 tỷ đồng; lãi sau thuế tăng 41% lên 156 tỷ đồng. Công ty thực hiện 74% kế hoạch doanh thu và vượt 30% kế hoạch lợi nhuận.
Nhiều doanh nghiệp lãi quý III tăng tính bằng lần
Nhờ tiếp tục ghi nhận doanh thu chuyển nhượng căn hộ dự án Monarchy Block B, doanh thu và lợi nhuận của Công ty Đầu tư Phát triển Đà Nẵng (HNX: NDN) quý III đột biến so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, doanh thu đạt 482 tỷ đồng, gấp 76,5 và lãi 173 tỷ đồng, gấp 11,2 lần quý III/2019.
9 tháng, Nhà Đà Nẵng đạt doanh thu 697 tỷ đồng, lãi sau thuế 254 tỷ; lần lượt gấp 23 và 4,4 lần cùng kỳ năm trước.
Sông Ba (HoSE: SBA) công bố BCTC quý III với doanh thu gấp 2,4 lần cùng kỳ năm trước đạt 73,4 tỷ đồng; lãi sau thuế 32 tỷ, gấp 6,2. Nguyên nhân do diễn biến thời tiết trong kỳ thuận lợi, số ngày mưa nhiều hơn nên sản lượng điện tăng 164%.
Dù vậy, lũy kế 9 tháng, doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp thủy điện vẫn giảm lần lượt 17,3% và 39% so với 9 tháng 2019 do sản lượng điện phát nửa đầu năm giảm hơn một nửa.
Tận dụng chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ cho các dòng xe lắp ráp trong nước đi vào hiệu lực, Dịch vụ Ôtô Hàng Xanh (Haxaco, HoSE: HAX) đã đẩy mạnh doanh số bán xe Mercedes-Benz. Nhờ vậy, doanh thu Haxaco quý III tăng 31% đạt 1.741 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế gấp 3,7 lần cùng kỳ đạt hơn 51 tỷ đồng. Đây là mức doanh thu và lợi nhuận theo quý cao kỷ lục của doanh nghiệp.
Tính lũy kế 9 tháng, doanh thu công ty tăng 3% đạt 3.751 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế 62,5 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ năm 2019.
Đơn vị: tỷ đồng
Vinamilk lấy lại đà tăng trưởng 2 chữ số, lợi nhuận doanh nghiệp phân bón tiếp tục tăng mạnh
Vinamilk (HoSE: VNM) ước tổng doanh thu quý III đạt 15.561 tỷ đồng, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế tăng 16% đạt 3.106 tỷ đồng. Đà tăng trưởng của Vinamilk suy giảm trong 2 năm gần đây và mới phục hồi lại kể từ quý II năm nay, quý gần nhất doanh nghiệp đạt tăng trưởng 2 chữ số là quý I/2019.
Sau 9 tháng, doanh nghiệp sữa ước doanh thu tăng 7,4% lên mức 45.277 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế thu về 8.967 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ.
Đơn vị: tỷ đồng
Đạm Phú Mỹ (HoSE: DPM) công bố tổng doanh thu 9 tháng ước đạt 6.000 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước; lãi trước thuế 664 tỷ đồng, gấp 4 cùng kỳ. Hầu hết các sản phẩm của doanh nghiệp phân bón đều tăng mạnh như sản lượng Đạm Phú Mỹ tăng 41%, NPK Phú Mỹ tăng 40%.
Tính riêng quý III, Đạm Phú Mỹ ghi nhận doanh thu 2.120 tỷ đồng, lãi trước thuế 170 tỷ đồng; lần lượt tăng 10,5% và 126% so với cùng kỳ năm trước.
Đạm Cà Mau (HoSE: DCM) cũng không kém cạnh khi công bố sản lượng tiêu thụ ure 9 tháng đạt 697.194 tấn, tăng 30% so với 9 tháng 2019. Mức tăng này đóng góp đáng kể từ việc xuất khẩu hơn 120.000 tấn ure trong quý III tới các nước như Thái Lan, Ấn Độ, Brazil...
Doanh nghiệp chưa tiết lộ kết quả kinh doanh 9 tháng nhưng tính đến 8 tháng lợi nhuận sau thuế ước đạt 424 tỷ đồng, gấp 8 lần kế hoạch năm và vượt con số 308 tỷ đồng thực hiện trong 9 tháng đầu năm 2019.
Hòa Phát báo lãi tăng gấp đôi trong quý III/2020, đạt 3.785 tỷ đồng Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) vừa công bố kết quả kinh doanh quý III/2020, trong đó đóng góp lớn nhất đến từ mảng kinh doanh sắt thép và nông nghiệp. Hòa Phát báo lãi tăng gấp đôi trong quý III/2020, đạt 3.785 tỷ đồng Doanh thu quý III/2020 của Hòa Phát đạt 24.900 tỷ đồng, tăng 62,7% so...