Hòa Phát (HPG): LNST quý 4 tăng 9%, cả năm vượt 13% kế hoạch với 7.500 tỷ đồng
So với năm 2018, doanh thu của Hòa Phát tăng gần 10.000 tỷ đồng nhưng lợi nhuận giảm 12%.
Tập đoàn Hòa Phát vừa công bố kết quả kinh doanh 2019 với doanh thu đạt 65.000 tỷ đồng – thấp hơn 5.000 tỷ so với kế hoạch và lợi nhuận sau thuế đạt 7.500 tỷ đồng, vượt 13% kế hoạch. Trong đó, nhóm sản phẩm sắt thép đóng góp lớn nhất với trên 80% doanh thu và lợi nhuận sau thuế toàn Tập đoàn.
Tuy vậy so với mức kỷ lục 8.600 tỷ đồng của năm 2018 thì lợi nhuận của Hòa Phát vẫn giảm 12%.
Tính riêng Quý IV/2019, Tập đoàn ghi nhận mức doanh thu 18.282 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 1.923 tỷ, tăng tương ứng 9% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này có được chủ yếu nhờ sản lượng thép xây dựng, ống thép đạt kỷ lục cao nhất từ trước đến nay.
Bên cạnh đó, lĩnh vực nông nghiệp đóng góp lớn thứ 2 trong cơ cấu doanh thu và lợi nhuận cho Hòa Phát. Doanh thu của lĩnh vực này đạt 175% so với 2018, trong đó sản lượng cung cấp bò Úc, trứng gà sạch của Hòa Phát thuộc top đầu của thị trường.
Video đang HOT
Lũy kế cả năm, Hòa Phát đã sản xuất hơn 2,8 triệu tấn thép thô và cung cấp 2,77 triệu tấn thép xây dựng chất lượng cao cho thị trường, tăng 16,7% so với cùng kỳ, trong đó có trên 265.000 tấn xuất khẩu tới các thị trường như Nhật Bản, Campuchia, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Úc, Mỹ…thị phần đạt 26,2%, tiếp tục đứng đầu thị phần tại Việt Nam.
Với lĩnh vực ống thép và tôn mạ, Tập đoàn đạt sản lượng 750.800 tấn ống thép, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2018, xuất khẩu đạt 19.100 tấn tới các nước Bắc Mỹ, Đông Nam Á, Ấn Độ, Úc và Mỹ La tinh….tăng 17 % so với cùng kỳ. Thị phần ống thép Hòa Phát đã tăng lên 31,5%, tiếp tục khẳng định vị thế số 1 tại Việt Nam. Cuối năm qua, Công ty đã đưa vào vận hành dây chuyền ống thép cỡ lớn, đường kính lên tới 325mm tại Hưng Yên, công suất trên 100.000 tấn/năm, trở thành nhà sản xuất duy nhất ở phía Bắc cung cấp dòng sản phẩm đặc chủng này.
Đối với dòng sản phẩm tôn, sau gần 2 năm chính thức có mặt trên thị trường, Công ty Tôn Hòa Phát đã xây dựng được hệ thống phân phối trên khắp cả nước, đạt sản lượng bán hàng năm 2019 tăng trưởng gấp 5 lần so với năm 2018.
Các sản phẩm như thép dự ứng lực, thép rút dây, nội thất, điện lạnh cũng ghi dấu ấn nhất định, trong đó Điện lạnh Hòa Phát lần đầu vượt mốc doanh thu 1.100 tỷ đồng, doanh thu từ bất động sản khu công nghiệp tăng 56% so với năm trước.
Các mục tiêu chính của Hòa Phát trong năm 2020 gồm: Tiêu thụ 3,6 triệu tấn thép xây dựng, trong đó riêng miền Nam tăng trưởng 100% so với năm 2019; Quý 2 cho ra sản phẩm thép cuộn cán nóng; và khối nông nghiệp tăng trưởng vượt bậc so với 2019.
Trương Lương
Theo Trí thức trẻ
Không kịp thoái vốn NTC như dự tính, công ty mẹ Cao su Phước Hoà chỉ đạt 43% kế hoạch lợi nhuận 2019, cổ phiếu lao dốc
Trên thị trường, cổ phiếu PHR của Cao su Phước Hoà liên tục lao dốc từ mức đỉnh hơn 70.000 đồng/cp cuối tháng 8/2019. Trong khi từ đầu năm, với kế hoạch ghi nhận lãi lớn từ thoái vốn khiến cổ phiếu PHR tăng đáng kể, đến nay chỉ còn 38.900 đồng/cp, tương đương mất gần phân nửa giá trị.
Cao su Phước Hòa (HoSE: PHR) vừa công bố BCTC riêng quý 4/2019 với doanh thu tăng nhẹ lên hơn 400 tỷ đồng.
Do phải ghi điều chỉnh giảm khoản tiền đến bù đất cho các dự án khu công nghiệp là 300 tỷ đồng (do yếu tố khách quan tỉnh Bình Dương chưa ký quyết định thu hồi đất và bàn giao đất để thực hiện dự án, do vậy việc ghi nhận phải dời sang năm 2020) dẫn đến PHR phát sinh khoản lỗ khác 166 tỷ đồng.
Kết quả, lợi nhuận trước thuế quý 4 giảm 95% so với cùng kỳ về chỉ còn 10 tỷ đồng; lãi sau thuế gần 40 tỷ đồng, giảm 77%.
Luỹ kế cả năm 2019, PHR đạt doanh thu 1.087 tỷ đồng, doanh thu tài chính tăng gần gấp đôi (chủ yếu đóng góp từ lợi nhuận, cổ tức được chia). Khấu trừ chi phí, lợi nhuận sau thuế Công ty đạt 491 tỷ đồng, giảm gần 10% so với năm 2018.
So với kế hoạch tổng doanh thu công ty mẹ 2.192 tỷ, lợi nhuận trước thuế đạt 534 tỷ và lợi nhuận trước thuế 1.246 tỷ đồng, PHR chỉ mới thực hiện được 76% chỉ tiêu doanh thu và 43% chỉ tiêu lợi nhuận.
Nguyên nhân không đáp ứng được chỉ tiêu do Công ty đã không kịp thực hiện thoái vốn tại CTCP KCN Nam Tân Uyên theo chủ trương của Tập đoàn làm thiếu hụt 350 tỷ đồng lợi nhuận như kế hoạch. Bên cạnh đó, UBND tỉnh Bình Dương chưa ký quyết định thu hồi đất và giao đất để triển khai dự án KCN Nam Tân Uyên mở rộng giai đoạn 2 và dự án VSIP III làm thiếu hụt 650 tỷ đồng lợi nhuận theo kế hoạch.
Công ty cũng cho biết hồ sơ về 2 dự án khu công nghiệp trên đã được trình lên UBND tỉnh Bình Dương và đang chờ phê duyệt. Do đó nguồn tiền từ đền bù đất cho 2 dự án trên sẽ được chuyển sang năm 2020. Công ty khẳng định việc hợp tác triển khai các dự án khu công nghiệp vẫn được thực hiện theo kế hoạch dù cho tiến độ có chậm hơn so với ban đầu.
Trên thị trường, cổ phiếu PHR liên tục lao dốc từ mức đỉnh hơn 70.000 đồng/cp cuối tháng 8/2019. Trong khi từ đầu năm, với kế hoạch ghi nhận lãi lớn từ thoái vốn khiến cổ phiếu PHR tăng đáng kể, đến nay chỉ còn 38.900 đồng/cp, tương đương mất gần phân nửa giá trị.
Túc Mạch
Theo Trí thức trẻ
Cao su Bến Thành (BRC): Năm 2019 lãi gần 20 tỷ đồng vượt 12% kế hoạch cả năm Riêng quý 4/2019, Cao su Bến Thành (BRC) ghi nhận doanh thu thuần giảm 7% song lợi nhuận sau thuế lại tăng nhẹ hơn 3% so vớicùng kỳ 2018. CTCP Cao su Bến Thành (mã CK: BRC) đã công bố BCTC quý 4/2019 và lũy kế cả năm 2019. Theo đó, riêng quý 4/2019, BRC đạt 68,5 tỷ đồng doanh thu thuần giảm...