‘Hoa lan xấu nhất thế giới’ trong danh sách thực vật mới 2020
Các nhà khoa học của Vườn Thực vật Hoàng gia Anh ở Kew đã lên danh sách 156 loài cây mới được phát hiện trong năm 2020, một trong số đó được gọi là “ hoa lan xấu nhất thế giới”.
Theo Guardian , các nhà nghiên cứu cho biết 156 loài thực vật và nấm mới được phát hiện đã làm nổi bật sự đa dạng đáng kinh ngạc của tự nhiên. Chúng cũng có tiềm năng trở thành các loại cây trồng mới, nguyên liệu làm dược phẩm hay những loài hoa ưa thích.
Một trong số này là loài thuộc họ cây rau muống, với củ màu tím có vị ngọt và từ lâu nay đã được người dân Peru sống trên dãy Andes sử dụng làm món ăn.
Một phần ba trong số các loài mới được phát hiện là hoa lan, nhưng đáng chú ý có một loài được các nhà thực vật học của Vườn Thực vật Hoàng gia Anh cho là “xấu nhất thế giới”.
Với tên khoa học là Gastrodia agnicellus , chúng được tìm thấy trong một công viên quốc gia ở Madagascar, và những bông hoa chỉ 11 mm của chúng có màu nâu, nhìn như miếng thịt phân hủy. Rất có khả năng chúng thụ phấn nhờ ruồi.
Gastrodia agnicellus được tìm thấy ở Madagascar, và nhìn như một miếng thịt đang phân hủy. Ảnh: Guardian.
Các nhà khoa học cho biết loài hoa lan này nằm thấp dưới đất, sâu trong bóng râm của một khu rừng ẩm ướt, và chỉ chồi lên để ra hoa. Mặc dù vẻ ngoài xấu xí, nó có “mùi hương giống như hoa hồng”, theo các nhà khoa học.
Ông Martin Cheek đến từ Vườn Thực vật Hoàng gia cho rằng việc khám phá ra 156 loại hoa và nấm mới là “đáng kinh ngạc” trong một năm đặc biệt như 2020.
Tuy nhiên, ông Cheek cũng nói thêm rằng hai phần ba số các loài cây trên thế giới đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng, và một cuộc đua với thời gian đang diễn ra để tìm ra và bảo tồn chúng trước khi chúng biến mất
Phát hiện loài cây tiến hóa để tránh con người hái lượm
Để tránh bị con người khai thác làm thuốc y học cổ truyền ở Trung Quốc, Fritillaria delavayi, một loài cây có hoa màu xanh đã chuyển màu hoa và thân cây sang nâu hoặc xám để trộn lẫn vào đá.
Trong hàng nghìn năm qua, loài hoa Fritillaria delavayi xinh xắn đã tồn tại trên các sườn đá của dãy núi Hengduan ở Trung Quốc. Loài cây này phải sống đến 5 năm thì mới ra hoa một lần duy nhất vào tháng 6.
Nhưng loài thực vật nhỏ bé dễ nhìn thấy này có một kẻ thù đó chính là con người. Họ là những người thu hoạch cây để làm bài thuốc truyền thống ở Trung Quốc.
Hơn 2.000 năm qua, họ đã nghiền củ của cây Fritillaria hoang dã thành một loại bột trị ho phổ biến. Nhu cầu về củ của loài cât này rất lớn, vì cần khoảng 3.500 củ để sản xuất chỉ một kg bột, trị giá khoảng 480 USD.
Theo nghiên cứu được công bố trên tờ Current Biology ngày 20-11 , các nhà khoa học đã phát hiện ra một điều đáng ngạc nhiên là loài cây Fritillaria đã tiến hóa để chống lại sự khai thác của con người. Chúng đã ngụy trang để trở nên rất khó tìm, với màu lá, hoa và thân khó phân biệt với nền đá màu xám hoặc nâu. Và cây Fritillaria ở các vùng chịu áp lực thu hoạch cao được nữa ngụy trang hơn những người từ khu vực ít bị con người tìm đến.
Tiến sĩ Yang Niu, thuộc Viện Thực vật học Côn Minh, Trung Quốc, đồng tác giả cho biết: "Giống như những loài thực vật ngụy trang khác đã nghiên cứu, chúng tôi nghĩ rằng sự tiến hóa ngụy trang của loài này là do tác động từ động vật ăn cỏ. Nhưng chúng tôi không tìm thấy loài động vật nào ăn loài cây này. Sau đó, chúng tôi nhận ra con người có thể là lý do".
Trong nghiên cứu của Viện Thực vật học Côn Minh, thuộc Viện Khoa học Trung Quốc và Đại học Exeter, Anh, các nhà nghiên cứu đã đo lường mức độ gần gũi của thực vật từ các quần thể khác nhau phù hợp với môi trường núi của chúng và mức độ dễ dàng thu hái của chúng, và phỏng vấn người dân địa phương để ước tính số lượng thu hoạch đã diễn ra ở mỗi địa điểm.
Cây Fritillaria đã tiến hóa để chống lại sự khai thác tận diệt của con người. Ảnh: Yang Niu.
Trong một thí nghiệm trên máy tính, người ta thấy rằng con người mất nhiều thời gian hơn để phát hiện ra những loài thực vật được ngụy trang nhiều hơn. Điều đó cho thấy rằng con người đang thúc đẩy sự tiến hóa nhanh chóng của loài này thành các dạng màu sắc mới, vì những loài thực vật được ngụy trang tốt hơn có cơ hội sống sót cao hơn.
Giáo sư Martin Stevens, Trung tâm Sinh thái và Bảo tồn tại Đại học Exeter cho biết: "Thật đáng chú ý khi thấy con người có thể có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến màu sắc của các sinh vật hoang dã, không chỉ đến sự tồn tại của chúng mà còn tác động đến sự tiến hóa của chúng".
"Nhiều loài thực vật thường sử dụng biện pháp ngụy trang để che giấu những loài động vật ăn cỏ, nhưng ở đây chúng ta thấy loài thảo mộc này đang ngụy trang để phản ứng với những người thu gom", Giáo sư Martin Stevens nói.
"Có thể con người đã thúc đẩy sự tiến hóa để phòng thủ ở các loài thực vật khác, nhưng đáng ngạc nhiên là có rất ít nghiên cứu để kiểm chứng điều này", ông cho biết.
Cuộc sống nghèo đói ở hòn đảo lớn thứ 4 thế giới Madagascar là quốc đảo có vị trí biệt lập. Do nhiều yếu tố như thiên nhiên, chính trị, cuộc sống của người dân nơi đây vô cùng khó khăn.