Hoa Lan Tiêu: kỹ thuật trồng và chăm sóc giúp hoa nở rực rỡ
Hoa Lan Tiêu là một trong những loại cây cảnh lâu năm, rất được ưa chuộng để trồng trong nhiều gia đình Việt Nam hiện nay. Cây không chỉ có vẻ đẹp rực rỡ, chúng còn được trồng để làm cây cảnh, cây phủ bóng mát,…
Hoa Lan Tiêu là hoa gì?
Hoa Lan Tiêu có tên khoa học là Campsis grandiflora, là loài thực vật thuộc họ Núc Nác. Cây hoa Lan Tiêu vốn là loài cây có nguồn gốc từ các nước thuộc khu vực Bắc Mỹ, nay xuất hiện vô cùng phổ biến trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Ở nước ta, loài hoa này còn được người dân gọi với nhiều cái tên như hoa Lăng Tiêu, hoa Đăng Tiêu, hoa Nữ Uy…
Hình ảnh hoa Lan Tiêu
Hoa Lan Tiêu có một số đặc điểm nổi bật để bạn có thể nhận biết một cách dễ dàng như sau:
- Về thân cây: Đây là loài thân thảo, sống lâu năm, thân cây hơi giống cây dây leo và có khả năng hóa gỗ nếu được trồng lâu năm. Ngoài ra thân cây còn có màu nâu xám nhạt, thi thoảng có xuất hiện một số rễ ký sinh.
- Về lá cây: Lá cây có dạng hình bầu dục thuôn dài, màu xanh lục. Ở chính giữa lá có một đường gân nổi bật và hằn sâu. Lá mọc ra từ thân và có cuống rất ngắn, ngoài ra chúng còn mọc thành từng chùm từ 5-7 lá trên một đoạn cành.
- Về hoa: Hoa Lan Tiêu có hình dạng chụm lại trông tương tự như hoa Tulip. Chúng có màu trắng hồng hoặc hồng, đỏ là chủ đạo. Mùa hoa thông thường bắt đầu từ tháng 5 cho đến tận hết tháng 9. Hoa khi nở có mùi rất thơm như mùi chuối chín nên rất được ưa chuộng để trồng trong vườn.
Hoa Lan Tiêu là loài cây có thể mọc leo bám cho nên chúng thường được trồng trong vườn nhà để làm cây dây leo, giúp trang trí hàng rào, cổng nhà, tường hoặc những thứ xung quanh thêm đẹp mắt.
Hoa Lan Tiêu khi nở mang một vẻ đẹp rực rỡ và có mùi hương vô cùng dễ chịu, vậy nên chúng thường được trồng để làm đẹp cảnh quan cho ngôi nhà của bạn hoặc cho công viên, vườn hoa, đường phố,…
Cuối cùng, giống như nhiều loài cây hoa khác, hoa Lan Tiêu có khả năng cung cấp bóng mát, thanh lọc không khí, bụi bẩn và khiến chất lượng cuộc sống của bạn được cải thiện đáng kể.
Hoa Lan Tiêu được trồng làm cây cảnh trang trí
Ý nghĩa hoa Lan Tiêu trong đời sống
Video đang HOT
Hoa Lan Tiêu khi mới chớm nở thì bông hoa chụm lại chúm chím tựa như vẻ đẹp ẩn sâu đầy quyến rũ của người con gái. Khi hoa nở rộ thì các cánh hoa xòe bung ra mang ý nghĩa cho sự viên mãn, hạnh phúc đạt được sau khi đã trải qua những vất vả, khó khăn trong cuộc sống. Bên cạnh đó, hoa Lan Tiêu còn có nhiều ý nghĩa giá trị trong Phật giáo, cụ thể đó là nụ cười của Đức Phật Như Lai mang đầy đủ từ, bi, hỷ, xả trong cuộc sống.
Kỹ thuật trồng hoa Lan Tiêu
1. Phương pháp trồng
Hoa Lan Tiêu chủ yếu được trồng bằng phương pháp giâm cành là chính, bên cạnh đó bạn cũng có thể trồng cây bằng biện pháp gieo hạt, tuy nhiên cách làm này rất mất thời gian để cây có thể nảy nở và sinh trưởng nhanh chóng.
2. Chuẩn bị đất trồng
Đất trồng phù hợp để trồng hoa Lan Tiêu nên là loại đất có độ tơi xốp tốt, nhiều dinh dưỡng, nên được trộn thêm các loại phân trùn, phân ủ mục, phân hữu cơ trước khi đem đi trồng cây.
3. Cách trồng cây
Bạn hãy chọn lấy một cành cây từ cây hoa Lan Tiêu mẹ khỏe mạnh, sao cho cành không bị bệnh và trên cành có một số lá còn tươi tốt. Sau đó hãy đem cành cây ngâm trong dung dịch kích rễ từ 4-6 tiếng rồi mới đem ra ngoài chậu đất để giâm vào trong đất. Cuối cùng bạn chỉ cần tưới nước thường xuyên để chăm sóc cho cây. Chỉ sau 2-3 tuần là cành cây sẽ bắt đầu cho ra rễ và sinh trưởng như một cây mới khỏe mạnh.
Hoa Lan Tiêu có thể trồng làm cây leo bám che phủ cho ngôi nhà của bạn
Cách chăm sóc hoa Lan Tiêu giúp nở rực rỡ
1. Điều kiện ánh sáng
Do là cây dây leo có khả năng sinh trưởng tốt và nhanh chóng, thế nên hoa Lan Tiêu rất cần ánh sáng để phát triển. Vậy nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi trồng loài cây này dưới ánh nắng Mặt Trời lâu ngày.
2. Điều kiện nước tưới
Bạn nên duy trì tưới đều đặn cho hoa Lan Tiêu 2 lần/ngày vào mỗi buổi sáng sớm và buổi chiều tối để cây có đủ độ ẩm và có thể sinh trưởng tốt hơn. Không tưới quá nhiều có thể gây ngập úng hoặc chết cây.
3. Bón phân
Nếu đất trồng ban đầu đã có đủ độ dinh dưỡng thì bạn không nhất thiết phải bón thêm phân cho cây. Tuy nhiên nếu chưa thì bạn nên bón phân hữu cơ hoặc NPK cho hoa Lan Tiêu vào thời điểm mới trồng hoặc khi cây chuẩn bị ra hoa. Ngoài ra bạn có thể bón lót cho cây cứ 3-4 tuần/lần bằng cách pha loãng với nước để tưới cho cây.
4. Phòng sâu bệnh
Cây hoa Lan Tiêu rất hiếm khi gặp phải sâu bệnh, tuy vậy bạn cũng nên thi thoảng cắt tỉa bớt cho cây nhằm loại bỏ các cành lá khô héo để tránh ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây nhé.
Cây Huyết Dụ: Tác dụng, đặc điểm và cách trồng
Cây Huyết Dụ là một trong những loại cây trồng trong nhà được yêu thích, không chỉ bởi vẻ đẹp của nó mà còn những giá trị trong đông y chữa bệnh hiệu quả.
Đặc điểm của cây Huyết Dụ
Cây Huyết Dụ có tên khoa học là Cordyline terminalis Kunth, là loài thực vật thuộc họ Huyết Dụ, vốn có nguồn gốc từ các nước có khí hậu nhiệt đới ở châu Á và châu Mỹ. Sau này chúng xuất hiện phổ biến hơn ở các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Dân gian ta thường gọi cây Huyết Dụ dưới nhiều cái tên khác như cây Long Huyết, Huyết Dụ đỏ, cây Phát Dụ,...
Hình ảnh cây Huyết Dụ
Cây Huyết Dụ là loài thân thảo, có chiều cao trung bình từ 1-2m. Thân cây mảnh mai, mềm mại và có nhiều đốt. Lá cây mọc ra chủ yếu ở phần ngọn cây, dạng thuôn dài hình mũi mác. Lá cây mọc xếp thành từng tầng, có chiều dài từ 40-50cm, bề rộng từ 5-10cm. Sở dĩ cây có tên là Huyết Dụ là bởi lá cây có hai màu, với mặt trên của lá có màu đỏ, còn mặt dưới có màu xanh xám vô cùng độc đáo. Hoa của cây Huyết Dụ nở thành cụm ở đầu ngọn, chùm dài từ 20-30cm mang theo nhiều hoa nhỏ có màu trắng. Cây có khả năng tạo quả có dạng hình cầu, mọng nước.
Cây Huyết Dụ có tác dụng gì?
Do có vẻ đẹp độc đáo cho nên cây Huyết Dụ thường được mang về trồng làm cây cảnh trang trí trong nhà hoặc làm cây cảnh phong thủy. Ngoài ra nó cũng có thể được dùng làm quà tặng cho bạn bè, người thân nhân dịp đặc biệt.
Đặc biệt, cây Huyết Dụ còn rất nổi tiếng trong Đông y bởi những tác dụng chữa bệnh hiệu quả của mình. Cây có vị hơi nhạt, tính thanh mát, có khả năng giúp bổ khí huyết, làm tan máu tụ, giảm đi cơn đau do chấn thương, hỗ trợ điều trị rong kinh ở phụ nữ hoặc các chứng bệnh đi tiểu, đi ngoài ra máu, ho ra máu, sốt xuất huyết,... Vậy nên đây là loài cây rất đáng để trồng và mang tới những công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe của con người.
Cây Huyết Dụ có nhiều công dụng trong y học
Ý nghĩa phong thủy của cây Huyết Dụ
Cây Huyết Dụ không chỉ đơn giản là một loại cây cảnh trồng trong nhà với mục đích trang trí, nó còn mang đến nhiều giá trị ý nghĩa phong thủy tốt đẹp cho người trồng. Cây có màu đỏ đặc trưng, mang ý nghĩa tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc, thịnh vượng và những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Bên cạnh đó, cây Huyết Dụ còn có thể giúp xua đuổi tà ma, quỷ dữ, đem đến vượng khí và những nguồn năng lượng tích cực cho gia chủ. Vậy nên bạn hãy trồng loại cây này ở trong nhà để giúp công việc, sức khỏe và sự nghiệp luôn được thuận lợi, gặp nhiều may mắn và bình an nhé.
Cách trồng cây Huyết Dụ trong nhà đúng kỹ thuật
1. Phương pháp trồng
Cây Huyết Dụ chủ yếu được trồng bằng phương pháp giâm cành thay vì gieo hạt giống, bởi như vậy sẽ giúp tiết kiệm thời gian sinh trưởng cũng như công sức chăm sóc cho cây. Bạn chỉ việc cắt lấy một cành cây khỏe mạnh từ cây mẹ, sau đó đem cắm ngay vào chậu đất đã chuẩn bị rồi tưới ẩm cho đất. Sau khoảng 1 tháng thì cành bắt đầu đâm rễ và sinh trưởng thành cây mới. Khi chọn cành để giâm, bạn hãy lựa chọn cành nào hơi già một chút thay vì chọn cành còn non.
2. Đất trồng
Cây Huyết Dụ thích hợp để trồng với loại đất mùn, giàu dinh dưỡng, có độ tơi xốp cao cùng với khả năng thoát nước tốt. Độ pH cho đất cũng nên ở mức cân bằng từ 6-7, không nên quá chua sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Ngoài ra bạn cũng nên trộn phân hữu cơ vào trong đất để tăng thêm dinh dưỡng giúp cây mau lớn và xanh tốt.
3. Ánh sáng, nhiệt độ
Cây Huyết Dụ là loài thực vật ưa ánh sáng bán phần, phần lớn thời gian chúng ưa thích ở trong bóng râm, những nơi thoáng mát thay vì đứng trực tiếp dưới ánh nắng Mặt Trời. Vậy nên bạn cần thiết kế giàn che cho cây phù hợp nếu trồng cây ở ban công, sân thượng. Còn nếu bạn đặt chậu cây trong phòng thì thỉnh thoảng hãy đem cây đi tắm nắng. Nhiệt độ lý tưởng để cây Huyết dụ có thể sinh trưởng tốt nên từ 18-25 độ C.
4. Nước tưới
Cây Huyết Dụ chịu hạn rất kém, do đó bạn cần tưới nước cho chúng thường xuyên. Tuy nhiên không nên tưới quá nhiều nước bởi cây cũng chịu ngập úng rất kém. Do đó bạn chỉ cần tưới duy trì 1 lần/ngày, đủ để đất trồng có đủ độ ẩm cần thiết là được.
5. Cắt tỉa
Cây Huyết Dụ lên lá và phát triển khá nhanh, do đó bạn cần chăm sóc và cắt tỉa bớt các lá già yếu và bị héo, nhờ đó khiến cây tập trung dinh dưỡng nuôi các lá còn lại và nở hoa. Ngoài ra bạn cũng cần nên quan sát cây để sớm phát hiện các loại côn trùng, sâu ăn lá để có biện pháp phòng ngừa kịp thời.
Cây Huyết Dụ hợp mệnh gì?
Cây Huyết Dụ có màu đỏ đặc trưng, vậy nên đây là loài cây hợp với những người mang mệnh Thổ hoặc mệnh Hỏa. Những người thuộc hai cung mệnh này khi trồng cây sẽ giúp đem đến nhiều may mắn, thuận lợi trong sự nghiệp, giúp xua tan điềm xui, ma quỷ và những nguồn năng lượng tiêu cực ra khỏi cơ thể. Những người mệnh Mộc cũng có thể trồng được loại cây này, tuy nhiên người mang mệnh Thủy và Kim thì tốt nhất không nên trồng bởi sự tương khắc trong ngũ hành.
Cắm cành 6 loại cây này xuống đất bạn sẽ có rau ăn cả năm Bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn 7 loại rau có thể áp dụng phương pháp giâm cành và không cần tốn nhiều công sức như khi trồng bằng hạt giống. 1. Rau mồng tơi Mồng tơi là loại rau dễ trồng, lại ít sâu bệnh và có thể trồng bằng cành. Nếu bạn sử dụng những cọng mồng tơi già để...