Hoa Kỳ: Quốc gia dân chủ hay mất dân chủ về ngôn luận?
Washington đã để mất lập tức 13 điểm trong Chỉ số thường kỳ về tự do ngôn luận do tổ chức Phóng viên không biên giới công bố ngày 14-02, thậm chí họ còn đứng sau cả Romania và El Salvador.
Từ trước đến nay, chưa từng có chính quyền Mỹ nào bị cáo buộc nặng nề như vậy về sự tấn công quyền tự do ngôn luận của các nhà báo, như dưới thời ông Obama. Kể từ năm 2002, tổ chức phóng viên không biên giới, có trụ sở tại Pari đã tham gia bảo vệ tự do thông tin, ngôn luận và lập chỉ số.
Báo cáo năm 2013 của tổ chức “Phóng viên không biên giới” đã nhấn mạnh rằng, sự thụt lùi của Mỹ liên quan trực tiếp đến các hoạt động gián điệp toàn cầu qui mô. Đặc biệt, đó là sự đe dọa và trấn áp những ai nỗ lực vạch trần qui mô giám sát toàn cầu, các hoạt động của nhân viên NSA liên quan tới nghe trộm điện thoại, kiểm duyệt thư điện tử.
Cơ quan tình báo Mỹ đã và vẫn tiếp tục theo dõi các công dân Mỹ, các nhà lãnh đạo của hơn ba chục quốc gia lớn nhất thế giới, nghe trộm đàm thoại của các nhà ngoại giao Liên Hợp Quốc, của các đại sứ tại các cơ quan ngoại giao ở Washington và văn phòng đại diện Liên Hiệp Quốc ở New York. Hàng ngày, dữ liệu trên 5 tỷ thuê bao di động toàn thế giới bị thu thập đều đặn.
“Chính quyền ông Obama tích cực chống nhà báo nhất trong lịch sử hiện đại Hoa Kỳ”, nhà báo James Risen của New York Times đã phát biểu khi giới thiệu báo cáo tại Washington. Một nhận xét như vậy từ phía tờ báo luôn ủng hộ Đảng Dân chủ và các tổng thống, nghị sĩ của đảng này, không chỉ là điều đáng xấu hổ mà đó là một lời tuyên án.
Video đang HOT
Trong tuần này, đã không chỉ một mà vài loạt đại bác đã nhằm vào Nhà Trắng, vào những phương pháp đàn áp nhà báo phi dân chủ, che giấu thông tin trước dư luận và giám sát toàn cầu. Ngày 10 tháng 2 vừa qua, một tạp chí chuyên điều tra các vụ việc thông tin trên mạng đã xuất hiện trên Internet. “The Intercept” do Glenn Greenwald, một cựu phóng viên của The Guardian, tờ báo đầu tiên đã công bố “Hồ sơ Snowden” làm chủ biên.
Dư luận có quyền biết về những gì mà chính phủ và các cơ quan tình báo của họ đang làm, chủ nhiệm cổng thông tin điện tử mới, nhà báo người Mỹ Jeremy Scahill cho biết. Ông nhấn mạnh: “Vài tháng qua, chúng ta quan sát thấy sự leo thang mối đe dọa từ phía chính quyền ông Obama và Quốc hội nhằm vào các nhà báo và “nguồn tin” của họ.
Giám đốc Cơ quan tình báo quốc gia James Clapper gần như công khai tuyên bố rằng, các phóng viên đưa tin về tài liệu Snowden là những kẻ đồng lõa với tội phạm, những kẻ phản bội nước Mỹ. Phó Đô đốc Michael Rogers, Giám đốc mới của NSA thì nổi nóng và không ngớt lời chỉ trích gay gắt báo giới. Tất nhiên ông không bỏ qua Edward Snowden. Giờ đây, Michael Rogers đưa ra cáo buộc hoàn toàn vô căn cứ rằng, Snowden là điệp viên Nga và đang hợp tác với cơ quan tình báo Nga.”
Ngày 11 tháng 2, lãnh đạo các nhà cung cấp Internet của Mỹ, trong đó có đủ cả các ông lớn như Google, Microsoft, Yahoo, Facebook… đã gửi thư cho Tổng thống và Quốc hội Hoa Kỳ. Họ yêu cầu chấm dứt hoạt động gián điệp điện tử và ép buộc họ cung cấp dữ liệu về người sử dụng cho NSA.
Cũng vào thời điểm này, các chuyên gia Kaspersky Lab – một trong những công ty hàng đầu thế giới phát triển phần mềm chống virus và các phương pháp bảo vệ chống gián điệp điện tử của Nga, thông báo là họ đã xác định được mạng lưới gián điệp toàn cầu Mask. Theo họ, tổ chức này đã bắt đầu hoạt động trước năm 2007.
Mask đang tổ chức các hoạt động chống các cơ quan chính phủ, đại sứ quán, các chính trị gia, các công ty năng lượng, dầu khí và các trung tâm nghiên cứu. Chuyên gia Kaspersky Lab cũng nhận định, tính chất phức tạp của các chương trình và mục tiêu tấn công chỉ ra rằng, tin tặc của Mask phải có sự “hỗ trợ cấp quốc gia”. Tuy họ không nêu thẳng đó là Cơ quan an ninh Mỹ NSA, nhưng trên thế giới không có tổ chức nào khác đủ khả năng cung cấp cho Mask sự bảo trợ như vậy.
Theo ANTĐ
Mỹ: Kim Jong-un đã lên đến đỉnh cao quyền lực
Các cơ quan tình báo Mỹ cho rằng Kim Jong-un đã nắm được quyền lực tuyệt đối ở Triều Tiên thông qua thanh trừng và sắp xếp nhân sự.
Ngày 14/2, các cơ quan tình báo Mỹ cho rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã thành công trong việc thâu tóm toàn bộ quyền lực thông qua công cuộc chuyển giao thế hệ lãnh đạo trong đảng Lao động Triều Tiên và quân đội.
Trong phiên điều trần trước Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ, Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia James Clapper cho rằng ông Kim Jong-un đã củng cố vững chắc vị trí nhà lãnh đạo độc tôn và là người ra quyết sách cuối cùng ở Triều Tiên sau khi lên nắm quyền được 2 năm.
Ông Kim Jong-un tới chỉ đạo một nhà máy sản xuất súng hôm 13/2
Ông Clapper cho hay ông Kim đã thắt chặt quyền kiểm soát và đảm bảo lòng trung thành tuyệt đối của cấp dưới thông qua các cuộc sắp xếp nhân sự và thanh trừng.
Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ Michael Flynn cũng có cùng nhận định. Ông Flynn nói rằng vụ xử tử người chú quyền lực Jang Song-taek gần đây là một thông điệp quyết liệt mà Kim Jong-un đưa ra nhằm thể hiện rằng ông sẽ "không tha thứ cho bất cứ hình thức chống đối nào".
Ngoài ra, ông Flynn cũng cho biết Triều Tiên hiện đang tìm cách cải thiện nền kinh tế vốn đang trì trệ và nỗ lực để giảm thiểu các mối đe dọa đến từ bên ngoài.
Theo Khampha
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un "củng cố quyền lực thành công" Cơ quan Tình báo Mỹ (NIS) cho hay, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã thành công trong việc củng cố quyền lực ở hệ thống Đảng và quân đội. Phát biểu trong phiên họp của Ủy ban Quân vụ Thượng viện vào hôm 11/2, Giám đốc NIS ông James Clapper nói: "Hai năm nay sau khi lên nắm quyền, ông Kim...