Hoa Kỳ điều tra lẩn tránh thuế sản phẩm thép tấm không gỉ nhập khẩu từ Việt Nam
Bộ Công Thương cho biết, Bộ Thương mại Hoa Kỳ vừa thông báo khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống lẩn tránh thuế với sản phẩm thép tấm không gỉ nhập khẩu từ Việt Nam.
Thép tấm không gỉ (ảnh: Internet)
Đây là vụ việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ tự khởi xướng điều tra dựa trên các thông tin sẵn có với cáo buộc mặt hàng thép tấm không gỉ đang có dấu hiệu lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại mà Hoa Kỳ đang áp dụng với hàng hóa tương tự của Trung Quốc từ năm 2016 với mức thuế là từ 139% – 267%.
Căn cứ để Bộ Thương mại Hoa Kỳ khởi xướng điều tra là: Các nhà sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu thép cán phẳng không gỉ từ Trung Quốc sau đó gia công hoàn thiện tại Việt Nam và xuất khẩu sang Hoa Kỳ và lượng xuất khẩu sản phẩm thép tấm không gỉ từ Việt Nam có sự gia tăng đáng kể trong giai đoạn trước và sau khi Hoa Kỳ áp thuế với Trung Quốc.
Trong thời gian qua, xuất khẩu sản phẩm thép tấm không gỉ từ Việt Nam sang Hoa Kỳ liên tục giảm từ 32 ngàn tấn năm 2017 xuống còn 25 ngàn tấn năm 2018 và tiếp tục giảm xuống còn 23 ngàn tấn năm 2019. Hiện nay, Việt Nam đang áp thuế chống bán phá giá với sản phẩm thép cán phẳng không gỉ nhập khẩu từ Trung Quốc với mức từ 17,94% – 31,85%.
Video đang HOT
Sau khi khởi xướng điều tra, Bộ Thương mại Hoa Kỳ sẽ ban hành bảng câu hỏi để thu thập thông tin từ các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam.
Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp cần tham gia, hợp tác, chuẩn bị cung cấp thông tin đầy đủ, đúng thời hạn đặc biệt liên quan đến nguồn nguyên liệu, quy trình quản lý cho Bộ Thương mại Hoa Kỳ để tránh việc bị sử dụng dữ liệu sẵn có (thường là bất lợi) trong quá trình điều tra.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương sẽ phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp xuất khẩu, Hiệp hội thép Việt Nam trong suốt quá trình điều tra vụ việc và có phương án hỗ trợ, xử lý phù hợp bao gồm cả việc trao đổi với Bộ Thương mại Hoa Kỳ để làm rõ căn cứ khởi xướng điều tra, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của doanh nghiệp xuất khẩu.
Việt Nam nhập khẩu thịt lợn chủ yếu từ thị trường nào?
Đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, từ đầu năm tới nay khối lượng thịt lợn nhập khẩu mới đạt 50% chỉ tiêu, song đã gấp ba lần cùng kỳ năm 2019.
Kiểm tra chất lượng thịt lợn tại kho lạnh. (Ảnh: Lâm Phan)
Theo đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, từ đầu năm tới nay Việt Nam nhập khẩu thịt lợn chủ yếu từ các thị trường như Canada, Brazil, Đức, Ba Lan, Hoa Kỳ và Liên bang Nga.
Thông tin trên được đưa ra trong buổi kiểm tra công tác kiểm dịch thịt lợn nhập khẩu tại cảng Hải Phòng ngày 28/4, do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn.
Theo cơ quan quản lý, hiện khối lượng thịt lợn nhập khẩu mới đạt 50% chỉ tiêu Chính phủ giao nhưng đã gấp 3 lần cùng kỳ năm 2019. Việt Nam đã chấp thuận cho 24 quốc gia được phép xuất khẩu thịt và sản phẩm thịt gia súc, gia cầm vào Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến trực tiếp kiểm tra 1 container thịt lợn nhập khẩu tại Cảng Hải Phòng
Tại Cảng Hải Phòng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trực tiếp kiểm tra các container lạnh chứa thịt lợn được nhập khẩu từ tập đoàn Miratorg. Sau đó, đoàn công tác tiếp tục kiểm tra kho lạnh HP, phường Đông Hải, quận Hải An - nơi đang chứa khoảng 2.000 tấn thịt lợn nhập khẩu.
Theo đánh giá của đoàn công tác, thịt lợn nhập khẩu có chất lượng tốt, được cấp đông đạt tiêu chuẩn, tươi ngon. Điều kiện kho chứa đạt tiêu chuẩn, nhiệt độ phù hợp để đảm bảo chất lượng thịt (khoảng -18 độ C).
Thống kê cho thấy hơn 3 tháng qua, nhập khẩu thịt lợn từ Liên bang Nga đạt khoảng 2.400 tấn, trong đó của tập đoàn thịt lớn nhất nước Nga Miratorg hơn 2.010 tấn, chiếm 85,24%. Giá thịt lợn trung bình nhập khẩu từ quốc gia này về tới cảng Việt Nam vào khoảng 2,55 USD/kg, tương đương 60.000 đồng/kg, tùy loại sản phẩm.
So với giá bán trong nước hiện tại thì mức giá này đang hết sức cạnh tranh và đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật cao của châu Âu.
Căn cứ vào hợp đồng ký kết giữa 21 doanh nghiệp của Việt Nam với Tập đoàn Miratorg, khối lượng thịt lợn nhập khẩu đạt khoảng 4.800 tấn, trong đó khoảng 2.750 tấn đã tới các cảng Việt Nam, số còn lại đang trên đường vận chuyển.
Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra kho lạnh chứa 2.000 tấn thịt lợn nhập khẩu.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến khẳng định: "Với chất lượng tốt, đạt các chỉ tiêu về an toàn vệ sinh thực phẩm và được kiểm dịch kỹ càng, chúng tôi tin tưởng lượng thịt nhập khẩu sẽ ngày càng tăng lên. Cùng với nỗ lực tăng nhanh tốc độ tái đàn lợn trong nước, cung và cầu thịt lợn sẽ sớm gặp được nhau và giá thịt lợn sẽ được bình ổn. Với tốc độ hiện nay, việc tái đàn sẽ tăng cao ở quý III và quý IV"./.
Lâm Phan
22,6% kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đến từ Trung Quốc Trung Quốc đang chiếm ưu thế lơn trong hoạt động ngoại thương của Việt Nam, đây là thông tin đáng chú ý vừa được Tổng cục Hải quan chính thức đưa ra liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu của cả nước trong cả năm 2019. Cơ cấu tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu với Trung Quốc, Hoa Kỳ so với...