Hỏa hoạn thiêu rụi 4 căn nhà
Đang ngủ, người dân xã Đa Phước, huyện An Phú (An Giang) bỗng nhốn nháo vì 4 căn nhà trong ấp Phước Thọ phát hỏa gây thiệt hại tiền tỷ.
Chiều ngày 23/6, ông Nguyễn Văn Khên, Phó chủ tịch UBND huyện An Phú (An Giang) đã đến ấp Phước Thọ, xã Đa Phước để hỗ trợ cho 4 gia đình bị hỏa hoạn 4 bộ tăng che nắng, che mưa. Ngoài ra, mỗi gia đình còn được nhận 15 triệu đồng từ UBND huyện An Phú và chính quyền xã Đa Phước hỗ trợ thêm 2 triệu đồng/hộ.
Trong phút chốc 4 căn nhà cháy ra tro, thiệt hại khoảng 2 tỷ đồng.
Những hộ này có nhà bị cháy rụi vào lúc 2h sáng cùng ngày. Khi ấy người dân đang chìm trong giấc ngủ nên công tác chữa cháy bị lúng túng làm tài sản trong 4 căn nhà cháy thành than gây thiệt hại khoảng 2 tỷ đồng.
Không chỉ vậy, bà hỏa còn làm 2 căn nhà (gần 4 căn cháy rụi) thiệt hại trên 30% vì tàn tro bay qua. Rất may là không ai bị thương hay tử nạn vì khi phát hiện nhà cháy, người lớn đã kịp đưa 4 đứa trẻ chạy ra ngoài.
Video đang HOT
Theo ông Khên, nguyên nhân hỏa hoạn đến sáng ngày 24/6 vẫn chưa được tìm ra.
VÕ DŨNG
Theo Infonet
Sóng thần đến VN, 5 phút sau mới có cảnh báo
Nếu sóng thần xảy ra, sau 5 phút, Việt Nam mới phát hiện ra và miền Trung sẽ thiệt hại nặng nhất - Viện Vật lý địa cầu nhận định.
Sáng nay, 29-3, tại Viện Địa chất Việt Nam đã diễn ra Hội thảo khoa học về động đất và sóng thần.
Theo ông Nguyễn Hồng Phương, Trung tâm báo tin động đất và sóng thần, Viện Vật lý địa cầu thì trên biển, có 9 vùng nguồn có tiềm năng gây động đất, sóng thần ảnh hưởng đến Việt Nam. Trong đó, vùng biển Philippines có nguy cơ cao nhất gây ra sóng thần đến nước ta.
"Nếu động đất mạnh xảy ra ở vùng này thì sau 2 tiếng sẽ đến Việt Nam" - ông Phương cho biết.
Tuy nhiên, hiện nay, hệ thống và các phương tiện cảnh báo động đất, sóng thần của chúng ta mới phát hiện được điều này sau 5 phút, ở mức trung bình. Trong khi Indonesia chỉ sau 1 phút đã phát hiện được động đất, sóng thần khi nó xảy ra.
Các hướng đứt gãy có nguy cơ gây sóng thần. Miền Trung là khu vực "hứng chịu" nhiều nhất nếu xảy ra sóng thần (Ảnh: Viện Địa chất)
Trao đổi với PV về lý do chậm trễ, ông Phương cho biết, vì chúng ta chưa có đủ mạng lưới đo đạc để cung cấp số liệu kịp thời. Ví dụ những đứt gãy ở sông Hồng thì có những đoạn chúng ta có trạm đo, có những đoạn không có. Trong khi Indonesia có mạng lưới đo đạc dày đặc hơn ta.
"Trên thế giới cũng chưa có nước nào dự đoán được chính xác vị trí xảy ra động đất - sóng thần" - nhà khoa học này cho biết.
Theo GS.TS Bùi Công Quế, nếu sóng thần xảy ra, miền Trung sẽ có sóng cao 5-6m, Bắc Bộ cao 2m, miền Nam cao 2m. Nếu có động đất, 15 phút sau sóng thần sẽ có thể ập vào ven biển miền Trung.
Cũng tham dự hội thảo, PGS.TS Phan Trọng Thịnh, Viện Địa chất Việt Nam đánh giá, Việt Nam có thể chịu động đất mức cao nhất lên đến 8,7 độ richter, nên các nhà máy hạt nhân xây dựng phải được tính toán kỹ lưỡng cho hàng nghìn năm.
Ngay như nước có nền khoa học phát triển như Nhật Bản, theo PGS Thịnh, nước bạn vẫn chưa dự đoán được độ lớn của động đất và sóng thần.
Theo ghi nhận, Việt Nam từng chịu các trận động đất tại Điện Biên năm 1935 (6,7 độ richter), Tuần Giáo năm 1983 (6,7 độ richter) và Vũng Tàu năm 2005 (5,1 độ richter).
Tại Hội thảo sáng nay, GS.TSKH Đặng Văn Bản, ĐH Mỏ - Địa chất Hà Nội phát biểu, các nhà khoa học Việt Nam cần nghiên cứu lại vị trí đặt nhà máy điện hạt nhân. Bởi vì khu vực Ninh Thuận về lâu dài có thể xảy ra những đứt gãy dưới lòng đất, gây nguy hiểm cho nhà máy.
Theo Hoàng Lan (VTC News)
Nhiều học sinh vẫn chưa thể đến trường sau bão Thiếu vở, quần áo, bàn ghế hư hỏng, trường ngập trong bùn... hơn 14.000 học sinh tại tỉnh Quảng Bình vẫn chưa thể đến trường sau bão, lũ. Gần 10 ngày sau khi lũ rút, đến sáng ngày 14/10, hơn 14000 học sinh của 50 trường học ở tỉnh Quảng Bình vẫn chưa đi học trở lại. Đa số các trường học này...