Hoa hậu Kỳ Duyên bất ngờ ‘tái xuất’ sau thời gian ‘bặt vô âm tín’
Hoa hậu Kỳ Duyên bất ngờ đăng tải hình ảnh trên trang Instagram cá nhân sau khoảng 4 tuần ‘mất tăm’.
Kể từ scandal hút thuốc lá trong quán cà phê, Hoa hậu Kỳ Duyên “bặt vô âm tím”. Cô không tham dự các sự kiện cũng như không chia sẻ hay đăng tải bất cứ hình ảnh nào trên các trang mạng cá nhân. Tuy nhiên, mới đây, trên Instagram, Hoa hậu Việt Nam 2014 bất ngờ đăng tải hình ảnh hiếm. Có thể thấy, trong ảnh dường như cô đang đi nghỉ dưỡng ở một khu sinh thái, có đồi núi bao bọc.
Ngay sau khi chia sẻ, rất nhiều người hâm mộ động viên người đẹp Nam Định. Họ bày tỏ: “Cố lên chị ơi”; “Ngày nào cũng lên xem chị có up hình không đó”; “Mọi thứ đã qua rồi”; “Luôn ủng hộ chị”; “Hãy chứng minh mình là Hoa hậu tuyệt vời chị nhé”…
Hoa hậu Kỳ Duyên bất ngờ chia sẻ hình ảnh lên trang cá nhân sau một thời gian dài “ở ẩn”
Được biết, ông Lê Xuân Sơn, trưởng ban tổ chức cuộc thi hoa hậu Việt Nam 2016 vừa cho hay, có thể Kỳ Duyên sẽ đến tham gia chương trình với tư cách khán giả. Ông cũng tiết lộ, cô không được trao vương miện cho Tân Hoa hậu và cũng không được mời tham dự đêm chung kết.
Video đang HOT
Trước đây, Hoa hậu Việt Nam 2014 thường xuyên chia sẻ hình ảnh lên trang cá nhân
Về tình cảm cá nhân, nhiều người cũng cho rằng, Kỳ Duyên và bạn trai doanh nhân Tạ Công Sơn đã “đường ai nấy đi”. Trên trang cá nhân của doanh nhân trẻ cũng chuyển trạng thái từ “Đang hẹn hò” thành “Độc thân”. Anh còn xóa tất cả hình ảnh kỷ niệm với đương kim Hoa hậu Việt Nam.
Nhiều người cho rằng, Kỳ Duyên và bạn trai doanh nhân trẻ đã chia tay
Theo giadinhvietnam.com
Tạm nhập tràn lan, tái xuất nhỏ giọt
Theo Kết luận thanh tra về việc kiểm tra hoạt động tạm nhập, tái xuất, Bộ Công Thương đã để xảy ra nhiều lỗ hổng dẫn đến tình trạng gian lận thương mại và buôn lậu, trốn thuế, gây thiệt hại cho ngân sách.
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất trong thời gian tới sẽ sôi động hơn bởi nhu cầu thương mại quốc tế ngày càng cao.
Tuy nhiên có một thực tế là, chính sách quản lý đối với hoạt động tạm nhập, tái xuất vẫn còn nhiều lỗ hổng, khiến tình trạng hàng tạm nhập tràn lan, trong khi tái xuất lại nhỏ giọt là nguyên nhân khiến tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại ngày càng gia tăng.
Nhiều contanier không vào luồng đỏ
Theo kết quả kiểm tra thông quan theo hình thức kiểm tra xác suất tại 8 đơn vị tạm nhập tái xuất trong tháng 11/2013 cho thấy trong số 647 container nhập khẩu chỉ có 205 container được kiểm tra theo luồng đỏ (chiếm tỷ lệ 31,6%).
Trong khoảng thời gian từ tháng 2 và 3/2014, việc kiểm tra xác suất luồng đỏ với hàng hóa tạm nhập, tái xuất chiếm tỷ lệ rất thấp, kiểm tra tại hai công ty có lượng container nhập là 786 chiếc, chỉ có 21 container được kiểm tra luồng đỏ (chiếm 2,6%).
Thậm chí, có đơn vị không hề bị kiểm tra, điển hình như công ty TNHH Quốc tế Sao Bắc, nhập 156 container nhưng thực tế không có container được kiểm tra luồng đỏ.
Kết luận của Thanh tra Chính phủ cũng cho thấy, việc kiểm tra giám sát của Bộ Công Thương với việc tạm nhập, tái xuất có nhiều vấn đề cần xem xét.
Cụ thể, bộ này đã có 4 lần kiểm tra, khảo sát về thực trạng kho bãi, cửa khẩu tạm nhập tái xuất tại Quảng Ninh và Cao Bằng để xây dựng cơ chế chính sách và kiểm tra hàng ách tắc, tồn đọng tại cảng Hải Phòng nhưng kết quả các đợt kiểm tra trên, Bộ Công Thương không có biên bản làm việc cụ thể.
Đặc biệt, cũng không có văn bản báo cáo về kết quả thực hiện công tác với lãnh đạo bộ sau mỗi lần kiểm tra. Điều này dẫn đến việc đề xuất, xử lý về cơ chế chính sách tạm nhập, tái xuất còn nhiều tồn tại.
Trong khi đó, cơ quan trực tiếp thực hiện nhiệm vụ kiểm tra là hải quan lại cho rằng do lực lượng mỏng, hàng hóa phải chia nhỏ để tái xuất tại các đường mòn, lối mở... nên hầu hết chỉ kiểm tra được giấy tờ, chưa thể kiểm tra được hàng hóa thực tế. Khi cơ quan quản lý vào cuộc, đã phát hiện nhiều sai phạm về hàng hóa thực xuất so với tờ khai hải quan.
Thực trạng trên đã dẫn đến tình trạng hàng nghìn tấn hàng hoá tạm nhập đã được tiêu thụ trót lọt tại thị trường nội địa, gây thất thoát hàng nghìn tỷ đồng tiền thuế.
Trong quá trình thanh tra, lực lượng này đã phát hiện Công ty thép Vạn Thành đã chuyển tiêu thụ nội địa (không tái xuất) hơn 5.824 tấn hàng tạm nhập, tái xuất với giá trị hơn 3,9 triệu USD.
Tương tự, kiểm tra tại một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối cũng phát hiện tình trạng DN trốn tái xuất số dầu lên tới hơn 1.724 tấn và trốn thuế nhập khẩu, thuế VAT lên tới 3,9 tỷ đồng.
Kết luận của Thanh tra Chính phủ cũng cho thấy, việc kiểm tra giám sát của Bộ Công Thương với việc tạm nhập, tái xuất có nhiều vấn đề cần xem xét
Nhiều lỗ hổng về quản lý
Đánh giá về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước trong hoạt động tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu của Bộ Công Thương, Thanh tra Chính phủ khẳng định, Bộ đã ban hành một số Thông tư chưa chặt chẽ, chưa phù hợp với thực tế và chưa đủ cơ sở khoa học.
Ngoài ra, Bộ cũng chưa thực hiện tốt việc "chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản chức năng thuộc Bộ" như việc thiếu trách nhiệm trong kiểm tra, giám sát kết quả báo cáo quản lý tạm nhập, tái xuất theo quy định.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng chưa kiên quyết trong kiểm tra, xử lý việc địa phương ban hành văn bản không đúng với quy định, còn để vi phạm quy định của pháp luật, chưa kịp thời kiến nghị cấp có thẩm quyền tăng mạnh chế tài xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất nói chung và việc thu hồi mã số kinh doanh nói riêng theo các mức độ.
Thanh tra Chính phủ cũng chỉ ra rằng các bất cập trên đã làm giảm hiệu lực quản lý nhà nước, ảnh hưởng đến mục tiêu "khắc phục những hạn chế của hoạt động tạm nhập tái xuất".
Trách nhiệm được quy cho tập thể, cá nhân xây dựng các Thông tư hướng dẫn và các cá nhân được giao nhiệm vụ chưa thực hiện tốt chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng, lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu.
Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan chưa thực hiện việc báo cáo đầy đủ, thường xuyên cho Bộ Công Thương trường hợp doanh nghiệp vi phạm các quy định về kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hoá cũng như việc tồn đọng, kết quả xử lý hàng hoá tạm nhập tái xuất tồn đọng.
Các địa phương cũng được đánh giá là chưa chủ động thực hiện việc báo cáo kết quả quản lý Nhà nước về tạm nhập tái xuất cho Bộ Công Thương.
Tại văn bản gửi Bộ Công thương, Thanh tra Chính phủ yêu cầu: "Tổng cục Hải quan đã chưa thực hiện báo cáo đầy đủ, thường xuyên cho Bộ Công Thương các trường hợp DN vi phạm quy định về kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa, dẫn đến việc tồn đọng kết quả xử lý hàng hóa vi phạm. Bộ Công Thương và các lực lượng chức năng cần tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước, tăng cường kiểm tra, giám sát không để nguy cơ gian lận, buôn lậu xảy ra".
Theo Thơi bao kinh doanh
Vợ cũ tái xuất sau 3 năm ly hôn, khiến tôi thấy tiếc và hối hận khi ngày đó đã ký đơn ly hôn Ngồi trong quán cà phê, vợ cũ của tôi có vẻ rất bình thản không hề nhiếc móc hay ai oán tôi. Cô ấy xinh đẹp và quý phái vô cùng, khiến tôi ân hận và tiếc rẻ. Cách đây 8 năm bố mẹ giục tôi lấy vợ, phần vì chán nản công việc phần vì bị người cũ phản bội nên tôi...