Hòa giải bất thành
Trong những ngày vừa qua, tại thành phố Srebrenica ở Bosnia đã có những nghi lễ tưởng niệm nhân dịp 20 năm ngày xảy ra vụ thảm sát người Hồi giáo ở đây.
Người dân Bosnia tưởng niệm tại khu mộ các nạn nhân trong vụ thảm sát cách đây 20 năm – Ảnh: Reuters
Ở châu Âu, đó là vụ thảm sát lớn nhất kể từ sau Thế chiến thứ hai. 20 năm sau, chiến tranh đã chấm dứt và các nước trên bán đảo Balkan đã sắp xếp lại quan hệ với nhau, nhưng bất hòa giữa Serbia và Bosnia liên quan đến vụ việc vẫn chưa được hóa giải.
Video đang HOT
Hòa giải bất thành trước hết bởi bất đồng quan điểm về sử dụng khái niệm đối với vụ việc – là thảm sát hay diệt chủng? Chấp nhận và sử dụng khái niệm nào thì sẽ đi cùng với trách nhiệm phù hợp với khái niệm ấy đối với Serbia, Bosnia và cả Liên Hiệp Quốc.
Tòa án quốc tế của Liên Hiệp Quốc coi đó là diệt chủng. Bosnia muốn Serbia phải công nhận đó là diệt chủng. Cho tới nay, Serbia chưa sẵn sàng đáp ứng đòi hỏi ấy. Mới rồi, trong Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc, Nga đã phủ quyết một dự thảo nghị quyết do Anh đưa ra với nội dung coi chuyện xảy ra ở Srebrenica là diệt chủng. Chừng nào chưa có sự đồng thuận quan điểm về thực chất vụ việc thì chắc chắn chưa thể có được hòa giải.
Hòa giải còn bất thành vì phía Bosnia năm nay đã không chấp nhận thiện ý của chính phủ Serbia. Ông Aleksandar Vusic là Thủ tướng Serbia đầu tiên tới dự lễ tưởng niệm nạn nhân ở Srebrenica và đã bị dân Bosnia ném đá, la ó xua đuổi. Người dân Bosnia vẫn còn quá cố chấp, trong khi chính phủ Serbia vẫn còn quá dè dặt và bên nào cũng có lý do chính đáng của họ. Chỉ có điều càng hóa giải chuyện này bao nhiêu thì càng có lợi cho cả hai nước bấy nhiêu trong quan hệ láng giềng cũng như trong hội nhập thực sự vào EU.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Thái Lan trả người Hồi giáo ở Tân Cương về nước: Nhất biên đảo
Chính phủ Thái Lan vừa quyết định trả những người Hồi giáo ở Tân Cương (Trung Quốc) chạy sang Thái Lan về nước bất chấp phản đối từ nhiều phía, đặc biệt là Mỹ. Với việc chạy từ Trung Quốc sang Thái Lan, những người Hồi giáo ở Tân Cương đã đẩy chính quyền Bangkok vào thế khó xử cả về đối nội lẫn đối ngoại và khiến họ phải lựa chọn giữa Trung Quốc và Mỹ.
Những người Hồi giáo ở Tân Cương đã đẩy chính quyền Bangkok vào thế khó xử cả về đối nội lẫn đối ngoại và khiến họ phải lựa chọn giữa Trung Quốc và Mỹ - Ảnh: Reuters
Lựa chọn của chính phủ Thái Lan rõ ràng nghiêng hẳn về phía Trung Quốc. Bangkok lập luận bằng cách nhấn mạnh lo ngại nếu không đưa nhóm người nói trên về nước ngay bây giờ thì sẽ phải xử lý những rắc rối liên quan đến các thế hệ tiếp theo của họ.
Trong thực chất, Thái Lan muốn biểu lộ chủ ý dành ưu tiên cho quan hệ với Trung Quốc, chấp nhận trục trặc với Mỹ và không để quan hệ với Trung Quốc bị ảnh hưởng chỉ vì chấp nhận yêu cầu của Mỹ.
Thái độ này xem ra không khó hiểu bởi khác với Trung Quốc, Mỹ vẫn coi chính phủ hiện tại ở Thái Lan là chính quyền quân sự trá hình và ở nước này "chưa thể có dân chủ thực sự".
Trong khi đó, Bắc Kinh tăng cường tranh thủ chính thể hiện tại ở Thái Lan, mở rộng phạm vi hợp tác song phương, đẩy mạnh đầu tư trực tiếp vào láng giềng và mới đây nhất là nâng tầm hợp tác quân sự, an ninh với Bangkok. Chính phủ hiện tại ở Thái Lan không thể không nhận thấy rằng Trung Quốc không chỉ công nhận tính hợp pháp của mình mà còn hậu thuẫn mạnh mẽ về chính trị, gắn kết chặt chẽ hơn về kinh tế, thương mại và đầu tư. Cơ hội đã được cả hai bên tận dụng để tranh thủ lẫn nhau.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Làn sóng người Duy Ngô Nhĩ (Trung Quốc) đổ xô đi thánh chiến Chính phủ Trung Quốc vừa cáo buộc hơn 100 người tộc Duy Ngô Nhĩ lên đường sang Trung Đông để tham gia chiến đấu cho các phong trào Hồi giáo cực đoan. Người Duy Ngô Nhĩ. (Ảnh: Telegraph) Liên Hợp Quốc, Liên minh châu Âu và các nhóm nhân quyền đã lên tiếng chỉ trích Thái Lan vì đã hồi hương 109 người...