Hoa đào bung nở sớm ở “tiểu Sa Pa” trên dãy Trường Sơn
Những ngày cuối tháng 10, người dân và du khách đến xã Mường Lống, Kỳ Sơn, Nghệ An sẽ được dịp chiêm ngắm hoa đào nở sớm.
Dưới tia nắng của những ngày đầu Đông, hoa đào ở xã Mường Lống, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An bắt đầu bung nở.
Nơi thung lũng bình yên giữa núi rừng hút hồn du khách bởi màu hồng của những cánh hoa đào, màu xanh của cỏ cây ngút ngàn và lòng hiếu khách của người dân bản địa.
Mường Lống nhìn từ trên cao (Ảnh: N.P).
Quãng đường từ trung tâm thành phố Vinh đến xã Mường Lống gần 300km. Du khách lên với vùng đất Mường Lống mùa này được chiêm ngưỡng những cánh hoa đào nở sớm.
Ông Lý Bá Xồng, Bí thư Đảng ủy xã Mường Lống, huyện Kỳ Sơn, cho phóng viên Dân trí biết: “Loại đào này bà con thường gọi là đào út. Đào út được đưa giống từ ngoài Bắc về, nở sớm hơn năm ngoái”.
Video đang HOT
Hoa đào nở bung ở thủ phủ Mường Lống (Ảnh: N.P).
Cũng theo ông Xồng, loại đào út này giá trị kinh tế không cao, tuy nhiên nó vẫn cho trái nhiều.
“Đào này thường nở sớm và cho ra trái với hai loại khác nhau gồm quả trơn và có lông. Đào này thường nở sớm và cho trái nhiều sau mỗi dịp Tết”, ông Xồng cho biết thêm.
Hoa đào nở sớm thuộc loại đào út (Ảnh: N.P).
Anh Nguyễn Duy Linh, một du khách đến từ thị xã Thái Hòa, Nghệ An – cho biết, hiện nay thời tiết ở Mường Lống khá mát mẻ, trong lành…
“Những ngày này, hoa đào ở đây đã bung nở khắp bản làng. Đến mảnh đất Mường Lống ngoài việc thưởng thức không khí mát mẻ, mọi người còn được chiêm ngắm vẻ đẹp của những cánh rừng đào, mận nơi đây”, anh Linh chia sẻ.
Sương bồng bềnh trên núi ở Mường Lống khi mùa đông đến (Ảnh: N.P).
Do nằm ở độ cao gần 1.500m so với mực nước biển nên quanh năm khí hậu luôn mát mẻ, Mường Lống được ví như “tiểu Sa Pa” giữa vùng đất miền Trung nắng cháy, ngay trên dãy Trường Sơn giáp với biên giới Việt – Lào.
Thung lũng Mường Lống tuy nằm ở độ cao lớn, lại được các vùng núi cao xung quanh che chắn, nên khí hậu vào mùa hè rất mát mẻ. Đến mùa đông, thì nơi đây lạnh giá. Các đỉnh núi nơi đây quanh năm mây mù bao phủ, một ngày có đủ 4 kiểu thời tiết Xuân – Hạ – Thu – Đông.
Bản sắc Sa Pa qua góc nhìn của hướng dẫn viên H'Mông Đen
Lý Thị Cơ, một hướng dẫn viên người H'Mông Đen, đã chứng kiến Sa Pa từ một thị trấn nhỏ vùng cao vươn mình thành điểm đến nổi tiếng trên bản đồ du lịch.
Lý Thị Cơ, một hướng dẫn viên part-time tại Sa Pa, cho rằng khách du lịch nên đến thị trấn mờ sương để ngắm nhìn cảnh đẹp nên thơ của những thửa ruộng bậc thang uốn lượn giữa núi đồi, quan sát cuộc sống bản địa và tìm hiểu văn hóa. Sa Pa có tới 93 bản làng của 6 dân tộc chung sống gồm người H'Mông, Dao, Tày, Giáy, Xa Phó, Phù Lá...
Lý Thị Cơ (trước) là hướng dẫn viên part-time người H'Mông Đen. Ảnh: Vietnam Travel
"Nếu muốn tìm hiểu về văn hóa, khách du lịch cần đi xa hơn tới những bản làng địa phương, đừng chỉ thăm thú trung tâm thị xã Sa Pa. Tôi đã đưa những vị khách trekking qua núi non về đến nhà mình - nơi họ có thể nghỉ lại, hòa mình vào cuộc sống thường nhật của người địa phương", Lý Thị Cơ bày tỏ.
"Chúng tôi tự trồng trọt và nấu nướng mọi nguyên liệu tươi ngon trên bếp lửa. Tôi sống cách thị xã Sa Pa khoảng 20 phút đi xe máy, nhưng phải mất đến hai giờ nếu đi bộ. Trước khi có xe máy, đi đâu chúng tôi cũng đi bộ. Thế hệ trước đều bảo giới trẻ như chúng tôi thật lười biếng", hướng dẫn viên này cho hay.
Tìm hiểu về trang phục truyền thống của người H'Mông, du khách sẽ khám phá ra nhiều điều thú vị khi người dân dệt quần áo từ sợi lanh. Ảnh: Vietnam Travel
Theo chị, người H'Mông Đen thường sống trong những bản làng trên núi. Trong bản, ai cũng biết nhau. Cộng đồng duy trì rất nhiều truyền thống cổ xưa như tục thờ cúng, tắm lá thuốc... Trước đây, người dân chỉ tin lời thầy cúng - những người đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người bản địa. Ai có bệnh phải đến gặp thầy cúng làm lễ.
Theo thời gian, người dân bắt đầu biết dùng thuốc Tây để chữa bệnh, nhưng thầy cúng vẫn là những nhân vật đặc biệt trong văn hóa địa phương. Bên cạnh đó, rất nhiều người là thầy thuốc gia truyền biết bốc thuốc chữa bệnh cho dân làng.
Lý Thị Cơ cho rằng Sa Pa có rất nhiều trải nghiệm để khách du lịch khám phá. Nếu đến đúng mùa, du khách sẽ thấy người dân làm đồng, cấy mạ, gặt lúa... Trải nghiệm tắm lá của người Dao Đỏ cũng tốt cho sức khỏe, giảm đau mỏi xương khớp và tăng cường thể lực. Nếu tắm lá Dao Đỏ, du khách có thể trải nghiệm ăn trưa tại nhà người bản địa và tìm hiểu nét đặc sắc trong văn hóa.
Đồ thổ cẩm tại Sa Pa. Ảnh: Vietnam.Travel
Một số món ăn ngon du khách nên thử là lươn, dế chiên, ếch... Sa Pa còn có loại rau đặc sản tươi ngon nức tiếng là su su. Một món khoái khẩu chỉ có đúng mùa từ cuối tháng 9 đến tháng 10 là sâu tre.
"Cách tuyệt vời nhất để thưởng thức ẩm thực Sa Pa là trekking cùng một gia đình bản địa, những người sẽ đưa khách ra chợ địa phương để lựa đồ và đem về nhà nấu", Lý Thị Cơ bật mí. Chợ địa phương cũng là địa điểm lý tưởng để mua sắm đồ lưu niệm. Không chỉ đồ thổ cẩm, trang sức bạc, vòng tết dây... cũng là những món quà lưu niệm đáng mua.
Bản làng trong mây gìn giữ nét văn hóa bản địa Sa Pa Đến bản Mây nép mình dưới chân Fansipan, du khách có thể thỏa sức khám phá, trải nghiệm văn hóa của đồng bào 5 dân tộc H'Mong, Tày, Giáy, Xa Phó và Dao Đỏ ở Sa Pa. Những nếp nhà truyền thống của các dân tộc tại bản Mây, Sa Pa, Lào Cai. Tây Bắc thu nhỏ Nhân dịp Kỷ niệm 10 năm...