Hòa đàm Nga – Ukraine sẽ được nối lại trong năm 2023?
Triển vọng đàm phán hòa bình Nga – Ukraine – vốn bị đình trệ và bế tắc từ cuối tháng 3-2022 – gần đây được giới ngoại giao đề cập nhiều, liệu xung đột Nga – Ukraine sẽ kết thúc trong năm 2023?
Cuộc chiến Nga – Ukraine đã kéo dài hơn 10 tháng. Dù hai bên có một số thay đổi về chiến thuật trên chiến trường trong bối cảnh mùa đông lạnh giá, tuy nhiên cục diện chiến sự vẫn giằng dai. Về ngoại giao, triển vọng đàm phán hòa bình – vốn bị đình trệ và bế tắc từ cuối tháng 3-2022 – thời gian gần đây đã xuất hiện trong giới ngoại giao, theo tờ El Pais.
Mỹ, phương Tây bật đèn xanh
Ngày 9-11-2022, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, tướng lục quân Mark Milley lưu ý rằng mặt trận sẽ “tương đối tĩnh” trong mùa đông và “một chiến thắng quân sự có thể không đạt được, cần chuyển sang các biện pháp khác”, do đó “khi có cơ hội đàm phán, khi có thể đạt được hòa bình, phải tận dụng”.
Lúc này có thể còn quá sớm để các bên ngồi xuống và đối thoại, song việc chuẩn bị cuộc đàm phán vẫn là điều hợp lý. Điều này sẽ gửi một thông điệp tới thế giới – đặc biệt là tới các quốc gia bị ảnh hưởng vì cuộc xung đột, có thể là do giá năng lượng tăng hoặc tình trạng thiếu thực phẩm – rằng ít nhất cộng đồng quốc tế có ý chí chấm dứt xung đột – ông BORJA LASHERAS, chuyên gia về Ukraine tại Trung tâm Phân tích chính sách châu Âu (Mỹ)
Một tuần sau đó, tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Indonesia, một số nước lớn như Ấn Độ và Indonesia kêu gọi đàm phán chấm dứt chiến sự. Kết thúc G20, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đưa ra ý tưởng rằng “Trung Quốc có thể đóng vai trò hòa giải quan trọng hơn trong những tháng tới”.
Trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Macron ngày 1-12-2022, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói rằng ông sẵn sàng nói chuyện với Tổng thống Nga Vladimir Putin liên quan xung đột ở Ukraine. Phát ngôn của ông Biden rất được chú ý, dù ông đưa thêm điều kiện là cuộc đối thoại chỉ có thể diễn ra sau khi các đồng minh NATO được hỏi ý kiến và chỉ khi ông Putin thể hiện thiện chí tìm cách chấm dứt xung đột. Đây là quan điểm rõ ràng nhất của ông Biden liên quan khả năng ông đối thoại với phía Nga, kể từ khi xung đột Nga – Ukraine bắt đầu.
Ngày 2-12-2022, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã có cuộc điện đàm với ông Putin và cởi mở khả năng đàm phán. Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg thì ám chỉ rằng “hầu hết các cuộc chiến tranh đều kết thúc trên bàn đàm phán… rất có thể, cuộc chiến này cũng sẽ như vậy”.
Video đang HOT
Ngay cả Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky – người hồi đầu tháng 10-2022 đã ký sắc lệnh loại trừ khả năng đàm phán với ông Putin – những ngày qua đã cho thấy lập trường dịu hơn, thể hiện sự sẵn sàng đối thoại, miễn là phía Nga đáp ứng những điều kiện tiên quyết.
Người dân bị thương trong giao tranh tại tỉnh Kherson trong ngày Giáng sinh 24-12-2022. Ảnh: AFP/GETTY IMAGES
Các bên rồi sẽ ngồi lại?
Những phát ngôn của lãnh đạo các nước lớn đã làm dấy lên hy vọng về khả năng các bên sẽ ngồi lại và thống nhất được cách chấm dứt xung đột Nga – Ukraine. Tuy nhiên, bất chấp tất cả những quan điểm công khai này, hầu hết chính trị gia và chuyên gia địa chính trị đều nhất trí rằng đàm phán hòa bình Nga – Ukraine sẽ không sớm diễn ra. Lý do, đến lúc này các bên vẫn không đạt được các điều kiện để có thể ngồi lại đàm phán, theo El Pais.
Ukraine đã thể hiện ý chí kiên định tiếp tục chiến đấu cho đến khi chiếm lại toàn bộ lãnh thổ. Các nước phương Tây vẫn kiên quyết cam kết trừng phạt Nga và tăng cường viện trợ quân sự cho Kiev.
Trong vài tháng qua, lực lượng vũ trang Ukraine đã thành công đáng kể trong việc đẩy lùi bước tiến của Nga và giành lại lãnh thổ. Nhà nghiên cứu cấp cao Carmen Claudín tại Trung tâm Các vấn đề quốc tế Barcelona (tổ chức tư vấn các vấn đề quốc tế ở Tây Ban Nha) chỉ ra rằng “lãnh đạo Ukraine đã nói rất rõ ràng rằng họ đang tìm kiếm chiến thắng hoàn toàn”.
Những chiến thắng quan trọng trên khắp mặt trận phía đông của phía Ukraine đã cổ vũ tinh thần, đồng thời khuyến khích các đồng minh tiếp tục hỗ trợ. Cả các chính phủ phương Tây và các công ty tư nhân lớn đã tăng cung cấp cho Ukraine nhiều vũ khí, hỗ trợ kỹ thuật và tình báo.
Trong khi đó, Nga huy động quân và sáp nhập lãnh thổ từ Ukraine, không có dấu hiệu sẽ từ bỏ chiến dịch.
Hầu hết chuyên gia đồng ý rằng phương Tây sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine để nước này tái chiếm lãnh thổ do Nga kiểm soát. Hiện tại, phương Tây không có ý định làm áp lực để chính phủ của ông Zelensky ngồi vào bàn đàm phán, đặc biệt là khi phía Nga dường như không sẵn sàng trao trả lãnh thổ cho Ukraine. Tuy nhiên, những suy nghĩ đã xuất hiện đây đó trong vài tuần qua cho thấy phương Tây xem xét nghiêm túc một kịch bản thay thế cho chiến thắng quân sự toàn diện trước Nga.
Thông điệp từ chuyến thăm Ukraine của ba nhà lãnh đạo hàng đầu châu Âu
Lãnh đạo ba nước lớn gồm Pháp, Đức, Italy ngày 16/6 đã đi tàu hỏa sang Kiev để thể hiện sự ủng hộ của một châu Âu đoàn kết đối với Ukraine.
Chuyến tàu đêm đặc biệt đưa Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (giữa), Thủ tướng Đức Olaf Scholz (phải) và Thủ tướng Italy Mario Draghi sang Kiev. Ảnh: AP
Dẫn thông báo từ văn phòng Tổng thống Pháp, hãng AP đưa tin ba nhà lãnh đạo gồm Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Thủ tướng Italy Mario Draghi đã cùng nhau ngồi tàu sang Kiev.
Ngay khi đặt chân xuống ga tàu, Tổng thống Macron cho biết họ sẽ tới thăm những địa điểm bị tấn công.
"Đây là một thời khắc quan trọng. Nó thể hiện thông điệp của một châu Âu đoàn kết hướng về người Ukraine", nhà lãnh đạo phát biểu trước các phóng viên tại sân ga. Tổng thống Macron cho biết các nhà lãnh đạo sẽ gặp mặt Tổng thống Ukraine cùng các quan chức cấp cao nước này bàn về "hiện tại và tương lai" của Ukraine.
Các nhà lãnh đạo đã đến Kiev trên một chuyến tàu xuyên đêm đặc biệt do chính quyền Ukraine sắp xếp.
Chuyến thăm được cho là mang tính biểu tượng vì ba cường quốc Tây Âu này thường xuyên phải đối mặt với những lời chỉ trích do không cung cấp cho Ukraine các loại vũ khí quy mô theo yêu cầu cũng như luôn sẵn lòng trò chuyện với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Ba nhà lãnh đạo xuống nhà ga Kiev. Ảnh: AP
Về phần mình, Ukraine hy vọng chuyến thăm có thể đánh dấu một bước ngoặt bằng cách mở rộng con đường tiếp cận các nguồn cung cấp vũ khí mới một cách đáng kể.
Đón tiếp các nhà lãnh đạo châu Âu tới Ukraine, Phó Thủ tướng Ukraine Iryna Vereshchuk cho hay bà không mong đợi "những tuyên bố lạc quan" từ chuyến thăm của các nhà lãnh đạo.
"Tôi không chắc sẽ có những tuyên bố tươi sáng sau cuộc gặp, song bất kể cuộc gặp kết thúc như thế nào, đây sẽ là cuộc gặp lịch sử mở đường cho một châu Âu mạnh mẽ hơn hoặc cho một Ukraine kiên cường hơn. Ba nhà lãnh đạo châu Âu đến Ukraine ngay giữa cuộc chiến tổng lực. Đó là một tín hiệu tuyệt vời giúp củng cố Ukraine và châu Âu", bà Iryna nói.
Phó Thủ tướng Vereshchuk cho biết có "hai câu hỏi quan trọng" cần đặt ra cho các nhà lãnh đạo. "Làm thế nào để chấm dứt chiến tranh và làm thế nào để Ukraine bước sang một trang mới cũng như mở ra con đường vào Liên minh châu Âu", bà nêu rõ.
Chuyến thăm diễn ra trước thời điểm các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) chuẩn bị đưa ra những quyết định quan trọng liên quan đến việc xin gia nhập EU của Ukraine vào ngày 23-24/6 tới và trước thềm hội nghị thượng đỉnh của NATO trong hai ngày 29-30/6 tại Madrid. Cũng trong ngày 16/6, các bộ trưởng quốc phòng NATO sẽ họp tại Brussels để cân nhắc viện trợ quân sự thêm cho Ukraine.
Ngày 14/6, trong chuyến công du tới Romania và Moldova, Tổng thống Macron cho hay "thông điệp ủng hộ" phải được gửi tới Ukraine trước khi các nguyên thủ quốc gia và chính phủ EU "phải đưa ra các quyết định quan trọng" tại cuộc họp ở Brussels.
"Chúng ta đang ở trong một thời điểm mà chúng ta cần gửi những tín hiệu chính trị rõ ràng - chúng ta, những người châu Âu, Liên minh châu Âu - tới Ukraine và người dân Ukraine", nhà lãnh đạo nhấn mạnh.
Tổng thống Pháp được cho là nhân vật tham gia tích cực vào các nỗ lực ngoại giao nhằm thúc đẩy một lệnh ngừng bắn ở Ukraine, mở cánh cửa cho các cuộc đàm phán hòa bình trong tương lai. Ông thường xuyên thảo luận với người đồng cấp Zelensky cũng như nhiều lần điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt vào cuối tháng Hai.
Ukraine có thể nhận được vũ khí hạng nặng đang 'mong chờ' từ Ba Lan Đức hiện không có kế hoạch gửi xe tăng Leopard 2 tới Ukraine, nhưng Ukraine lại có thể nhận một số xe tăng hiện do Đức chế tạo này từ Ba Lan. Đây chính là thứ vũ khí hạng nặng mà Kiev nhiều lần đề nghị phương Tây cung cấp. Xe tăng Leopard 2 do Đức chế tạo. Ảnh minh hoạ: DPA Chiều...